- Từ phía các nhà quản lý:
1. Xác định mục đích đề kiểm tra
Đánh giá kết quả học tập là sự phân tích, đối chiếu thơng tin về trình độ, khả năng của từng HS so với MTDH đã đƣợc xác định. Do vậy, trong dạy học nói chung, KT, ĐG nói riêng cần căn cứ vào mục tiêu cụ thể của từng bài, từng chƣơng để xác định mục đích dạy học và KT, ĐG về các mặt kiến thức,
kỹ năng và tƣ duy. Thiết kế đề kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập khóa trình Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 ở trƣờng phổ thông nhằm giúp học sinh đạt đƣợc những mục tiêu sau:
- Về kiến thức:
Đánh giá trình độ, khả năng tiếp nhận kiến thức Lịch sử của HS ở trƣờng phổ thông hiện nay, về cơ bản chúng ta đánh giá khả năng biết (ghi
nhớ, thuộc sự kiện), hiểu (bản chất sự kiện) và vận dụng kiến thức trong quá
trình học tập, trong thực hành. Đây cũng là ba cấp độ trong thang đánh giá thƣờng đƣợc sử dụng ở nƣớc ta và đƣợc vận dụng cụ thể vào từng môn học, từng cấp học, lớp học. So với cấp THCS, việc đánh giá HS ở ba mức độ nhận
biết, thông hiểu, vận dụng ở cấp THPT ở mức cao hơn. Tuy nhiên, thực tế các
đề kiểm tra hiện nay cho thấy khó có sự tách bạch một cách tuyệt đối các mức độ đánh giá trong một đề kiểm tra. Chúng thƣờng đan xen lẫn nhau, mức
độ trƣớc có thể là cơ sở cho mức độ sau, chẳng hạn nhƣ kiến thức nhận biết
và thông hiểu, vận dụng. Thậm chí, trong một câu hỏi kiểm tra cũng có thể
bao gồm 2 đến 3 cấp độ khác nhau. Cụ thể các cấp độ tƣ duy của HS vận dụng trong môn lịch sử đƣợc mô tả trong bảng sau:
Bảng 2.1. Mô tả về cấp độ tƣ duy vận dụng trong dạy học môn Lịch sử
Cấp độ
tƣ duy Mô tả
Nhận biết
- HS nhớ đƣợc (bản chất) những khái niệm cơ bản của chủ đề và có thể nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi đƣợc yêu cầu.
- Đây là bậc thấp nhất của nhận thức, khi HS kể tên, nêu lại, nhớ lại một sự kiện, hiện tƣợng.
Ví dụ: HS nhớ được ngày, tháng của một sự kiện lịch sử, tên hoặc việc làm của một nhân vật lịch sử cụ thể như: trình bày những chính sách tiến bộ của vua A-cơ-ba.
Thông hiểu
- Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể sử dụng khi câu hỏi đƣợc đặt ra gần với các ví dụ HS đã đƣợc học trên lớp.
- Ở bậc nhận thức này, HS có thể giải thích đƣợc một sự kiện, hiện tƣợng lịch sử, tóm tắt đƣợc diễn biến một sự kiện, nghe và trả lời đƣợc câu hỏi có liên quan.
Ví dụ: HS có thể giải thích được sự kiện lịch sử diễn ra như thế nào như: Người Giéc-man đóng vai trị như thế nào đối với sự hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu.
Vận dụng ở
cấp độ thấp
- HS vƣợt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tƣơng tự nhƣng khơng hồn tồn giống nhƣ tình huống đã gặp trên lớp.
- Ở bậc nhận thức này, HS có thể sử dụng đƣợc kiến thức để giải quyết 1 tình huống cụ thể.
Ví dụ: áp dụng một sự kiện lịch sử này để lý giải, so sánh với một sự kiện khác như: So sánh để rút ra điểm giống nhau và khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây về điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị, thành tựu văn hóa.
Vận dụng ở cấp độ
cao
- HS có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chƣa từng đƣợc học hoặc trải nghiệm trƣớc đây, nhƣng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã đƣợc dạy ở mức độ tƣơng đƣơng. Các vấn đề này tƣơng tự nhƣ các tình huống thực tế HS sẽ gặp ngồi mơi trƣờng lớp học.
- Ở bậc này HS phải xác định đƣợc những thành tố trong 1 tổng thể và mối quan hệ qua lại giữa chúng; phát biểu ý kiến cá nhân và bảo vệ đƣợc ý kiến đó về 1 sự kiện, hiện tƣợng hay nhân vật lịch sử nào đó.
Ví dụ: tìm hiểu một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, học sinh phải phân biệt, phân tích được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử khác nhau… Hoặc học sinh đánh giá được một sự kiện, nhân vật lịch sử như: Đánh giá vai trị của phong trào Văn hóa Phục hưng?
- Về thái độ, tình cảm:
Bộ mơn Lịch sử ở trƣờng phổ thơng nói chung và khóa trình Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại rất có ƣu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ, rèn luyện những phẩm chất, nhân cách cao đẹp của con ngƣời mới từ những bài học kinh nghiệm quý báu của cha ông trong công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc. Về cơ bản, khi học tập môn Lịch sử nói chung và khóa trình Lịch sử thế giới thời nguyên thủy cổ đại và trung đại nói riêng giúp cho HS có đƣợc những tình cảm, thái độ đúng đắn về:
+ Tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lịng tự hào dân tộc, có thái độ trân trọng đối với các di sản lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc.
+ Trân trọng nền văn hố của các dân tộc trên thế giới, có tinh thần quốc tế chân chính, vì hồ bình, tiến bộ xã hội.
+ Có niềm tin về sự phát triển từ thấp đến cao, từ lạc hậu đến văn minh của lịch sử nhân loại và lịch sử dân tộc.
+ Có những phẩm chất cần thiết nhất của ngƣời cơng dân : thái độ tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đất nƣớc - cộng đồng ; yêu lao động,; sống nhân ái, có kỉ luật, tơn trọng và làm theo luật pháp, đoàn kết dân tộc và quốc tế...
Việc đổi mới nội dung, chƣơng trình, SGK hiện nay vừa tạo điều kiện, vừa đặt ra những đòi hỏi cấp thiết cần đổi phƣơng pháp dạy học và KT, ĐG nhằm đào tạo những con ngƣời năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hoà nhập với sự phát triển chung của cộng đồng. Chính điều này đã đặt ra cho KT, ĐG bộ môn Lịch sử không chỉ dừng lại ở yêu cầu biết tái hiện kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà cần phải khuyến khích trí thơng minh, sáng tạo, khả năng tƣ duy của HS.
- Về kỹ năng:
Kiểm tra kỹ năng của HS đối với bộ mơn Lịch sử nói chung phải căn cứ vào đặc trƣng của môn học. Lịch sử đã diễn ra không lặp lại. Kiến thức lịch sử ở trƣờng phổ thông đƣợc chuyển tải qua kênh chữ và kênh hình (bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh.). Cho nên, kiểm tra kỹ năng của HS trong dạy học Lịch sử cũng giống nhƣ các bộ môn khoa học xã hội khác nhằm rèn luyện tƣ duy biện chứng trong nhận thức và hành động, biết phân tích, đánh giá, liên hệ. Đồng thời, cần tập trung vào các kỹ năng bộ mơn nhƣ: khả năng trình bày nói và viết, đặc biệt là kỹ năng thực hành, vận dụng cơ bản sau:
+ Sử dụng bản đồ, lƣợc đồ.
+ Quan sát, nhận xét tranh ảnh, bản đồ.
+ Kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức. + Kỹ năng thu thập, xử lý, viết báo cáo và trình bày các vấn đề lịch sử.
+ Xem xét các sự kiện lịch sử trong các quan hệ không gian, thời gian (đồng đại, lịch đại).
+ Làm việc với SGK và các nguồn sử liệu.
+ Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện tƣợng, nhân vật lịch sử.
+ Bồi dƣỡng năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (điều tra, thu thập, xử lí thơng tin, nêu dự kiến giải quyết vấn đề, tổ chức thực hiện dự kiến, kiểm tra tính đúng đắn của kết quả, thơng báo, trình bày về kết quả, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống và để tiếp nhận kiến thức mới...). Ngồi ra cịn hình thành năng lực tự học, tự làm giàu tri thức lịch sử cho HS thông qua các nguồn sử liệu.