.8 So sánh theo nghề nghiệp của cha mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông nội trú ở vùng dân tộc thiểu số phía bắc 60 14 10 (Trang 81 - 83)

Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy, có 80% trẻ có bố và 88.2% trẻ mắc các vấn đề SKTT trong tổng trẻ mắc các vấn đề SKTT có nghề nghiệp là làm ruộng. Chỉ có 17.1% bố và 11.7% mẹ làm cán bộ công viên chức (nhƣ giáo viên, cán bộ xã, cán bộ y tế xã bản…). Cuối cùng, có 2.9 trẻ có bố làm công nhân mắc các vấn đề SKTT trong tổng số trẻ mắc các vấn đề SKTT. Tỷ lệ trẻ có bố mẹ làm ruộng có các vấn đề SKTT trong tổng số trẻ mắc cao nhƣ vậy có thể lý giải bởi một số nguyên nhân: Thứ nhất, trung bình có đến gần 90% trẻ tham gia nghiên cứu có bố mẹ làm ruộng, và chỉ có 9.25% là cán bộ viên chức, 0.75% làm kinh doanh và 0.5% làm kinh doanh. Thứ 2, các vùng ngƣời dân tộc thiểu số sinh sống đều là các vùng xa, vùng cao, là những nơi hẻo lánh ít ngƣời, kinh tế nghèo nàn, cơ sở sở vật chất lạc hậu, các dịch vụ thƣơng mại hoặc các phƣơng tiện hiện đại gần nhƣ vắng mặt do địa hình xa cách với các khu dân cƣ phát triển, chính vì vậy nghề nghiệp kiếm sống hàng ngày chủ yếu là làm nƣơng rẫy.

Để biết đƣợc tỷ lệ trẻ có vấn đề SKTT theo thứ tự đƣợc sinh ra trong gia đình nhƣ thế nào, trƣớc hết chúng ta cùng xem tỷ lệ trẻ tham gia nghiên cứu là con thứ mấy trong gia đình.

0 10 20 30 40 50 60 Thứnhất Thứ2 Thứ3 Từ thứ 4 trở đi Tổng tỷlệtrẻtham gia NC Tỷ lệ trẻ có vấn đề

Biếu đồ 3.9. So sánh giữa tỷ lệ trẻ có vấn đề với tỷ lệ trẻ tham gia nghiên cứu theo thứ tự được sinh ra.

Nhƣ vậy, nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy, có tới 47% trẻ tham gia nghiên cứu là con đầu, 25% là con thứ 2, 16% là con thứ 3 và từ con thứ tƣ trở đi chiếm 12%.

Nhìn vào cột mầu đỏ trong biểu đồ, chúng ta thấy tỷ lệ trẻ có vấn đề trong tổng số trẻ có vấn đề SKTT cũng tỷ lệ thuận với tỷ lệ trẻ tham gia nghiên cứu theo thứ tự đƣợc sinh ra trong gia đình. 50% trẻ có vấn đề là con cả, 30% là con thứ 2, 14% là con thứ 3 và chỉ 6% trẻ sinh ra là con thứ 4 trở đi gặp phải vấn đề về SKTT.

3.5 Tỉ lệ những trẻ có nguy cơ

Sau khi xác định đƣợc tỷ lệ trẻ có vấn đề SKTT, chúng tơi tiếp tục xác định tỷ lệ trẻ có nguy cơ có các vấn đề SKTT. Xác định tỷ lệ trẻ có nguy cơ rất quan trọng bởi vì chúng ta có thể có những biện pháp phịng ngừa trên những đối tƣợng cơ nguy cơ này. Để tính điểm số trẻ có nguy cơ, chúng tôi dựa theo cách tính của Achenbach [20]. Điểm ranh giới của trẻ có nguy cơ đƣợc tính bằng: Mean + 1,5*SD (điểm trung bình cộng 1,5 nhân với độ lệch chuẩn). Những trẻ có điểm trung bình tồn thang đo dao động từ Mean + 1,5*SD đến Mean + 2*SD sẽ là những trẻ có nguy cơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông nội trú ở vùng dân tộc thiểu số phía bắc 60 14 10 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)