THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy – học đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường, ngữ văn lớp 12 tập 1 (Trang 94)

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Vận dụng phương hướng tiếp cận tác phẩm đã đề xuất ở chương 2 vào soạn giảng một tác phẩm cụ thể ở trường THPT, qua đó khẳng định tính khả thi của phương pháp đã được đề xuất dạy trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sơng ?” của Hồng Phủ Ngọc Tường.

3.2. Địa bàn và đối tƣợng thực nghiệm

-Trường THPT Nguyễn Đăng Đạo – Tiên Du – Bắc Ninh.

- Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 12, ban cơ bản

3.3. Kế hoạch thực nghiệm

3.3.1. Bước 1: chọn đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi chọn 2 lớp cùng ban cơ bản của trường THPT Nguyễn Đăng Đạo – Tiên Du – Bắc Ninh để thực hiện kế hoạch thực nghiệm:

- Lớp 12A4 là lớp đối chứng - Lớp 12A7 là lớp thực nghiệm.

3.3.2. Bước 2: Gặp giáo viên trao đổi, yêu cầu, xây dựng giờ và lấy giáo án đối

chứng

3.3.2.1. Dự giờ và lấy giáo án đối chứng:

Được sự giúp đỡ của các giáo viên tổ văn trường THPT Nguyễn Đăng Đạo – Tiên Du – Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành dự giờ lớp 12A4 – lớp đối chứng.

3.3.2.2. Đánh giá

Qua buổi dự giờ ở lớp 12A4 chúng tôi nhận xét như sau:

 Về phía giáo viên: - Ưu điểm:

+ Về nội dung: Giáo viên đã bước đầu nắm bắt và hướng dẫn học sinh khai thác được nội dung cơ bản của tác phẩm, đã hướng dẫn cho học sinh tập trung khai thác ý nghĩa của một số từ ngữ, chi tiết và hình ảnh của tác phẩm.

+ Về phương pháp: Giáo viên đã chú ý tới việc sử dụng những phương pháp mới, đặt câu hỏi phát vấn khi hướng dẫn học sinh khai thác tác phẩm, có gắng thốt khỏi cách dạy truyền thống.

- Hạn chế:

+ Về nội dung: Mặc dù đã giúp học sinh khai thác được vẻ đẹp của hai hình tượng trung tâm trong tác phẩm là hình tượng con sơng Hương và hình tượng tác giả, nhưng bài giảng vẫn tập trung nhiều về mặt ý nghĩa tư tưởng mà chưa nhấn mạnh được nhiều về mặt nghệ thuật, đặc biệt là nhịp điệu của những câu văn trong tác phẩm, sự phối hợp giữa từ ngữ và nhịp điệu trong sự tái hiện hình tượng hầu như chưa được giáo viên khai thác.

+ Về phương pháp: Giáo viên chưa có được một hệ thống những biện pháp, thao tác phù hợp khi hướng dẫn học sinh khai thác một tác phẩm kí, vẫn cịn nặng nề về phân tích hình tượng mà chưa thấy được chất trữ tình và cái sáng tạo tài hoa cùng phong cách rất đặc trưng của nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Đặc biệt, hệ thống các câu hỏi còn tương đối đơn giản, đơi chỗ vụn vặt. Chưa có những câu hỏi xoáy sâu vào nghệ thuật sử dụng từ ngữ của nhà văn, chưa có mở rộng liên hệ, so sánh...nên bài giảng chưa sâu.

 Về phía học sinh:

Sau khi học xong, chúng tôi tiến hành khảo sát và đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh qua dạng bài kiểm tra 45 phút.

Câu hỏi: Trình bày nững kiến thức em thu nhận được sau khi học xong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dịng sơng ?” của Hồng Phủ Ngọc Tường?

Bảng 3.1: Bảng điều tra lớp đối chứng

Lớp Học sinh Điểm giỏi Khá Trung bình Yếu – Kém 12A4 48 0 (0%) 8 (16.7%) 23(47.9%) 17 (35.4%)

Nhìn vào bảng điều tra chúng tơi thấy:

Học sinh chưa hiểu đầy đủ về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Các em mới chỉ hiểu một cách sơ lược hình tượng con sơng Hương và hình tượng tác giả, hầu như chưa chỉ ra được cái đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi tái hiện hình tượng (hầu hết bài viết của các em tập trung kể lể hay tóm tắt lại tác phẩm). Đặc biệt hầu như các em chưa thấy được hình tượng của tác giả (nhân vật tơi) ẩn sau tác phẩm.

Tóm lại, dạy học văn là dạy cho học sinh biết cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn chương và biết diễn đạt lại những gì các em cảm nhận được một cách trong sáng, tự nhiên, từ đó đặt ra trong mỗi em những vấn đề cuộc sống, con người để dần hình thành một nhân sinh quan tích cực.

Từ thực tế dạy học tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dịng sơng ?” của Hồng Phủ Ngọc Tường, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải có những biện pháp, phương pháp dạy học thích hợp để hướng dẫn học sinh sao cho vừa cắt nghĩa được nội dung tác phẩm một cách logic, dễ hiểu, dễ nhớ, vừa thấy được những nét đặc sắc, độc đáo trong việc sử dụng chất liệu ngôn từ của nhà văn, để từ đó các em có một con đường đơn giản, hữu hiệu trong việc tìm hiểu tác phẩm kí nói riêng và các tác phẩm văn học khác nói chung, đồng thời cũng học tập được các nhà văn cách diễn đạt chính xác, giàu hình ảnh.

3.3.3. Bước 3: Tiến hành thực nghiệm (Soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm)

- Văn bản: Bút kí “Ai đã đặt tên cho dịng sơng ?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường (Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập 1, ban cơ bản, do GS Phan Trọng Luận tổng chủ biên).

Sau đây là thiết kế cụ thể bài học vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào dạy – học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dịng sơng ?” của Hồng Phủ Ngọc Tường mà chúng tôi lựa chọn để thực nghiệm trong luận văn.

 Định hướng thiết kế:

Thiết kế này hướng đến mục tiêu cơ bản là rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng phân tích văn bản dựa trên lý thuyết trường nghĩa. Trong thiết kế chúng tôi vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lí với từng đơn vị kiến thức, như đọc sáng tạo, gợi tìm, xác lập hệ thống từ ngữ...Mọi hoạt động đều hướng đến mục tiêu phát huy tính tích cực chủ động suy nghĩ của học sinh. Chủ yếu là gợi dẫn để các em tự đọc hiểu tác phẩm, phát hiện từ ngữ và rèn luyện kĩ năng thiết lập các trường nghĩa có trong hệ thống văn bản.Vì đối tượng dạy học là học sinh lớp 12, các em đã được cung cấp tương đối đầy đủ các tri thức, công cụ cần thiết để đọc hiểu một văn bản. Hệ thống câu hỏi gợi dẫn sẽ hướng đến các nội dung cơ bản:

- Hình tượng con sơng Hương. - Hình tượng tác giả

Thiết kế giáo án thực nghiệm: Đọc văn: Tiết 49 – 50:

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DỊNG SƠNG ? (TRÍCH)

- HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG-

I. Mục tiêu cần đạt:

- Cảm nhận được vẻ đẹp, chất thơ của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, thấy được bề dạy lịch sử, bề dày văn hóa của Huế và những nét duyên dáng riêng của con người vùng đất cố đô.

- Bổ sung tri thức về thể tùy bút, hiểu được đặc sắc nghệ thuật của bài kí và phong cách nghệ thuạt kí Hồng Phủ Ngọc Tường.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu từ ngữ trong văn bản, kĩ năng phân tích và tập hợp từ ngữ.

3. Thái độ:

- Có tình cảm với Huế, tự hào, trân trọng và gìn giữ những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và những nét đẹp văn hóa truyền thống, tinh tế và nhạy cảm hơn đối với cuộc sống xung quanh.

II. Chuẩn bị của thầy và trò

- GV: SGK, thiết kế, tài liệu tham khảo, một vài bức hình về Huế, sơ đồ dịng chảy sơng Hương, phiếu học tập.

- HS: Đọc kĩ văn bản (từ 5-7 lần) và soạn bài (theo câu hỏi trong SGK và câu hỏi do giáo viên giao cho) GV giao cho hai câu hỏi:

1, Những hiểu biết của em về sông Hương và xứ Huế sau khi đọc xong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dịng sơng ?” ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngơn ngữ của tác giả trong đoạn trích?

2, Cảm nhận của em sau khi đọc xong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dịng sơng ?”?

+ Sưu tầm thêm tranh ảnh, bài viết về Huế, về sông Hương + Nêu ra những vấn đề còn thắc mắc khi đọc tác phẩm.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Trình bày những đặc trưng của thể tùy bút. Biểu hiện của nó trong “Người lái đị sơng Đà” của Nguyễn Tn?

Câu hỏi 2: Sau khi đọc xong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” em có nhận xét gì? Em thích nhất đoạn văn nào trong tác phẩm? Giải thích vì sao?

3. Bài mới

Nếu con sông Đà phải cảm ơn Nguyễn Tuân vì nhờ nhà văn mà nó mới được ghi tên trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại như một đối tượng thẩm mĩ, thì giống vậy, dịng sơng Hương cũng phải cảm ơn nhà viết kí Hồng Phủ Ngọc Tường. Có thể nói hai con sơng ấy chảy trong lịch sử hai vùng đất nước đã được hai nhà văn bắt mạch khơi dịng cho chúng chảy tiếp, uốn lượn bồng bềnh trơi trong miền đất văn chương đầy chất thơ, chất họa, chất nhạc… để rồi mãi thiết tha chảy trong tâm thức bạn đọc. Bài học hôm nay, các em sẽ được làm quen với một thể loại văn học, vừa được biết đến một phong cách bút kí Hồng Phủ Ngọc Tường tinh tế tài hoa kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và trữ tình, chất nghị luận sắc sảo và sự hiểu biết uyên thâm.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV hƣớng dẫn HS tìm

hiểu về tác giả và tác phẩm

- HS đọc tiểu dẫn trong SGK.

? Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

(gợi dẫn: cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật).

GV bổ sung một bài chi tiết về những

I. Đọc hiểu tiểu dẫn

1. Tác giả

- Sinh năm 1937 tại Huế.

- Cuộc đời ơng gắn bó sâu sắc với xứ Huế.

- Người có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực nhất là lịch sử, địa lý, văn hóa Huế.

mảng đề tài mà Hoàng Phủ Ngọc Tường quan tâm và cuộc sống hiện tại của nhà văn.

? Hoàn cảnh và xuất xứ của văn bản này ? Nêu hiểu biết của em về thể loại bút kí?

GV nêu tóm tắt những đặc trưng của thể kí ? (kí viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, đòi hỏi sự trung thực, chính xác, có khả năng tái hiện sự thật một cách sinh động, nổi bật lên trong tác phẩm kí chính là tính chủ quan, chất trữ tình sâu đậm của cái tôi tác giả.)

Hoạt động 2: Kiểm tra việc đọc văn bản của học sinh.

kí. Sáng tác của ơng tập trung ở hai mảng đề tài: truyện kí và những vấn đề của cuộc sống thời bình.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều…

+ Hành văn: hướng nội, súc tích, mê đắm tài hoa.

2. Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sơng ?”

- Hồn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết tại Huế, ngày 4/1/1981. - Xuất xứ:

Đoạn trích được in trong tập sách cùng tên, thuộc phần đầu tác phẩm. - Đặc trưng của thể loại bút kí: + Tính chân thực, chính xác.

+ Có khả năng tái hiện sự thật một cách sinh động.

+ Nổi bật lên trong tác phẩm kí chính là tính chủ quan, chất trữ tình sâu đậm của cái tôi tác giả.

II. Đọc hiểu văn bản

GV hướng dẫn HS đọc văn bản: - Đọc chậm rãi, chú ý cách ngắt câu. - Vừa đọc vừa xác định: Những thong tin về địa lí, văn hóa, lich sử và phong cảnh sông Hương. Chú ý những câu văn trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả.

? Đối tượng miêu tả của bút kí là gì? Nêu kết cấu của văn bản.

Đối tượng bút kí là sơng Hương. Em hãy tóm lược lại thủy trình của dịng sơng Hương? Nhận xét về cách tiếp cận, miêu tả sông Hương của tác giả.

Hoạt động 3: GV hƣớng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản:

? Từ đặc trưng thể loại, cho biết bài kí có những hình tượng nào?

? Nhà văn đã hình dung, khám phá, miêu tả ở những góc độ nào?

2. Kết cấu: (2 phần)

- Phần 1: Thủy trình của dịng sơng Hương

+ Sơng Hương ở thượng nguồn + Sông Hương ở ngoại vi thành phố + Sông hương ở giữa lòng thành phố Huế.

- Phần 2: Sơng Hương – dịng sơng của văn hóa, lịch sử và thi ca.

=> Tác giả đã tiếp cận và miêu tả dịng sơng từ nhiều không gian, thời gian khác nhau, từ nhiều phương diện (địa lí, văn hóa, lịch sử) với vẻ đẹp độc đáo, đa dạng.

III. Đọc hiểu chi tiết văn bản

1. Hình tượng sơng Hương

a, Con sơng địa lí:

Những phát hiện thú vị về sơng Hương trong thủy trình của nó: - Các danh từ chỉ tên gọi:

? Tác giả đã gọi sông Hương bằng những cái tên đầy tình cảm như thế nào? khi sông Hương ở thượng nguồn, ở ngoại vi thành phố và ở giữa lòng thành phố ?

? Những cái tên đó gợi cho em suy nghĩ gì về dịng sơng Hương?

GV yêu cầu HS tự đọc nhanh phần 1 của tác phẩm (từ đầu …chân núi Kim Phụng, tr.198). Lưu ý: giọng đọc mạnh mẽ đôi chỗ nhẹ nhàng phù hợp với dòng cảm xúc của văn bản).

Qua đoạn vừa đọc, em hãy cho biết, tác giả đã kết hợp những tính từ và danh từ nào để miêu tả tính cách của sơng Hương khi cịn ở thượng nguồn?

+ Sơng Hương ở thượng nguồn với những tên gọi “bản trường ca của rừng già”, “cơ gái Di-gan phóng khống và man dại”, “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. + Sơng Hương ở ngoại vi thành phố với tên gọi “người gái đẹp” bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, “vẻ đẹp như triết lí, như cổ thi”.

+ Sơng Hương giữa lịng thành phố Huế với tên gọi “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, “người tài nữ đánh đàn giữa đêm khuya”, “người tình dịu dàng và thủy chung”.

=> Sông Hương như một người thiếu nữ duyên dáng, sâu sắc, thủy chung trong hành trình tìm đến người tình đích thực – thành phố Huế.

* Sông Hương trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm:

- Các danh từ và tính từ miêu tả không gian và đặc điểm tính cách của sông Hương:

+ “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn,

? Những tính từ và danh từ đó gợi cho em cảm nhận như thế nào về dịng sơng Hương?

- GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn: “ Giữa lịng Trường Sơn, sơng Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cơ gái di-gan phóng khống và man dại.

như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn.

+ dịu dàng và say đắm giữa những

dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.

+ như một cô gái Di-gan phóng khống và man dại, một bản lĩnh

gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.

+ sông Hương mang một sắc đẹp

dịu dàng và trí tuệ.

=> các danh từ chỉ không gian gợi lên địa thế vô cùng hiểm trở của núi rừng mà sông Hương đang phải trải qua.

=> Là các tính từ chỉ đặc điểm, chủ yếu là các tính từ thuộc đặc điểm của con người (sự vật có tính cách) => thể hiện vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính khiến hình ảnh sông Hương hiện lên như một người con gái mạnh mẽ, kín đáo nhưng cũng vô cùng thướt tha.

- Phối hợp với các tính từ và những so sánh, vẻ đẹp sơng hương cịn

Rừng già đã hun đúc cho nó…dưới chân núi Kim Phụng”. Em hãy cho biết vẻ đẹp sông hương được tác giả miêu tả ở đoạn văn trên bằng giọng điệu gì?

GV: giảng bình và kết luận.

Chuyển ý:

Bắt nguồn từ rừng già Trường Sơn, sông Hương cũng gào thét, hung dữ cùng gió

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy – học đọc hiểu đoạn trích ai đã đặt tên cho dòng sông của hoàng phủ ngọc tường, ngữ văn lớp 12 tập 1 (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)