Thực trạng giảng dạy tiếng Việt qua các giờ thực hành với việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh lớp 11 qua giờ thực hành tiếng việt (Trang 45 - 50)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Thực trạng giảng dạy tiếng Việt nhằm phát triển năng lực sử dụng

2.1.2. Thực trạng giảng dạy tiếng Việt qua các giờ thực hành với việc

triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh lớp 11

2.1.2.1. Chương trình sách giáo khoa

Bảng 2.2. Thống kê chƣơng trình tiếng Việt lớp 11 trong bộ sách giáo khoa ban cơ bản

Lớp Tuần Bài Tiết

11 1 Từ ngơn ngữ chung đến lời nói cá nhân 1 3 Từ ngơn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp) 1

6 Thực hành về thành ngữ, điển cố 1

7 Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng 1

10 Ngữ cảnh 1

12 Phong cách ngôn ngữ báo chí 1

13 Phong cách ngơn ngữ báo chí (tiếp) 1 14 Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu 1

15 Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn 1

17 Thực hành một số kiểu câu trong văn bản 2 18 Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn 1

20 Nghĩa của câu 1

22 Nghĩa của câu (tiếp) 1

26 Đặc điểm loại hình của tiếng Việt 2

31 Phong cách ngơn ngữ chính luận 1

32 Phong cách ngơn ngữ chính luận (tiếp) 1

Nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 11 tiếp tục giới thiệu lí thuyết chung về tiếng Việt và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, bước đầu giới thiệu đặc điểm loại hình của tiếng Việt, theo đó nêu u cầu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn hoá tiếng Việt. Cung cấp cho học sinh một số

khái niệm về hoạt động giao tiếp như các nhân tố giao tiếp, người phát, người nhận…tạo tiền đề cho sự hiểu biết sâu sắc hơn sau này về lí thuyết thơng tin.

Tiếp đến là nội dung Phong cách học tiếng Việt lớp 11, chủ yếu là giới thiệu phong cách chức năng, bao gồm những hiểu biết cơ bản về phong cách học như: Phong cách ngôn ngữ khoa học và phong cách ngơn ngữ chính luận, Phong cách ngơn ngữ báo chí – cơng luận và phong cách ngơn ngữ hành chính.

Về câu, nội dung lớp 11 đi sâu vào thành tố quan trọng nhất của câu trong giao tiếp, đó là ngữ nghĩa của câu và cách sử dụng chúng. Trong đó, qua việc giúp học sinh phân biệt câu và phát ngôn, nội dung chương trình chú trọng đến các thành phần nghĩa của phát ngôn, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn. Đặc biệt là giúp các em kĩ năng sử dụng câu, vận dùng thành ngữ trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy là phần tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 11 ban cơ bản vẫn tiếp tục được biên soạn theo nguyên tắc đề cao tính tích cực trong học tập của HS (đã thực hiện ở SGK Ngữ văn 10). Trong mỗi bài, nội dung kiến thức và kĩ năng không đơn phương “rót” từ bài vào đầu HS, mà đều thơng qua các hoạt động tìm hiểu của bản thân HS (nhờ câu hỏi hướng dẫn) để HS tự hình thành kiến thức và kĩ năng. Ngay ở những bài có nhiều kiến thức lí thuyết mới (Ngữ cảnh, Nghĩa của câu, Phong cách ngơn ngữ chính luận, Phong cách ngơn ngữ báo chí) thì bài học cũng bắt đầu từ chỗ yêu cầu HS tìm hiểu ngữ liệu thực tế theo các câu hỏi, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận; sau đó lại tiến hành luyện tập để mở rộng, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Hoạt động luyện tập thực hành được tiến hành thường xuyên, liên tục. Trong các bài thực hành thì chỉ có luyện tập thực hành để mở rộng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học.

2.1.2.2. Phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực sử dụng ngôn ngữ

Phương pháp dạy học tiếng Việt nhằm phát huy năng lực đặc biệt là năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh thông qua bộ mơn tiếng Việt nói chung và các bài thực hành tiếng Việt nói riêng trong sách giáo khoa 11 ban cơ bản đã góp phần đáp ứng những đổi mới của môn Ngữ Văn.

Đối với nhóm bài thực hành tiếng Việt mà chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu: nhóm này đã có cơ sở thuận lợi vì học sinh đã có vốn tiếng Việt, cụ thể hơn là những kiến thức lí thuyết. Cho nên trong q trình giảng dạy người giáo viên chỉ cần nêu câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh tự phát huy vốn ngơn ngữ. Vì thế, phần lớn sau các 2 -3 tiết lí thuyết tiếng Việt sẽ có một tiết thực hành tiếng Việt. Tiến hành hoạt động thực hành, để qua thực hành học sinh tự vận dụng kiến thức qua đó hình thành các năng lực, kĩ năng. Như vậy, nội dung thực hành đã được coi trọng, từ nội dung của bài thực hành học sinh phải biết vận dụng kiến thức vào việc đọc - hiểu các loại văn bản, vào việc các loại văn bản. Hơn nữa, các bài thực hành còn đòi hỏi học sinh cần biết và xử lý, phát hiện và ứng dụng trong thực tế cuộc sống.

Tiến trình bài giảng bài thực hành tiếng Việt thường qua ba bước: - Bước 1: Học sinh đọc ngữ liệu, rồi tìm hiểu, phân tích các bài tập trong bài thực hành.

- Bước 2: Giáo viên củng cố kiến thức hình thành kiến thức và kĩ năng qua các bài tập thực hành.

- Bước 3: Học sinh thực hành với bài tập mới mà giáo viên đưa ra, với mục tiêu mở rộng kiến thức và kĩ năng. Ứng dụng nó trong thực tế cuộc sống.

Như vậy, trong các bài thực hành tiếng Việt lớp 11 nhiệm vụ của giáo viên là dạy cho học sinh cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách có hiệu quả trong những tình huống điển hình và tình huống cụ thể. Trong dạy học thực hành tiếng Việt, ứng dụng lí thuyết tiếng Việt vào thực tế cuộc sống, trong sinh hoạt hàng ngày là mục đích của việc dạy học, là nguyên tắc chỉ đạo của việc dạy học, đồng thời là phương tiện để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Như vậy, việc dạy các bài thực hành cần được tiến hành một cách có kế hoạch, mang tính chủ động, gắn liền giữa lí thuyết – thực hành – vận dụng. Về cơ bản, dạy học theo định hướng này giáo viên không truyền thụ đơn phương kiến thức cho học sinh. Học sinh là trung tâm, tích cực chủ

động trong quá trình lĩnh hội tri thức, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, định hướng trong quá trình dạy học. Như vậy, việc dạy học các bài thực hành tiếng Việt được tiến hành một cách có kế hoạch, mang tính chủ động. Việc dạy gắn liền giữa lí thuyết và thực hành. Nhìn chung nhóm bài thực hành tiếng Việt ở Ngữ văn 11 bao gồm phần lớn những kiến thức đã có trong chương trình Tiếng Việt cũ được hệ thống lại đưa vào chương trình SGK mới cho nên nó có nhiều ưu điểm hơn so với SGK cũ. Vì thế nó giúp ích lớn cho người học, học sinh được cung cấp những kiến thức, những kĩ năng rất gần gũi, phục vụ trực tiếp và góp phần uốn nắn hành vi nói năng của mình, đồng thời cung cấp thêm cho người dạy cơ hội để trang bị, bồi dưỡng thêm cho học sinh mình những kiến thức và sự tự tin trong các cuộc giao tiếp trong và ngoài giờ học. Người học có những kiến thức – kĩ năng cần thiết để có thể sử dụng ngơn ngữ ngay trong q trình giao tiếp, bên cạnh đó học sinh cịn được rèn rũa cách ứng xử linh hoạt với những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi được thực trạng khối lượng kiến thức nhiều trong khoảng thời gian hạn chế mặc dù những soạn giả sách giáo khoa đã cố gắng khắc phục. Bởi vậy, người giáo viên trong quá trình dạy học nhất là phải dạy theo định hướng phát triển năng lực cho sọc sinh gặp rất nhiều khó khăn, giáo viên phải dành nhiều thời gian cho các bài tập thực hành. Cho nên có những giờ dạy giáo viên chỉ có thể dừng lại ở việc giới thiệu khái niệm ngôn ngữ học cần dạy và nêu chức năng, tác dụng của nó mà thơi. Tình trạng coi trọng lí thuyết vẫn cịn, tức là giáo viên chỉ truyền thụ đơn vị kiến thức chứ chưa thực sự chú trọng đến việc rèn luyện thực hành để học sinh có năng lực tự tạo lập ngơn ngữ vận dụng nó để giao tiếp. Chẳng hạn, khi dạy bài

Thực hành thành ngữ, điển cố nếu giáo viên quá chú trọng đến việc củng cố

kiến thức lí thuyết về thành ngữ và điển cố sẽ không đủ thời gian dành cho phần luyện tập nâng cao kĩ năng sử dụng và vận dụng thành ngữ.

Qua thực tế dự giờ chúng tôi nhận thấy một thực trạng: nhiều giáo viên vẫn chưa thực sự hiểu đúng, hiểu sâu phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực đặc biệt là năg lực sử dụng ngôn ngữ. Một bộ phận giáo viên cịn có quan điểm bảo thủ về đổi mới phương pháp dạy học. Họ cho rằng, mới chẳng hay bằng cũ, thậm chí lại cịn khó dạy hơn Điều này đã và đang gây cản trở rất nhiều cho q trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói riêng.

Có thể nói rằng, tất cả mọi cố gắng về đổi mới nội dung, mục tiêu và phương pháp dạy học đều nhằm một mục đích cuối cùng là chất lượng người học. Dạy học Tiếng Việt nói chung và các bài thực hành từ ngữ nói riêng cũng góp phần vào mục đích đó. Kết quả sử dụng ngơn ngữ ở học sinh là biểu hiện tập trung và rõ nét nhất cho quá trình tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh, mà ở đây đối tượng tìm hiểu của chúng tơi là học sinh lớp 11 bậc PTTH. Nhìn chung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong giờ học thực hành tiếng Việt, học sinh đã được học, sử dụng và vận dung ngôn ngữ mẹ đẻ một cách bài bản hơn, đã phần nào gắn liền lí thuyết với thực hành. Qua các bài thực hành, kho từ vựng cùng với nội dung kiến thức đã được mở rộng và tăng cường. Kĩ năng giải nghĩa, sử dụng, vận dụng từ và câu chính xác trong thực tiễn nói và viết. Đồng thời, học sinh hiểu được tầm quan trọng của ngơn ngữ trong giao tiếp. Từ đó, ngày càng có ý thức hơn trong trong học tập và thực hành, sử dụng tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng nếu chúng ta mạnh dạn nhìn vào kết quả nặng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh ở lớp 11 hiện nay thì chúng ta thấy vẫn cịn nhiều điều đáng quan tâm. Tiết học thực hành tiếng Việt trên lớp vẫn cịn tình trạng giáo viên chủ yếu truyền đạt những kiến thức lí thuyết khiến giờ học trở nên khơ khan, đơn điệu ít hấp dẫn. Cho nên, học sinh tiếp thu kiến thức một cách chật vật, thiếu hứng thú. Các em vẫn chưa phát triển được năng lực sử dụng ngơn ngữ trong cả nói lẫn viết.

Từ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài và từ thực tế dạy học qua các bài thực hành tiếng Việt, chúng tơi thấy cần phải tìm ra nhiều hướng tổ chức khác nhau đối với một giờ dạy thực hành tiếng Việt theo tinh thần đổi mới dạy học của nhà trường phổ thơng hiện nay đó là dạy học theo định hướng phát triển năng lực như: năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực giao tiếp. Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt nói riêng và mơn Ngữ văn nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh lớp 11 qua giờ thực hành tiếng việt (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)