Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 76 - 77)

3.1.1. Đảm bảo tính mục đích

Tất cả các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống của các trường tiểu học phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất để đạt một kết quả cuối cùng, đó là sự quan tâm đầu tư vật lực, trí lực và sự thống nhất đồng bộ của các lực lượng giáo dục để rèn kỹ năng sống cho học sinh. Trong các nhà trường cần có sự chỉ đạo đồng bộ của các văn bản tạo thành cơ sở pháp lý để thống nhất về nội dung, cách thức tiến hành giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Khi lựa chọn mục tiêu cần phải đảm bảo mục tiêu rõ ràng, lượng hóa được, có kết quả, có thời gian xác định cụ thể và được quán triệt tới mọi thành viên trong nhà trường.

3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống tại các trường tiểu học của Huyện Đông Anh phải đảm bảo tác động một cách đồng bộ đến các thành tố của quá trình dạy kỹ năng sống, chuẩn bị các điều kiện về các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, thông tin, thời gian v.v) đáp ứng yêu cầu.

Đảm bảo tính tồn diện của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống còn phải chú trọng đến việc tạo môi trường giáo dục đồng thuận, thống nhất và tiến hành tổ chức, quản lý bảo đảm tốt nhất chất lượng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Ngồi việc đảm bảo tính hài hịa, tích cực giữa các mối quan hệ của các bên liên quan trong hoạt động này, cần quan tâm đến việc bố trí sắp xếp giáo viên phù hợp với năng lực và yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lý.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Những biện pháp được đề xuất phải có khả năng thực hiện được, do đó phải phù hợp với điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực của nhà trường, địa phương và các lực lượng xã hội tham gia hoạt động giáo dục trong Huyện Đông

Anh. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các trường tiểu học cần mang lại kết quả cuối cùng cho học sinh, có vốn kiến thức về KNS và khả năng thực hành nhất định, góp phần đắc lực vào việc đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện của các trường tiểu học.

3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Trong mục tiêu giáo dục đức - trí - thể - mỹ cho học sinh tiểu học, hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống đã được triển khai và bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên để đảm bảo hoạt động này có được chất lượng tốt nhất cần xây dựng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng trên cơ sở kế thừa các biện pháp đã thực hiện song phù hợp hơn.

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống mang tính kế thừa và phát triển được triển khai theo hướng: đảm bảo tính liên tục trong quá trình tổ chức dạy kỹ năng sống và phát huy được những mặt tích cực của các biện pháp quản lý đã có. Đồng thời bổ sung thêm các biện pháp phù hợp với tình hình hiện tại và hướng phát triển trong những năm tới của nhà trường (đặc biệt là của CBQL, GV, HS) và địa phương.

Từ cơ sở lý luận và thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kết hợp với những yêu cầu, nguyên tắc trên, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trường tiểu học Huyện Đông Anh như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 76 - 77)