1.3.1. Vị trí, vai trị của trường tiểu học
Theo Điều 2 trong Điều lệ trường Tiểu học năm 2010 “Trường tiểu học là
cơ sở giáo dục phổ thơng của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân,
có tài khoản và con dấu riêng” [6]
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học
Theo Điều 3 của Điều lệ trường Tiểu học năm 2010, trường tiểu học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thơng cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân cơng của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hồn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.
3. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.
4. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
5. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
6. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.
8. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
1.3.3. Đổi mới giáo dục Tiểu học
Trước những yêu cầu của xã hội, trước những thách thức của xu thế tồn cầu hóa, việc đổi mới giáo dục phổ thơng trong đó có đổi mới giáo dục tiểu học bao gồm đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học, cách thức đánh gía kết quả học tập của học sinh có ý nghỹa thời sự và tầm quan trọng to lớn. Đổi mới giáo dục khơng cịn là cơng việc riêng của mỗi quốc gia đơn lẻ mà đang trở thành mối quan tâm chung của mọi quốc gia trước những thách thức của giai đoạn phát triển mới.
Theo điều 27 của Luật Giáo dục, mục tiêu của Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.[27]
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục tiểu học cần đạt được một số mục tiêu cụ thể: Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học bằng các giải pháp:
- Chuẩn bị tốt cho học sinh tiểu học tiến đến 100% học 2 buổi/ngày. - Thực hiện dạy học theo chương trình sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp dạy học.
- Dạy đủ các môn bắt buộc và tự chọn.
- Xây dựng và đánh giá trường tiểu học theo chuẩn quốc gia ở mức độ 1 tiến tới mức độ 2,3 xây dựng các điều kiện đảm bảo cho việc giáo dục toàn diện về các mặt: đức, trí, thể, mỹ v.v và các kỹ năng cơ bản.
Với mục tiêu trên, yêu cầu về nội dung, phương pháp Giáo dục tiểu học thể hiện ở điều 28 của Luật Giáo dục phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. [27]
Đặc biệt, phải đổi mới phương pháp dạy học, Nghị quyết Trung ương II khóa VIII đã nhấn mạnh đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và chỉ ra những định hướng “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành một nếp tư duy sáng tạo của người học.
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.”
Theo điều 29 Luật Giáo dục 2005 chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [27]
Dạy cho học sinh cách học là yêu cầu, chức năng nhiệm vụ mới của người thày giáo trong thời kỳ hiện nay, đó chính là quan điểm phát huy nội lực của học sinh, kết hợp với sự định hướng của giáo viên. Người hiệu trưởng chú ý đến việc xây dựng kỷ cương, nền nếp kỷ cương trong dạy học, thực hiện chức năng quản lý hành chính, đưa các hoạt động vào kỷ cương bằng hệ thống các nội quy, quy định chặt chẽ. Xây dựng ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong quá trình dạy học, tạo ra khơng khí lành mạnh, thân thiện, đồn kết thân ái, làm nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học đồng thời có những đổi mới về đánh giá xếp loại học sinh, động viên khen thưởng kịp thời đối với những cống hiến và thành tích của cá nhân giáo viên và học sinh; hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng sống cần thiết trong cuộc sống.
Trong giai đoạn phát triển của đất nước ta hiện nay, tiểu học có vai trị quan trọng, là nền tảng cho các cấp học sau này. Việc quản lý giáo dục tiểu học có vai trị, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chất lượng, hiệu quả giáo dục tiểu học sẽ thấp nếu công tác quản lý bị buông lỏng, không phù hợp và ngược lại, dù trong điều kiện cịn khó khăn nhưng nếu biết cách quản lý sáng tạo, phù hợp sẽ phát huy được nội lực, nâng cao hiệu quả giáo dục.