Các kiến nghị với các cơ quan nhà nước:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến TMĐT tại sàn giao dịch vnemart.com.vn (Trang 58 - 62)

- Hoàn chỉnh các văn bản pháp lý về giao dịch TMĐT và đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật về TMĐT.

Cho đến hết năm 2008, các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và phần lớn các nghị định hướng dẫn Luật Công nghệ thông tin đã được ban hành. Các Bộ, ngành hữu quan cũng đã ban hành nhiều Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết các nghị định này. Tuy nhiên, hệ thống văn bản luật vẫn chưa hoàn chỉnh. Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống luật pháp tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của TMĐT nói chung và xúc tiến TMĐT nói riêng. Hơn nữa, TMĐT là lĩnh vực cịn mới mẻ lại dựa trên nền tảng cơng nghệ tiên tiến, để các văn bản

quản lý và hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đa ban hành. Trong triển khai cần chú trọng tới hoạt động hướng dẫn, phổ biến nội dung của các văn bản pháp luật để các doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng các quy định đã ban hành, xem đây là một khâu then chốt giúp triển khai và hồn thiện mơi trường pháp lý về TMĐT.

Nhà nước cần nhanh chóng triển khai một số dịch vụ công trực tuyến quan trọng khác như dịch vụ khai, nộp thuế điện tử.

Hơn nữa, trong thời gian tới các cơ quan nhà nước cần tiến hành rà soát những quy định đã ban hành để tìm ra những điểm khơng phù hợp với giao dịch TMĐT nhằm loại bỏ những quy định chưa hợp lý, sửa đổi, bổ sung những quy định cần thiết theo hướng không phân biệt đối xử giữa giao dịch truyền thống và giao dịch điện tử.

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ của cơ quan nhà nước đối với TMĐT.

Do TMĐT có nhiều rào cản nên hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự mình khơng thể vượt qua để tham gia ngay thương mại điên tử. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kỹ thuật và công nghệ của TMĐT, huấn luyên cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp chỉ cần máy tính có kết nối internet và cán bộ nhân viên có trình độ tin học văn phịng là có thể tham gia TMĐT ở tất cả các cấp độ.

- Đẩy mạnh hoạt động phổ biến và tuyên truyền về TMĐT.

TMĐT mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, trong việc mở rộng thị trường, hợp tác tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Việt Nam đã gia nhập WTO, vì thế TMĐT cũng là xu thế tất yếu của Việt Nam khi tham gia vào môi trường kinh doanh tồn cầu. Tuy nhiên, vẫn cịn rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được những lợi ích mà TMĐT có thể đem lại cho doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có

kiến thức về TMĐT, cũng như sự hiểu biết về các mơ hình TMĐT có thể phù hợp với doanh nghiệp mình. Do vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nhằm phổ biến và tuyên truyền kiến thức TMĐT cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện ứng dụng TMĐT vào doanh nghiệp. Nhà nước có thể tổ chức tun truyền thơng qua các hội nghị, hội thảo…

Tăng cường hợp tác quốc tế về TMĐT

Việc xây dựng, ban hành, phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử trong nước hài hồ với tiêu chuẩn quốc tế đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển TMĐT nước ta thời gian tới. Do đó Việt Nam cần tham gia tích cực vào hoạt động của Tổ chức hỗ trợ thương mại và TMĐT của Liên Hợp quốc (UN/CEFACT). Hợp tác song phương với các quốc gia tiên tiến về TMĐT và có quan hệ thương mại đầu tư lớn với Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v… cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch, hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy giảm hiện nay. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết về TMĐT trong các hiệp định khu vực mậu dịch tự do, trước mắt là triển khai việc công nhận lẫn nhau về chứng nhận xuất xứ điện tử với Hàn Quốc trong khuôn khổ AKFTA.

KẾT LUẬN

Nhận thức được vai trị và lợi ích của TMĐT, ngày càng có nhiều doanh nghiệp ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình. Một trong những hoạt động mà doanh nghiệp cần chú trọng tới là e_marketing nói chung và xúc tiến TMĐT nói riêng. Xúc tiến TMĐT có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả ứng dụng TMĐT cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều cốt yếu là doanh nghiệp ứng dụng, kết hợp những công cụ xúc tiến TMĐT như thế nào cho phù hợp với chiến lược marketing và chiến lược kinh doanh chung của mình nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trong quá trình hoạt động của mình, sàn giao dịch Vnemart đã đạt được những thành công đáng kể nhờ triển khai các xúc tiến TMĐT. Tuy nhiên sàn cũng vẫn cịn khơng ít khó khăn cũng như hạn chế trong triển khai. Dựa trên thực trạng ứng dụng xúc tiến TMĐT tại sàn giao dịch Vnemart, đề tài luận văn này đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến TMĐT tại sàn Vnemart. Để các giải pháp đề xuất thực hiện có hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của phía sàn Vnemart thì cịn cần sự hỗ trợ vĩ mô của nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến TMĐT tại sàn giao dịch vnemart.com.vn (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w