- Từ phía các nhà quản lý:
4. Viết câu hỏi cho đề kiểm tra
Mức độ khó của câu hỏi đƣợc thiết kế căn cứ vào mục tiêu và nội dung cần đánh giá. Hình thức câu hỏi TL hay TN phải đƣợc dựa vào ma trận đƣợc thiết kế ở phần trƣớc. Khâu soạn câu hỏi theo ma trận là khâu rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ nội dung của đề kiểm tra. Do vậy, khi soạn câu hỏi cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi kiểm tra tƣơng đƣơng
một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lƣợng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.
- Về dạng câu hỏi
Nên biên soạn cả 2 loại câu hỏi TL và TN (nhiều lựa chọn, điền khuyết, đúng sai, ghép đơi..). Ngồi các câu hỏi đóng (chiếm đa số) cịn có các câu hỏi mở (dành cho loại hình TL), có một số câu hỏi để đánh giá kết quả của các hoạt động thực hành, thí nghiệm.
- Về số lượng câu hỏi
Số câu hỏi của một chủ đề tƣơng ứng với một chƣơng trong SGK,
bằng số tiết của chƣơng đó theo khung phân phối chƣơng trình nhân với tối thiểu 5 câu/1 tiết. Hàng năm tiếp tục bổ sung để số lƣợng câu hỏi và bài tập ngày càng nhiều hơn. Đối với từng môn tỷ lệ % của từng loại câu hỏi so với tổng số câu hỏi, do các bộ môn bàn bạc và quyết định, nên ƣu tiên cho loại câu hỏi TN và TL. Đối với các cấp độ nhận thức (nhận biết, thơng hiểu, vận
dụng) thì tuỳ theo mục tiêu của từng chủ đề để quy định tỉ lệ phù hợp đối với
số câu hỏi cho từng cấp độ, nhƣng cần có một tỉ lệ thích đáng cho các câu hỏi vận dụng, đặc biệt là vận dụng vào thực tế. Việc xác định chủ đề, số lƣợng và loại hình câu hỏi nên đƣợc xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với khung phân phối chƣơng trình, các chƣơng, mục trong SGK, quy định về kiểm tra định kì. Số lƣợng câu hỏi tuỳ thuộc vào số lƣợng của các chủ đề, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi chủ đề trong chƣơng trình. Đối với một đề kiểm tra, số lƣợng câu hỏi phụ thuộc vào đặc thù từng môn và từng bài kiểm tra. Với bài 1 tiết của môn lịch sử thƣờng đề kiểm tra TL có khoảng 2 đến 4 câu hỏi, nếu đề là kết hợp TN và TL có khoảng 10 câu TN và hai câu TL. Tuy nhiên, về số lƣợng câu hỏi trong một đề thi không quy định GV cần đƣa ra chính xác bao nhiêu câu hỏi mà còn tùy thuộc vào nội dung cũng nhƣ hình thức của đề kiểm tra.
- Yêu cầu về câu hỏi
+ Câu hỏi, bài tập phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chƣơng trình giáo dục phổ thơng do Bộ GD - ĐT ban hành, đáp ứng đƣợc yêu cầu về: lý thuyết, thực hành, kĩ năng của một mơn học hoặc tích hợp nhiều mơn học. Các câu hỏi đảm bảo đƣợc các tiêu chí đã nêu ở phần thứ nhất.
+ Thể hiện rõ đặc trƣng môn học, cấp học, thuộc khối lớp và chủ đề nào của môn học.
+ Nội dung trình bày cụ thể, câu chữ rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu. + Đảm bảo đánh giá đƣợc học sinh về cả ba tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Cụ thể, các loại câu hỏi phải đảm bảo các yêu cầu sau:
* Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận
Đề kiểm tra TL thƣờng đƣợc GV sử dụng trong các bài kiểm tra, bài thi đặc biệt đối với các mơn xã hội. Loại đề này địi hỏi HS phải vận dụng vốn kiến thức, kinh nghiệm học tập để tự trình bày ý kiến về vấn đề mà câu hỏi nêu ra.Tuy nhiên dựa vào đặc điểm, những ƣu điểm và nhƣợc điểm của loại đề này mà khi biên soạn câu hỏi và thiết kế đề kiểm tra TL chúng ta cần chú ý đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
+ Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chƣơng trình.
+ Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tƣơng ứng.
+ Câu hỏi yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới. + Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tƣ duy cần đo.
+ Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hƣớng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó.
+ Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của HS. + Yêu cầu HS phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin. + Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải đƣợc hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến HS.
+ Câu hỏi nên nêu rõ các vấn đề: Độ dài của bài luận; Mục đích bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt.
+ Nếu câu hỏi yêu cầu HS nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của HS sẽ đƣợc đánh giá dựa trên những lập luận logic mà H đó đƣa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ khơng chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Tuy nhiên, nếu lựa chọn phƣơng pháp kiểm tra kết hợp TN với TL thì câu hỏi dạng TL nên chọn câu TL ngắn, vì với loại câu này mỗi bài kiểm tra có nhiều câu hỏi hơn so với bài kiểm tra có câu hỏi TL truyền thống. Câu TL ngắn đề cập tới một nội dung hạn chế, câu trả lời là một đoạn ngắn, tạo điều kiện cho việc chấm điểm nhanh chóng, chính xác, có độ tin cậy cao hơn loại câu hỏi TL truyền thống.
* Các yêu cầu đối với đề kiểm tra trắc nghiệm
Câu hỏi TN trong dạy học lịch sử gồm nhiều loại: đúng - sai, nhiều lựa chọn, điền khuyết, đối chiếu - cặp đôi, thực hành (vẽ bản đồ, biểu đồ)... Câu hỏi kiểm tra TN cho phép bao kín kiến thức của chƣơng trình, trong đó mỗi câu chỉ nêu ra một vấn đề cùng những thông tin cần thiết để HS lựa chọn câu trả lời ngắn, song lại có độ tin cậy cao đòi hỏi học sinh phải tích lũy đƣợc nhiều kiến thức. Khi sử dụng câu hỏi TN cần thống nhất đƣa về một dạng câu hỏi nhất định để tạo sự thuận lợi cho q trình chấm bài. Thơng thƣờng câu hỏi TN đƣợc sử dụng phổ biến là loại câu hỏi nhiều lựa chọn. Khi thiết kế câu hỏi TN cần chú ý tuân theo các yêu cầu sau:
Loại câu hỏi TN nhiều lựa chọn: câu hỏi nhiều lựa chọn có 2 phần phần gốc và phần lựa chọn. Phần gốc là một câu hay một câu bỏ lửng. Phần lựa chọn gồm một số câu trả lời hay câu bổ túc cho HS lựa chọn đáp án.
+ Các phƣơng án sai phải có vẻ hợp lý. + Nên dùng 4 – 5 phƣơng án chọn. + Chỉ có một phƣơng án đúng nhất.
+ Đảm bảo cho câu gốc nối liền với các phƣơng án chọn đúng ngữ pháp. + Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt phủ định hai lần.
+ Tránh tạo phƣơng án đúng quá khác biệt với các phƣơng án. + Sắp xếp phƣơng án theo thứ tự ngẫu nhiên.
+ Tránh lạm dụng kiểu “tất cả đều đúng”…
Loại câu hỏi TN đúng - sai: loại câu hỏi này đƣợc điền dƣớidạng một câu phát biểu mà thí sinh phải trả lời bằng cách lựa chọn đúng (Đ) hay sai (S).
+ Các trƣờng hợp đúng - sai phải chắc chắn, không tùy thuộc vào quan niệm riêng của từng ngƣời.
+ Lựa chọn những câu phát biểu mà 1 HS có khả năng trung bình không thể nhận ra gay đáp án.
+ Mỗi câu chỉ miêu tả một ý duy nhất. + Không chép nguyên văn từ SGK.
+ Tránh dùng các từ “tất cả”, “không bao giờ”, “đôi khi”…
Loại câu hỏi TN ghép đôi: câu hỏi ghép đôi cũng là dạng câu hỏi nhiều lựa chọn, do vậy khi biên soạn loại câu hỏi này cũng cần tuân theo các yêu cầu của câu hỏi nhiều lựa chọn.
Loại câu hỏi TN điền khuyết: Loại câu hỏi điền khuyết có 2 dạng: câu hỏi trả lời ngắn hoặc một câu với 1 hay nhiều chỗ trống để thí sinh điền vào một từ hay 1 nhóm từ ngắn. Khi biên soạn GV cần chú ý trích dẫn chính xác
nguyên văn văn bản và để đoạn trống cho HS điền vào. Hoặc dạng câu trả lời ngắn phải đƣa ra câu hỏi rõ ràng khơng mang tính đánh đố HS.
Nhƣ vậy, mỗi loại câu hỏi đều có những ƣu điểm và hạn chế của nó, khi xây dựng đề kiểm tra khơng nên tuyệt đối hố một loại câu hỏi nào mà cần kết hợp sử dụng các loại câu hỏi cho phù hợp với đối tƣợng HS.
Tuy nhiên, khi xây dựng hệ thống câu hỏi cần chú ý:
- Xác định mục đích của câu hỏi: Nhằm KT, ĐG năng lực học tập, kĩ
năng thực hành lịch sử của HS qua một tiết học hay một phần học cụ thể.
- Xác định yêu cầu mức độ các câu hỏi: Câu hỏi phải rõ ràng, phải thể
hiện sự phân hố trình độ học tập của HS. Mỗi câu hỏi trong một đề kiểm tra
đều nhằm phân loại năng lực học tập của HS theo các mức giỏi - khá - trung
bình - yếu kém.
+ Câu hỏi dễ dành cho HS có năng lực học yếu.
+ Câu hỏi trung bình để dành cho HS có năng lực học trung bình. + Câu hỏi khó giành cho HS có lực học khá giỏi.
Ngoài ra, khi tiến hành các bƣớc thiết lập ma trận đề kiểm tra cũng cần lƣu ý đảm bảo đƣợc các yêu cầu sau:
- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:
+ Chuẩn đƣợc chọn để đánh giá là chuẩn có vai trị quan trọng trong chƣơng trình mơn học. Đó là chuẩn có thời lƣợng quy định trong phân phối chƣơng trình nhiều và làm cơ sở để hiểu hết đƣợc các chuẩn khác.
+ Mỗi một chủ đề, một nội dung…đều phải có những chuẩn đại diện đƣợc chọn để đánh giá.
+ Số lƣợng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề, nội dung… tƣơng ứng với thời lƣợng quy định trong phân phối chƣơng trình để phân phối tỷ lệ phần trăm tổng điểm cho từng chủ đề đó. Nên để số lƣợng các chuẩn kỹ năng và chuẩn đòi hỏi khác nhau đòi hỏi mức độ tƣ duy cao nhiều hơn.
- Quyết định tỷ lệ phần trăm tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề phải căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề trong chƣơng trình và thời lƣợng quy định trong phân phối cƣơng trình để phân phối tỷ lệ phần trăm tổng điểm cho từng chủ đề.
- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tƣơng ứng phải
căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỷ lệ phần trăm cho mỗi chuẩn cần đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo thứ tự, nên theo tỷ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung
và trình độ, năng lực của HS.
+ Căn cứ vào số điểm đã xác định ở bƣớc 5 để quyết định số điểm và câu hỏi tƣơng ứng, trong đó mỗi câu hỏi ở dạng TN phải có số điểm bằng nhau.
+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức TN và TL thì cần xác định tỉ lệ phần trăm tổng số điểm của mỗi một hình thức sao cho thích hợp.
Về nguyên tắc, đối với ngƣời có kinh nghiệm viết TN, một nội dung bất kỳ nào cần kiểm tra đều có thể đƣợc thể hiện vào một câu TN theo mức độ nào đó. Vì thế, đối với tất cả các môn học ngƣời ta có thể viết đƣợc câu hỏi TN. Tuy nhiên, do đặc thù của môn Lịch sử là môn xã hội nên việc thiết kế đề gặp nhiều khó khăn hơn các môn khác.
* Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi
Khi soạn câu hỏi, ngoài các yêu cầu trên GV cần tuân theo các bƣớc sau:
- Bước 1: Phân tích các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chƣơng trình giáo dục phổ thông đối với môn học, theo khối lớp và theo từng chủ đề, để chọn các nội dung và các chuẩn cần đánh giá. Điều chỉnh phù hợp với chƣơng trình và phù hợp với SGK.
- Bước 2: Xây dựng “ma trận số câu hỏi” (hoặc ma trận đề đối với đề kiểm
mỗi chuẩn cần đánh giá, mỗi cấp độ nhận thức (tối thiểu 2 câu hỏi cho mỗi chuẩn cần đánh giá). Xây dựng một hệ thống mã hoá phù hợp với cơ cấu nội dung đã đƣợc xây dựng trong bƣớc 1.
- Bước 3: Biên soạn các câu hỏi theo ma trận đã xây dựng. Cần lƣu ý trình
độ của HS, số lƣợng câu hỏi và có sự kết hợp hợp lý giữa câu hỏi TL và TN.
- Bước 4: Tổ chức thẩm định và đánh giá câu hỏi. Nếu có điều kiện thì
tiến hành thử nghiệm câu hỏi trên thực tế một mẫu đại diện các HS.
- Bước 5: Điều chỉnh các câu hỏi sau khi biên soạn xong, hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi và đƣa vào thƣ viện câu hỏi. Cuối cùng, đối với GV cần chú ý các điểm sau:
+ Thiết kế một hệ thống ngân hàng câu hỏi trên máy tính + Cách thức bảo mật ngân hàng câu hỏi
+ Cách thức lƣu trữ và truy xuất câu hỏi + Cách thức xây dựng đề kiểm tra
+ Chuẩn bị sổ tay hƣớng dẫn ngƣời sử dụng + Tập huấn sử dụng thƣ viện câu hỏi
Sử dụng câu hỏi trong thư viện câu hỏi
- Đối với GV: tham khảo các câu hỏi, xem xét mức độ của câu hỏi so
với chuẩn cần kiểm tra để xây dựng các đề kiểm tra hoặc sử dụng để ôn tập, hệ thống kiến thức cho HS phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng đƣợc quy định trong chƣơng trình giáo dục phổ thơng.
- Đối với HS: kiểm tra lại các câu hỏi, tự làm và tự đánh giá khả năng
của mình đối với các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chƣơng trình giáo dục phổ thơng, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong học tập và định hƣớng việc học tập cho bản thân.
- Đối với phụ huynh HS: phụ huynh có thể kiểm tra lại các câu hỏi sao
tới, giao cho các em làm và tự đánh giá khả năng của các em đối với yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chƣơng trình, từ đó có thể chỉ ra những kinh nghiệm trong học tập và định hƣớng việc học tập cho các em.
Nhƣ vậy, việc thiết kế đề kiểm tra đóng vai trị quan trọng đối với việc đổi mới hoạt động đánh giá, tác động trở lại và thúc đẩy đổi mới PPDH. Lựa chọn đúng hình thức và phƣơng pháp xây dựng đề kiểm tra vừa đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong trong học tập vừa đánh giá đúng chất lƣợng bộ môn Lịch sử.