Hướng dẫn dạy học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy – học đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường, ngữ văn lớp 12 tập 1 (Trang 85 - 94)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN

2.4.2. Hướng dẫn dạy học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?”

sơng ?”của Hồng Phủ Ngọc Tường dựa trên lí thuyết trường nghĩa

2.4.2.1. Hướng dẫn tìm hiểu trường nghĩa về hình tượng sơng Hương

* Hướng dẫn cụ thể các nhóm phát hiện hệ thống trường nghĩa cụ thể về hình tượng sơng Hương:

- Hướng dẫn học sinh phát hiện tổng hợp các từ ngữ có liên quan đến hình tượng sơng Hương. Để làm nhiệm vụ này, HS cần phải trả lời được các câu hỏi sau: + GV đưa ra câu hỏi định hướng:

? Hãy tìm và thống kê các danh từ, động từ, tính từ có liên quan đến hình tượng sơng Hương trong đoạn trích?

+ Mục đích của việc tìm hiểu thống kê các từ ngữ về hình tượng sơng Hương là qua việc tìm hiểu và thống kê các từ ngữ, học sinh nhận ra được đặc điểm của sông Hương từ thượng nguồn cho đến khi vào lòng thành phố và khi ra khỏi thành phố.

+ Mức độ hoàn thành của học sinh được đánh giá đạt khi tìm hiểu được số lượng từ ngữ đúng, đủ và chính xác về hình tượng.

- Hướng dẫn HS lựa chọn sắp xếp theo từng đặc điểm thuộc về trường nghĩa hình tượng sơng Hương.

+ GV đưa ra câu hỏi định hướng:

? Trong số tất cả các danh từ tìm được về hình tượng sơng Hương, những danh từ nào chỉ tên gọi sông Hương, cảnh quan rừng núi, cảnh quan đồng bằn, cảnh quan thành phố, địa danh, phong tục văn hóa, lịch sử dịng sơng, phương hướng, các yếu tố thuộc về dịng sơng?

+ GV gợi ý:

Dựa vào quá trình khảo sát hệ thống các danh từ, học sinh có thể sắp xếp thành bảng sau:

Nhóm 1: nhóm khảo sát về hệ thống danh từ: (Xem bảng 2.3: Bảng khảo sát hệ thống các danh từ thuộc trường nghĩa sông Hương)

? Trong số các động từ mà em khảo sát về hình tượng sơng Hương, những động từ nào chỉ hành động, chỉ sự di chuyển, chỉ trạng thái tồn tại, chỉ quan hệ , chỉ sự biến đổi trạng thái? Hãy sắp xếp thành các nhóm ?

+ GV gợi ý:

Dựa vào quá trình khảo sát động từ, học sinh xếp thành bảng sau:

Nhóm 1: nhóm khảo sát về hệ thống động từ: (Xem bảng 2.4: bảng khảo sát hệ thống các động từ thuộc trường nghĩa sơng Hương).

? Trong số các tính từ tìm được về hình tượng sơng Hương, những tính từ nào chỉ đặc điểm, màu sắc của sông Hương? Hãy sắp xếp?

+ GV gợi ý:

Dựa vào q trình khảo sát hệ thống tính từ, có thể sắp xếp thành bảng sau:

Nhóm 1: nhóm khảo sát về hệ thống tính từ: (Xem bảng 2.5: bảng khảo sát hệ thống các tính từ thuộc trường nghĩa sơng Hương).

* Hướng dẫn tìm hiểu giá trị của hình tượng sơng Hương thơng qua phát hiện, lựa chọn hệ thống từ ngữ:

- Câu hỏi định hướng:

? Dựa vào đặc điểm các nhóm từ đã khảo sát về hình tượng sơng Hương (danh từ và tính từ), em hãy tìm, gạch chân, lựa chọn những từ ngữ tiêu biểu khắc họa hình tượng sơng Hương ở góc độ địa lí?(từ thượng nguồn -> trong lịng thành phố -> khi ra khỏi thành phố)

+ Sông Hương dưới góc nhìn địa lí: Sơng Hương khi ở thượng nguồn:

Bảng 2.7: Bảng khảo sát hệ thống từ ngữ hình tƣợng sơng Hƣơng khi ở thƣợng nguồn

Hệ thống từ ngữ Giá trị biểu hiện

Tên gọi Bản trường ca của rừng già, cô gái Di- gan phóng khống và man dại, người mẹ phù sa của một vùng văn hóa.

-> gọi theo đặc điểm tính cách của dịng sơng trong từng trạng thái khác nhau.

Không gian

Bóng cây đại ngàn, ghềnh thác, cơn lốc, đáy vực bí ẩn.

-> khơng gian hoang vu, hiểm trở.

Đặc điểm tính cách

Rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy, dịu dàng, say đắm, chói lọi, phóng khống, man dại, tự do và trong sáng...

Tính từ thuộc đặc điểm con người -> thể hiện tính cách mãnh liệt, tự do, phóng khống

=> Sơng Hương mang sức sống mãnh liệt và hoang dại, vừa có diện mạo dịu dàng trí tuệ vừa có tâm hồn trong sáng, khát vọng tự do.

Bảng 2.8: Bảng khảo sát hệ thống từ ngữ khi sông Hƣơng chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố

Hệ thống từ ngữ Giá trị biểu hiện

Tên gọi Người gái đẹp -> tên gọi dịu dàng, gợi nét

tinh tế của dịng sơng. Không

gian

Vực sâu, đồi núi, trùng điệp, thềm đất bãi, ngọn đồi, thành quách, lăng tẩm, rừng thông u tịch.

-> không gian sâu thẳm, nhưng lại trầm lắng, u tịch. Động từ

chỉ sự di chuyển

Ra khỏi, chuyển dòng, chuyển hướng, vịng qua, ơm lấy, xuôi dần, về, vẫn đi, vượt qua, trôi đi...

-> động từ chỉ sự di chuyển, tạo ra khúc quanh trong hướng chuyển động của dịng sơng.

Động từ chỉ quan hệ

Như ... -> so sánh đối chiếu làm nổi

bật hình tượng sơng Hương trong sự tương quan với sự vật khác

=> Sông Hương khi chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố vừa mang những nét cứng cỏi nhưng lại pha chút mềm mại tươi tắn tạo nên một hành trình khơng đơn điệu, nhàm chán.

Sơng Hương ở giữa lòng thành phố:

Bảng 2.9: Bảng khảo sát hệ thống từ ngữ khi sông Hƣơng ở giữa lòng thành phố

Hệ thống từ ngữ Giá trị biểu hiện

Tên gọi Người tài nữ đánh đàn giữa đêm khuya, người tình dịu dàng và thủy chung

-> gợi nên một người phụ nữ tài năng, duyên dáng

và sâu sắc. Không

gian

Chiếc cầu trắng, đô thị cổ, hai bờ sông, nhánh sơng đào, biền bãi, cồn đảo, xóm thuyền, thành phố hiện đại...

-> không gian thơ mộng, tươi mới.

Tính từ chỉ màu đặc điểm

Vui tươi, yên tâm... -> thể hiện tâm trang vui

sướng khi được trở về với thành phố đích thực của mình

=> Sông Hương nghẹn ngào vui sướng trong sự gặp lại người tình đích thực của mình -> dịng sơng vui tươi sống động đầy sức sống.

? Bằng việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ độc đáo, vẻ đẹp của sông Hương được tác giả phát hiện, miêu tả như thế nào trong thủy trình từ thượng nguồn ra biển? Cảm nhận của em về vẻ đẹp ấy ?

HS cần phải nắm được các ý sau về hình tượng sơng Hương dưới góc nhìn địa lí:

Khi ở thượng nguồn: Sông Hương mang sức sống mãnh liệt và hoang dại, vừa có diện mạo dịu dàng trí tuệ vừa có tâm hồn trong sáng, khát vọng tự do. Sông Hương khi chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố vừa mang những nét cứng cỏi nhưng lại pha chút mềm mại tươi tắn tạo nên một hành trình khơng đơn điệu, nhàm chán.

Khi vào đến lịng thành phố: Sơng Hương nghẹn ngào vui sướng trong sự gặp lại người tình đích thực của mình -> dịng sơng vui tươi sống động đầy sức sống.

=> Cùng với việ sử dụng từ ngữ độc đáo kết hợp với những so sánh liên tưởng mới lạ và những câu văn dài đã lạ hóa con sơng Hương: từ một dịng sơng hoang dại và bí ẩn, sơng Hương bỗng trở thành một người tình rất mực dịu dàng

và thủy chung. Nó đã tự đắm mình trong tình u để khám phá và hồn thiện bản thân.

- Câu hỏi định hướng:

? Tìm những từ ngữ tiêu biểu và đặc trưng thể hiện vẻ đẹp văn hóa của dịng sơng?

Việc sử dụng những từ ngữ đó gợi cho em suy nghĩ gì về dịng sơng?

Dịng sơng văn hóa:

Bảng 2.10: Bảng khảo sát hệ thống từ ngữ thuộc trƣờng nghĩa về văn hóa Hệ thống từ ngữ Giá trị biểu hiện

Địa danh văn hóa Núi Ngọc Trản, Cồn

Hến, chùa Thiên Mụ, Ngoại Ô Vĩ Dạ, Tam Thai, Vọng Cảnh...

-> địa danh phong phú, tiêu biểu, đặc trưng cho xứ Huế.

Phong tục văn hóa Sắc tím Huế, giọng hị dân gian, sắc áo cưới, màu áo điều lục, tấm voan, ánh hoa đăng, dòng thi ca...

-> đây là những đặc sản của xứ Huế, phong tục và màu sắc Huế.

=> Sơng Hương mang trong mình nó nét văn hóa đậm đà xứ Huế.

HS cần nắm được các ý sau khi tìm hiểu hình tượng sơng Hương dưới góc nhìn văn hóa:

=> Nhà văn đã phối hợp những địa danh, nét nét đặc sắc khác nhau về phong tục văn hóa đã thể hiện được sự sâu lắng của dịng sơng trước âm vang của văn hóa Huế vọng về. Khẳng định sông Hương là hiện thân, là bộ mặt linh hồn của xứ Huế.

? Tìm và lựa chọn những từ ngữ tiêu trong hệ thống danh từ, động từ, tính từ khắc họa dịng sơng Hương gắn với lịch sử?

Dịng sơng lịch sử:

Bảng 2.11: Bảng khảo sát hệ thống từ ngữ thuộc trƣờng lịch sử Hệ thống từ ngữ Giá trị biểu hiện

Danh từ chỉ thời gian lịch sử

Thế kỉ các vua Hùng, thế kỉ trung đại, thế kỉ mười tám, thế kỉ mười chín...

-> khơi gợi về thời gian, lịch sử trong quá khứ

Hành động Sống, chiến đấu, bảo vệ,

soi bóng, rung chuyển, cổ vũ, tàn phá, phá hủy

- chỉ sự tồn tại ->thể hiện sự kiên cường trước sự tàn phá của cuộc kháng chiến.

=> Sự chuyển trường từ vựng đã tạo nên sự chuyển mình mới mẻ trong hành trình của dịng sơng, từ một người con gái đẹp tài hoa trở thành một người con gái kiên cường của đất nước.

HS cần nắm được các ý sau khi tìm hiểu về dịng sơng lịch sử:

=> Lịch sử của dịng sơng Hương gắn với lịch sử của xứ Huế, của đất nước. Vẻ đẹp ấy được làm nên bởi phẩm chất kiên cường của con người xứ Huế

- Câu hỏi định hướng tổng hợp về hình tượng sơng Hương:

? Như vậy, dưới các góc nhìn khác nhau về dịng sơng, theo em, bức tranh sông được nhà văn tái hiện với vẻ đẹp như thế nào?

GV hướng dẫn HS tổng hợp:

=> Sông Hương hiện ra qua sự kết hợp từ nhiều góc độ khác nhau. Hiện lên trong các góc độ ấy, sơng Hương vừa tươi đẹp, vừa quyến rũ trong sắc thái thiên nhiên, vừa sâu lắng trong các giá trị văn hóa, vừa kiên cường bất khuất khi đối diện với giặc ngoại xâm.

=> Sông Hương luôn hiện ra với vẻ đẹp dịu dàng tinh tế góp phần làm cho Huế trở nên lung linh, đằm thắm và dịu dàng hơn.

2.4.2.2. Hướng dẫn tìm hiểu trường nghĩa về hình tượng tác giả

GV hướng dẫn HS tìm, phát hiện và tổng hợp các từ ngữ có liên quan đến hình tượng tác giả.

- GV đưa ra câu hỏi định hướng:

? Tìm những từ ngữ có liên quan đến hình tượng tác giả trong toàn bộ đoạn trích?

+ Mục đích của việc thống kê các từ ngữ có liên quan đến hình tượng tác giả để nhằm giúp cho người đọc hiểu sâu hơn, rõ hơn về tình cảm và cảm xúc của tác giả đối với dịng sơng Hương u dấu. Từ đó thể hiện được tình u của tác giả đối với cảnh vật và con người xứ Huế.

- GV gợi ý:

Dựa vào quá trình khảo sát hệ thống các từ ngữ, học sinh có thể dựa vào các gợi ý sau:

+ Các động từ chỉ hoạt động tâm lí: “tơi nghĩ rằng, tơi cho rằng, tơi thường nghe nói, tơi thấy, tơi hi vọng, tôi thất vọng...”

+ Các động từ chỉ hoạt động của giác quan: “nghe, nhìn, thấy, chứng kiến, đứng nhìn”

+ Các động từ chỉ hoạt động di chuyển: „gặp, đi ra, đến, đến đây”...

Với hàng loạt các động từ mang những sắc thái khác nhau đã tạo nên cái tôi không thể trộn lẫn của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- GV khái quát, rút ra ý nghĩa hình tượng tác giả:

+ Cảm xúc bộc lộ tự nhiên như để trò chuyện, tâm sự, nhiều khi lý giải cho bạn đọc hiểu rõ hơn về dịng sơng bằng tất cả hiểu biết phong phú của mình.

+ Nhà văn rất chú ý khai thác thơng tin và có khả năng quan sát tinh nhạy về hình tượng sơng Hương.

+ Thể hiện cơng phu khó nhọc của nhà văn trong hành trình tìm kiếm đến với sơng Hương.

=> Rút ra hình tượng tác giả: Hình tượng tác giả chủ yếu được tơ đậm bởi đại từ “tôi” như để đánh dấu một cái tôi cá nhân không thể trộn lẫn, thể hiện trong tồn bộ văn bản đó là một cái tơi mê đắm, tài hoa, một cái tôi uyên bác, một cái tơi u thiết tha gắn bó với sơng Hương, xứ Huế.

Trên đây là phương hướng dạy – học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của Hồng Phủ Ngọc Tường. Những nội dung trên có tính chất định hướng cho việc tổ chức hoạt động dạy đọc hiểu văn bản tùy bút. Nội dung này sẽ được cụ thể hóa và thể hiện thành các hoạt động dạy học trong giáo án thể hiệm. Song, trong khuôn khổ thời gian hai tiết học và dung lượng của một thiết kế bài học, một số nội dung có thể khơng được thể hiện một cách chi tiết. Trong giờ dạy, giáo viên sẽ vận dụng linh hoạt để đạt hiệu quả dạy học cao nhất. Chúng tơi khơng có tham vọng và khơng dám khẳng định là đưa ra được một phương hướng dạy học hiệu quả nhất. Nhưng chúng tôi đã cố gắng để đưa ra được một phương hướng có tính khả thi và sẽ là một bài tham khảo có ý nghĩa đối với giáo viên khi dạy học tác phẩm này. Mục tiêu cao nhất mà chúng tôi hướng tới là giúp học sinh thành thạo trong việc phân tích và khai thác ngôn ngữ để khám phá được cái hay cái đẹp ẩn sâu trong hệ thống ngơn từ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học văn, khắc phục phần nào sự giảm sút chất lượng của dạy học ngữ văn trong nhà trường phổ thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy – học đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường, ngữ văn lớp 12 tập 1 (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)