Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

1.5.1. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện nay đoạn hiện nay

1.5.1.1. Mục tiêu chung của giáo dục Tiểu học

Mục tiêu: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở

mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. (Luật Giáo

dục 2005, Điều 27, mục 2)

Mục tiêu cụ thể: Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở Tiểu học bằng các giải pháp: - Chuẩn bị tốt các điều kiện cho học sinh Tiểu học tiến tới 100% học sinh được học 2 buổi/ngày.

- Thực hiện dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.

- Dạy đủ các môn bắt buộc và tự chọn.

- Xây dựng và đánh giá trường Tiểu học theo Chuẩn quốc gia ở mức độ 1, tiến tới mức độ 2,3 xây dựng các điều kiện đảm bảo cho việc giáo dục - đào tạo học sinh về các mặt: đức, trí, thể, mỹ... và các kỹ năng cơ bản.

1.5.1.2.Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Chuyển dịch kiến thức, thái độ và giá trị thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; phát triển hài hịa, tồn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

1.5.2. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học 1.5.2.1. Tương tác 1.5.2.1. Tương tác

Kỹ năng sống khơng thể được hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc tài liệu. Cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động, tương tác với giáo viên và với nhau trong quá trình giáo dục. Việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục kỹ năng sống hiệu quả.

1.5.2.2. Trải nghiệm

Người học cần được đặt vào các tình huống thực tế để trải nghiệm và thực hành. Học sinh chỉ có kỹ năng khi các em tự làm việc đó, chứ khơng chỉ nói về

việc đó. Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kỹ năng phù hợp với điều kiện thực tế.

1.5.2.3. Tiến trình

Giáo dục kỹ năng sống khơng thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà địi hỏi phải có cả q trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất cứ mắt xích nào trong chu trình trên: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ.

1.5.2.4. Thay đổi hành vi

Mục đích cao nhất của giáo dục kỹ năng sống là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục kỹ năng sống thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình.

1.5.2.5. Thời gian- môi trường giáo dục

Giáo dục kỹ năng sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội

cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống “thực” trong

cuộc sống.

1.5.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

* Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình:

- Kỹ năng tự nhận thức - Kỹ năng xác định giá trị - Kỹ năng kiểm soát cảm xúc - Kỹ năng ứng phó với căng thẳng - Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ - Kỹ năng thể hiện sự tự tin

* Nhóm các kỹ năng phân biệt và sống với người khác:

- Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng lắng nghe tích cực - Kỹ năng thể hiện sự cảm thông - Kỹ năng thương lượng

- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn - Kỹ năng hợp tác

* Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả:

- Kỹ năng tư duy phê phán - Kỹ năng tư duy sáng tạo - Kỹ năng ra quyết định - Kỹ năng giải quyết vấn đề - Kỹ năng kiên định

- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm - Kỹ năng đặt mục tiêu

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin

1.5.4. Các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống trong trường học

Việc giáo dục kỹ năng sống cho HS ở các nước được thực hiện theo ba hình thức:

- Coi kỹ năng sống là một mơn học riêng biệt.

- Kỹ năng sống được tích hợp vào một vài mơn học chính.

- Kỹ năng sống được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các mơn học trong chương trình.

Tuy nhiên, chỉ có một số khơng đáng kể các nước đưa kỹ năng sống thành một môn học riêng biệt. Còn đa số các nước, để tránh sự quá tải trong nhà trường, thường tích hợp kỹ năng sống vào một phần nội dung môn học, chủ yếu là các môn khoa học xã hội như giáo dục sức khỏe, giáo dục giới tính, quyền con người, giáo dục môi trường v.v. Một số nước đó sử dụng tiếp cận “Whole Approach” trong đó có hình thức xây dựng “Trường học thân thiện” nhằm thúc đẩy việc tích hợp kỹ năng sống vào các môn học trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 31 - 34)