Dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông nội trú ở vùng dân tộc thiểu số phía bắc 60 14 10 (Trang 40)

1.2 Các khái niệm/thuật ngữ sử dụng trong đề tài

1.2.6 Dân tộc thiểu số

1.2.6.1 Khái niệm Dân tộc thiểu số

Theo Lô Quốc Toản, trong bài viết Quan niệm về “Dân tộc thiểu số” và “Cán bộ dân tộc thiểu số” hiện nay, đăng trong tập chí Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam [59], “Dân tộc thiểu số” là một khái niệm khoa học đƣợc sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. Tác giả cho biết các học giả phƣơng Tây quan niệm rằng, đây là một thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học (minority ethnic) dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít. Trong một số trƣờng hợp, ngƣời ta đánh đồng ý nghĩa “dân tộc thiểu số” với “dân tộc lạc hậu”, “dân tộc chậm tiến”, “dân tộc kém phát triển”, “dân tộc chậm

tộc, thì khái niệm “dân tộc thiểu số” không mang ý nghĩa phân biệt địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc. Địa vị, trình độ phát triển của các dân tộc không phụ thuộc ở số dân nhiều hay ít, mà nó đƣợc chi phối bởi những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và lịch sử của mỗi dân tộc.

Vào năm 1992, trong tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc [60]. Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua khái niệm về “dân tộc thiểu số” (minorité ethnique) bằng cách dựa quan điểm mà Gs. Francesco Capotorti (đặc phái viên của Liên Hợp Quốc) đã đƣa ra vào năm 1977: "Dân tộc thiểu số là thuật ngữ chỉ một nhóm ngƣời từ một quốc gia khác đến cƣ trú trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân của quốc gia này".

Năm 1995, Liện Hiệp Châu Âu cũng đƣa ra khái niệm về dân tộc thiểu số rất gần gủi với quan điểm của Liên Hiệp Quốc: “Dân tộc thiểu số là nói về một nhóm ngƣời từ một quốc gia khác đến cƣ trú trên lãnh thổ của quốc gia thuộc Liện Hiệp Châu Âu và có quốc tịch của khối Châu Âu”.

Để thống nhất thuật ngữ nghiên cứu “Dân tộc thiểu số”, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng nghĩa “Dân tộc thiểu số” chỉ nhằm chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tƣơng quan so sánh về lƣợng dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Khái niệm “dân tộc thiểu số” trong nghiên cứu này khơng có ý nghĩa biểu thị tƣơng quan so sánh về dân số giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực và thế giới. Một dân tộc có thể đƣợc quan niệm là “đa số” ở quốc gia này, nhƣng đồng thời có thể là “thiểu số” ở quốc gia khác. Chẳng hạn ngƣời Việt (Kinh) đƣợc coi là “dân tộc đa số” ở Việt Nam, nhƣng lại đƣợc coi là “dân tộc thiểu số” ở Trung Quốc (vì chỉ chiếm tỉ lệ 1/55 dân tộc thiểu số của Trung Quốc); ngƣợc lại ngƣời Hoa (Hán), đƣợc coi là “dân tộc đa số” ở Trung Quốc, nhƣng lại là dân tộc thiểu số ở Việt Nam (ngƣời Hoa chiếm tỉ lệ 1/53 dân tộc thiểu số của Việt Nam) [59].

1.2.6.2 Các đặc điểm người dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc thành viên, với khoảng trên 90 triệu ngƣời. Trong tổng số các dân tộc nói trên thì dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số, đƣợc quan niệm là “dân tộc đa số”, 53 dân tộc còn lại, chiếm 13,8%

dân số đƣợc quan niệm là “dân tộc thiểu số” trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam [40].

Do nghiên cứu này tập trung nghiên cứu tại địa bàn các vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, nên chúng tôi chỉ tập trung vào các đặc điểm ngƣời dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất sống ở miền Bắc là dân tộc: Tày (với 1,477,514 ngƣời, tập trung tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang), Thái (1,328,725 ngƣời, sống tập trung tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hồ Bình, Nghệ An), Mƣờng (1,137,515 ngƣời, Cƣ trú ở nhiều tỉnh phía bắc, tập trung đơng ở Hồ Bình và miền núi Thanh Hóa), Nùng (856,412, sống tập trung tại Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Tuyên Quang), H'mông (787,604, sống ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An), ngƣời Dao (620,538, sống tập trung ở các vùng Biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, một số tỉnh Trung Du và ven biển Bắc Bộ),... Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc. Ngồi ra cịn có các dân tộc sống tập trung ở miền Nam, hoặc rải rác trong cả nƣớc nhƣ: Kh’me, Hoa, Êđê, Giáy, Kháng, Hà Nhì... [40]

Hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số (trừ ngƣời Hoa, ngƣời Khmer, ngƣời Chăm) sống tại các vùng trung du và miền núi. Ngƣời Mƣờng sống chủ yếu trên các vùng đồi núi phía Tây đồng bằng sơng Hồng, tập trung ở Hịa Bình và Thanh Hóa. Ngƣời Thái định cƣ ở bờ phải sông Hồng (Sơn La, Lai Châu). Ngƣời Tày sống ở bờ trái sông Hồng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên), ngƣời Nùng sống ở Lạng Sơn, Cao Bằng. Các nhóm dân tộc thiểu số khác khơng có các lãnh thổ riêng biệt; nhiều nhóm sống hịa trộn với nhau. Các nhóm dân tộc thiểu số ở trung du và miền núi phía Nam chủ yếu là các dân tộc bản địa và thƣờng sống tại các lãnh thổ riêng [41].

Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngơn ngữ khác nhau: Nhóm Việt - Mƣờng có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mƣờng, Thổ.

Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.

Nhóm Mơn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ơi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.

Nhóm Mơng - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mơng, Pà thẻn. Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La Chí, La ha, Pu péo.

Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai. Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.

Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà nhì, La hủ, Lơ lô, Phù lá, Si la.

Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngơn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thƣờng biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lƣu văn hoá với nhau, nhƣng các dân tộc vẫn lƣu giữ đƣợc bản sắc văn hố riêng của dân tộc mình [40]. Chính vì có nhiều nhóm ngơn ngữ nhƣ vậy, học sinh dân tộc thiểu số biết tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 2 sau tiếng mẹ đẻ, đây là một đặc thù riêng của nhóm học sinh dân tộc thiểu số.

1.2.7 Học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học phổ thông dân tộc nội trú

1.2.7.1 Khái niệm Học sinh Trung học phổ thông dân tộc nội trú

Học sinh THPTDTNT là những em học sinh các dân tộc thiểu số đang theo học cấp III, sống và học tập tập trung tại trƣờng, ở lứa tuổi từ 15 trở lên. Thông thƣờng các em học sinh THPT có độ tuổi từ 15-18 tuổi, tuy nhiên, ở các trƣờng THPTDTNT số lƣợng học sinh trên 18 tuổi cũng chiếm một tỷ lệ tƣơng đối. Một số lý do cho điều này, các em bắt đầu đến trƣờng muộn hơn 6 tuổi (tuổi thông thƣờng bắt đầu học lớp 1), do quá trình học tập thƣờng bị ngắt quãng (bỏ học, sau đó lại đi học lại), nên có nhiều em đến 19, 20 tuổi hoặc hơn nữa mới học xong cấp THPT. Học sinh dân tộc thiểu số nói tiếng Việt là ngơn ngữ thứ 2 sau tiếng mẹ đẻ (là ngôn ngữ riêng theo từng dân tộc của học sinh).

Học sinh các trƣờng THPTDTNT phần lớn đều thuộc các dân tộc thiểu số (trên 95%) , đa phần sống gia đình các em sinh sống ở các vùng xa, vùng sâu, điều kiện sống nghèo nàn. Các em đƣợc trợ cấp tồn bộ kinh phí ăn, ở, học tập và sống tập trung tại trƣờng [40]. Ngoài các kỳ nghỉ theo quy định chung của cả nƣớc cho

các trƣờng THPT, học sinh ở trƣờng THPTDTNT cịn có các kỳ nghỉ riêng tùy thuộc vào văn hóa từng vùng (các kỳ lễ tết, lễ hội của các dân tộc), hoặc các vụ mùa, ví dụ vào mùa gặt, đa phần các em học sinh sẽ nghỉ để về nhà giúp gia đình, vì vậy một số trƣờng sẽ quy định học sinh trong toàn trƣờng đƣợc nghỉ 1-2 tuần vào mùa gặt (ví dụ trƣờng THPTDTNT tỉnh Cao Bằng).

1.2.7.2 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số

Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa [12], học sinh THPTDTNT có một số đặc điểm tâm lý khác so với học sinh phổ thơng trung học nói chung. Đó là các em chịu nhiều ảnh hƣởng từ các phong tục tập quán lạc hậu. Thích sống tự do, khơng thích bị ràng buộc bởi nề nếp, quy định tập thể. Phần lớn các em có tâm lý tự ti, mặc cảm, hay tự ái. Nhƣng bên cạnh đó các em cũng rất thật thà, trung thực, chịu đựng đƣợc các khó khăn vất vả. Các em đã có ý thức sâu sắc về con ngƣời và cuộc sống, có trách nhiệm với cộng đồng, có nhận thức đúng đắn về sự phát triể của nền kinh tế, xã hội, văn hóa tác động đến cuộc sống của bản thân, gia đình, bản làng. Các em cũng đã bắt nhịp đƣợc những cái mới, tiến bộ, từng bƣớc bỏ dần những phong tục tập quán, tƣ tƣởng lạc hậu, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp, có khát vọng sống tƣơi đẹp. Tuy nhiên, cũng do sự thay đổi của kinh tế xã hội nên có một số em nảy sinh những tâm lý tiêu cực. Ví dụ tâm lý ỷ lại, ích kỷ, một số em tự xem mình có quyền ƣu tiên về mọi chế độ, chính sách.

Cũng theo nhóm tác giả này, về mặt nhận thứ của học sinh dân tộc thiểu số có hơi hƣớng mang tính tự nhiên, nhận thức cảm tính phát triển khá tốt, cảm giác, tri giác sinh động, nhƣng cũng vì thế mà thiếu tính khái quát, mơ hồ. Cùng với những đặc điểm trên khiến cho việc học tập của học sinh dân tộc thiểu số cịn thụ động rập khn máy móc. Khả năng phân tích, suy đốn, suy luận lơgic cịn hạnh chế. Vấn đề học tập chƣa đƣợc coi trọng vì thiếu động cơ thúc đẩy.

Nhƣ vậy, ngoài một số những đặc điểm tâm lý khác biệt do sự khác biệt về văn hóa, mơi trƣờng sống, hồn cảnh gia đình… học sinh THPTDTNT cũng có những đặc điểm tâm lý nói chung của lứa tuổi vị thành niên.

1.2.7.3 Trường Trung học Phổ Thông Dân tộc nội trú

Các trƣờng dân tộc nội trú ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XX sau ngày Miền Bắc đƣợc giải phóng. Ban đầu loại hình nhà trƣờng này đƣợc thành lập ở nhiều huyện, tỉnh miền núi dành cho con em các dân tộc ít ngƣời. Ngày 29/6/1985 Bộ trƣởng Bộ GD - ĐT có quyết định 661/QĐ thống nhất tên gọi của 8 loại hình nhà trƣờng này là Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú và ban hành Quy chế hoạt động của hệ thống nhà trƣờng PTDTNT. Ngày 27/11/1989, với Nghị quyết số 22/NQ- TW của Bộ chính trị về một số chủ trƣơng chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi và Quyết định 72-QĐ-HĐBT của Chính phủ ngày 13/3/1990 khẳng định tính chất ƣu việt của loại trƣờng này và cần phát huy hơn nữa để phát triển giáo dục cho các tỉnh miền núi, vùng ít ngƣời, vùng sâu, hải đảo và những nơi còn nhiều khó khăn. Cho đến nay, hệ thống trƣờng Dân tộc nội trú đã hình thành khắp các tỉnh vùng dân tộc và miền núi, tạo cơ hội cho trẻ em dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới đƣợc tiếp cận với nền giáo dục quốc dân. Hệ thống trƣờng dân tộc nội trú, bán trú chia 4 cấp: cấp xã và cụm xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp khu vực [40].

Khái niệm trƣờng THPTDTNT:

Trung học phổ thông là một bậc trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam hiện nay, tiếp sau các bậc tiểu học, trung học cơ sở và trƣớc cao đẳng hoặc đại học. THPT kéo dài 3 năm (từ lớp 10 đến lớp 12). Để tốt nghiệp bậc học này, học sinh phải vƣợt qua kì thi tốt nghiệp THPT vào cuối năm học lớp 12 (trƣớc đây thƣờng gọi là Thi tú tài, nay gọi là thi tốt nghiệp cấp3, hoặc thi tốt nghiệp THPT). Trƣờng THPT, là một loại hình đào tạo chính quy ở Việt Nam, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18 không kể một số trƣờng hợp đặc biệt, bao gồm các khối học: lớp 10, lớp 11, lớp 12. Sau khi tốt nghiệp hệ giáo dục này, học sinh đƣợc nhận bằng Tốt nghiệp Phổ thông trung học. [40]

Trƣờng THPTDTNT cũng nằm trong hệ thống các trƣờng phổ thông công lập của cả nƣớc. Trƣờng ở vị trí mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục ở miền núi, vùng dân tộc. Trƣờng đƣợc coi là một loại trƣờng tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc, một trung tâm văn hoá, khoa học, kỹ thuật ở địa phƣơng.

Mục đích mở trƣờng THPTDTNT là tạo nguồn cho các trƣờng đại học và chuyên nghiệp để đào tạo cán bộ cho các dân tộc trƣớc hết là giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn khoa học kỹ thuật. Đồng thời

việc mở trƣờng THPTDTNT cịn nhằm đào tạo lực lƣợng lao động có trình độ văn hố, kỹ thuật, có sức khoẻ và phẩm chất tốt để tham gia vào công cuộc xây dựng quê hƣơng miền núi, vùng dân tộc.

Trong đó, trƣờng trung học cơ sở dân tộc nội đƣợc mở ở cấp huyện, còn trƣờng THPTDTNT chỉ mở ở cấp tỉnh. Trƣờng THPTDTNT ở các khu vực của trung ƣơng đƣợc phép mở dự bị đại học và một số lớp thuộc hệ năng khiếu đặc biệt theo yêu cầu của các Bộ và Chính phủ. Trƣờng thuộc cấp huyện có từ 150 đến 250 học sinh. Trƣờng thuộc cấp tỉnh có từ 300 đến 500 học sinh. Trƣờng ở các khu vực cấp trung ƣơng thƣờng có từ 500 – 600 học sinh và có thể lên đến con số một nghìn học sinh hoặc hơn.

Một đặc thù của trƣờng THPTDTNT là học sinh học tập và ăn ở tại trƣờng. Các trƣờng này dành cho con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội. Học sinh đƣợc ở tại trƣờng và đƣợc cấp kinh phí ăn, ở. Học sinh ngƣời dân tộc Kinh chỉ đƣợc chiếm tối đa 5% trong trƣờng, và chỉ ƣu tiên cho những gia đình thƣơng binh, liệt sĩ, có cơng với cách mạng đã định cƣ ở vùng phát triển giáo dục gặp nhiều khó khăn ít nhất từ 5 năm, có đủ tiêu chuẩn theo quy định thì cũng đƣợc tuyển chọn vào học trƣờng THPTDTNT.

Ở các tỉnh miền Bắc, mỗi tỉnh có một trƣờng THPTDTNT, hay cịn gọi là trƣờng THPTDTNT tỉnh, nội dung giảng dạy, giáo dục chủ yếu là nội dung chung của chƣơng trình sách giáo khoa cho học sinh THPT, tuy nhiên, có điều chỉnh và bổ sung thêm những kiến thức về địa phƣơng và về các dân tộc thiểu số của Việt Nam.

Các trƣờng THPTDTNT tỉnh thƣờng chỉ tuyển sinh học sinh thuộc tỉnh mình, trừ các trƣờng thuộc cấp trung ƣơng nhƣ trƣờng Vùng Cao Việt Bắc, là nơi tuyển sinh học sinh là con em dân tộc thiểu số từ miền Trung Bắc Bộ đổ lại. Các em học sinh học ở trƣờng này là các học sinh có kết quả học tập giỏi và đủ điều kiện xét tuyển (quy định theo từng năm) từ cấp THCS ở các tỉnh từ Quảng Bình đổ lại các tỉnh miến núi phía Bắc. Các trƣờng THPTDTNT tỉnh cịn lại thƣờng đƣợc đặt ở các thị xã, thành phố trong tỉnh/thành phố để thuận tiện cho việc học tập của tất cả các học sinh theo học THPT trong toàn tỉnh/thành phố.

Hiện nay với sự phát triển của nền giáo dục, một số tỉnh thành đã có thêm trƣờng liên cấp 2-3, những trƣờng học này đƣợc đặt tại các huyện trong tỉnh. Tuy nhiên, số trƣờng liên cấp 2-3 khá ít, chỉ có 1 đến 2 trƣờng trong mỗi tỉnh, và những trƣờng này chỉ tuyển sinh học sinh ở một vài huyện lân cận chứ không tuyển học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông nội trú ở vùng dân tộc thiểu số phía bắc 60 14 10 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)