Ảnh hưởng của các lực lượng giáo dục tham gia giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 65 - 68)

2.4. Thực trạng quản lý GDKNS cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn

2.4.6. Ảnh hưởng của các lực lượng giáo dục tham gia giáo dục kỹ năng sống

được quan tâm hơn nhiều. Cán bộ quản lý luôn chú ý đến công tác này từ khi lên kế hoạch đến khi tổ chức chỉ đạo cũng như tham khảo ý kiến để đánh giá xếp loại. Về nhận thức, 100% cán bộ quản lý hiểu được tầm quan trọng của việc phối kết hợp với các lực lượng xã hội để giáo dục KNS cho học sinh. Song thực tế, cơng tác quản lý sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong cơng tác giáo dục KNS cho học sinh cịn bộc lộ một số yếu điểm sau:

- Việc quản lý mang tính một chiều, khi có vấn đề gì liên quan đến gia đình, các lực lượng xã hội thì nhà trường phổ biến, chủ động tổ chức; ít có sự phản ánh hoặc tham gia tích cực của gia đình và các lực lượng ngồi nhà trường.

- Hình thức quản lý sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội cịn nghèo nàn, ít đổi mới nên chưa thu hút được sự quan tâm của mọi người.

Như vậy, nhà trường cần có biện pháp phối kết hợp sâu sắc hơn nữa, đặc biệt chú ý tư vấn cho gia đình học sinh và các lực lượng xã hội ngoài nhà trường cùng tham gia vào các hoạt động GDKNS cho học sinh.

2.4.6. Ảnh hưởng của các lực lượng giáo dục tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện Đông Anh cho học sinh tiểu học huyện Đông Anh

Bảng 2.15: Ảnh hưởng của những lực lượng giáo dục, lực lượng xã hội đối với công tác GDKNS cho học sinh.

(Điều tra 111 CBQL, giáo viên và 81 cha mẹ học sinh ở một số trường tiểu học huyện Đông Anh)

STT CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC, LỰC LƯỢNG XÃ HỘI KHÔNG ẢNH HƯỞNG ẢNH HƯỞNG ÍT ẢNH HƯỞNG NHIẾU

1 Ban giám hiệu nhà trường 0% 9,5% 90,5%

2 Hội đồng sư phạm nhà trường 0% 76,3% 23,7%

3 Cơng đồn nhà trường 20,4% 67,8% 11,8%

4 Đoàn Thanh niên (trường) 0% 63,6% 36,4%

5 Đội TNTP HCM (trường) 0% 13,5% 86,5%

6 Giáo viên chủ nhiệm 0% 7,3% 92,7%

7 Giáo viên bộ môn 1,6% 38,6% 59,8%

8 Tập thể lớp 0% 22,1% 77,9%

9 Gia đình 0% 8,9% 91,1%

10 Họ hàng 5,8% 41,4% 52,8%

11 Bạn bè 0% 11,1% 88,9%

12 Cộng đồng nơi sinh sống 2,1% 23,5% 74,4%

13 Ban đại diện cha mẹ học sinh 0% 38,6% 61,4%

14 Các tổ chức Đảng cơ sở 16,8% 74,7% 8,5%

15 Chính quyền các cấp 13,7% 86,3% 0%

16 Mặt trận tổ quốc 30,3% 69,7% 0%

17 Đoàn Thanh niên nơi cư trú 8,7% 82,8% 8,5%

18 Hội phụ nữ 16,3% 81,4% 2,3%

19 Công an 12,8% 78,2% 9%

20 Hội cựu chiến binh 32,3% 67,7% 0%

21 Hội người cao tuổi 32,5% 67,5% 0%

22 Hội khuyến học 13% 68,6% 18,4%

Nhận xét: Chúng ta thấy rằng các lực lượng giáo dục ở Huyện Đơng Anh

đều có ảnh hưởng đến cơng tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nhưng mức độ ảnh hưởng có khác nhau. 92,7% cho rằng là giáo viên chủ nhiệm lực lượng có ảnh hưởng lớn nhất. Tiếp theo là ảnh hưởng của gia đình (91,1%), rồi đến Ban giám hiệu nhà trường (90,5%). Thực tế đã chứng minh, Ban giám hiệu trường nào đoàn kết, nghiêm túc, xử lý công bằng, nghiêm minh những vi phạm đạo đức thể hiện thiếu kỹ năng sống của học sinh, biết tổ chức, biết phối hợp các lực lượng giáo dục tốt thì hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở đó có chất lượng. Tiếp sau đó là ảnh hưởng của và bạn bè (89,9%). Ảnh hưởng của các tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trường được đánh giá không cao, điều này chứng tỏ việc phối kết hợp giữa nhà trường với những tổ chức này chưa đủ mạnh mẽ, chưa để lại ấn tượng sâu sắc cho cả giáo viên lẫn học sinh. Từ kết quả này ta có thể nhận ra việc các em cho tổ chức này hay tổ chức kia là quan trọng hơn là do các em nhìn thấy những tổ chức đó giáo dục kỹ năng sống cho chính các em nhiều hơn. Việc kết hợp các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường để giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh chủ yếu tập trung vào bảy nhóm sau: Ban giám hiệu, giáo viên chủ

nhiệm, gia đình, bạn bè, Đội TNTPHCM, tập thể lớp và cộng đồng nơi sinh sống.

Còn những tổ chức ít ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như: Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc v.v. Những tổ chức này ít quan tâm hoặc có quan tâm nhưng chưa khẳng định được vai trị và vị trí cũng như những tác động của họ đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một số tổ chức khác có ảnh hưởng cao hơn như Đoàn Thanh niên trường, Đoàn Thanh niên địa phương, Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học v.v song sự tác động còn chưa rõ nét, chưa mang tính thường xun. Tóm lại, những tổ chức nêu trên chưa xác định được chức năng tham gia đánh giá quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức của học sinh mà chỉ mang tính tham khảo khi xem xét, đánh giá đạo đức học sinh.

Như vậy, nhà trường cần có biện pháp phối kết hợp sâu sắc hơn nữa, đặc biệt chú ý tư vấn cho gia đình học sinh và các lực lượng xã hội ngoài nhà trường cùng tham gia vào các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)