Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 98)

giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học các trường Tiểu học trên địa bàn Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

3.4.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm

Qua kết quả nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn Huyện Đông Anh, chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý cơ bản nhằm đáp ứng yêu cầu của chất lượng giáo dục

kỹ năng sống .

Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đề xuất, trên cơ sở thực nghiệm tại thực tiễn QLGD tại địa phương bằng phương pháp chuyên gia, đề tài khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Quy trình xin ý kiến chuyên gia gồm các bước sau:

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho chuyên gia với

câu hỏi đưa ra là: “Xin đồng chí cho biết ý kiến cuả mình về mức độ cần thiết và

tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất?” Bước 2: Lựa chọn chuyên gia

Tiêu chí lựa chọn: CBQL có kinh nghiệm, có trình độ trong cơng tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Số lượng chuyên gia được lựa chọn 30 người, bao gồm cán bộ Lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT và Ban Giám hiệu các trường Tiểu học có kinh nghiệm quản lý từ 5 năm trở lên.

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở mẫu phiếu đã xây dựng xin ý kiến chuyên gia một cách độc lập theo mẫu phiếu đánh giá gồm 2 khía cạnh:

- Đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp đề xuất với 3 mức độ: Rất cần thiết; Cần thiết; Không cần thiết.

- Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp đề xuất ở 3 mức độ: Rất khả thi; Khả thi; Không khả thi.

Cách thức xử lý kết quả:

17. Thang điểm đánh giá:

+ Cần thiết/ khả thi : 2 điểm + Không cần thiết/không khả thi : 1 điểm

18. Lập bảng thống kê điểm trung bình cho các giải pháp đề xuất, xếp thứ bậc và đưa ra kết luận.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GD KNS hoạt động GD KNS

* Về tính cần thiết của các biện pháp quản lý

Bảng 3.1:Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học theo ý kiến chuyên gia

T T Các biện pháp quản lý Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Thứ bậc SL % SL % SL %

1 Nâng cao nhận thức của các

lực lượng giáo dục 27 90 3 1 0 0 87 2.9 1

2 Kế hoạch hóa hoạt động GD

KNS 25 83. 3 5 1.6 7 0 0 85 2.83 2 3

Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên có năng lực GD KNS cho học sinh 23 76. 6 7 23. 4 0 0 83 2.77 3 4

Đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương pháp GD KNS

21 70 9 30 0 0 81 2.7 4

5

Kiểm tra, đánh giá, giám sát, hỗ trợ hoạt động GD KNS

18 60 12 40 0 0 78 2.6 6

6

Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục kỹ năng sống cho HS

20 67 10 33 0 0 80 2.67 5

Nhận xét:

Với kết quả khảo sát chuyên gia bảng 3.2 cho thấy các chuyên gia đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học có mức độ cần thiết rất cao với điểm trung bình chung = 2.74 và 6/6 biện pháp đề xuất (100%) có 2.6. Đặc biệt có 3 biện pháp được đánh giá tính cần thiết cao nhất là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục có điểm trung bình = 2.9 xếp bậc 1/6

Biện pháp 2: Kế hoạch hóa hoạt động GD KNS có điểm trung bình =2.83 xếp bậc 2/6

Biện pháp 3: Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên có năng lực GD KNS cho học sinh = 2.77 xếp bậc 3/6

Biểu đồ 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GD KNS cho HS tiểu học

Các biện pháp quản lý hoạt động GD KNS cho HS tiểu học

2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học

TT Các biện pháp quản lý Rất khả thi Khả thi Không khả thi Th ứ bậc SL % SL % SL %

1 Nâng cao nhận thức của các lực

lượng giáo dục 21 70 9 30 0 0 81 2.7 2

2 Kế hoạch hóa hoạt động GD

KNS 23 76. 7 7 23. 3 0 0 83 2.77 1 3

Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên có năng lực GD KNS cho học sinh

18 60 10 33 2 6.7 76 2.53 4

4 Đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương pháp GD KNS 19

63. 4 10

33.

3 1 3.3 78 2.6 3

5 Kiểm tra, đánh giá, giám sát, hỗ trợ hoạt động GD KNS 16 53. 4 13 43. 3 1 3.3 75 2.5 5 6

Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục kỹ năng sống

16 53. 3 11

36.

7 3 10 73 2.43 6

Điểm trung bình chung: 2.59

Nhìn vào bảng 3.3, ý kiến chuyên gia đánh giá các biện pháp quản lý hoạt

động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học được đề xuất với điểm trung bình

chung = 2.59 và có tính khả thi tương đối cao, điểm bình quân của các biện pháp đề xuất tập trung, độ phân tán không đáng kể (2.43<<2.77). Các biện pháp có tính khả thi cao:

Biện pháp 2: Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục KNS có điểm trung bình = 2.77 xếp bậc 1/6

Biện pháp1: Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục có điểm trung bình = 2.7 xếp bậc 2/6

Biện pháp 3: Đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương pháp GD KNS có điểm trung bình = 2.60 xếp bậc 3/6

Biểu đồ 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học

Kết qủa thăm dò thu được cho thấy, các biện pháp quản lý quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống của hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn Huyện Đông Anh được 100% các chuyên gia đánh giá ở mức độ rất cần thiết và cần thiết; họ cho rằng các biện pháp đó đều được coi là những biện pháp quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống. Trong điều kiện thực tế hiện nay, ở các trường tiểu học nói riêng và ngành giáo dục nói chung, khi giáo dục kỹ năng sống chưa chính thức được coi là một mơn học chính thì các biện pháp nêu trên đều được đánh giá cao có tính khả thi nếu được áp dụng ở các trường tiểu học. 93% người được hỏi cho rằng có thể thực hiện được tại cơ sở mình.

Bảng 3.3: Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học

T T Các biện pháp quản lý Tính cần thiết Tính khả thi D2 (mi-ni) Thứ bậc (mi) Thứ bậc (ni)

1 Nâng cao nhận thức của các lực

lượng giáo dục 87 2.9 1 81 2.7 2 1

2 Kế hoạch hóa hoạt động GD

KNS 85 2.83 2 83 2.77 1 1

3

Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên có năng lực GD KNS cho học sinh

83 2.77 3 76 2.53 4 1

4 Đa dạng hóa nội dung, hình

thức và phương pháp GD KNS 81 2.7 4 78 2.6 3 1

5 Kiểm tra, đánh giá, giám sát, hỗ

trợ hoạt động GD KNS 78 2.6 6 75 2.5 5 1

6

Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục kỹ năng sống cho HS

80 2.67 5 73 2.43 6 1

Điểm trung bình chung: 2.74 2.59

Để tìm hiểu tương quan về mức độ khả thi của biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học, chúng tôi sử dụng cơng thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spiêcman:

Kết quả tính tương quan thứ bậc r 0.83. Hệ số tương quan thứ bậc r khẳng định mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo

dục KNS đề xuất có tương quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp là rất phù hợp nhau.

Biểu đồ 3.3: Tương quan mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học

Từ biểu đồ 3.3 cho thấy giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đánh giá cao. Điều đó cho thấy các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng tiểu học mà tác giả đề xuất có cơ sở ứng dụng vào thực tiễn trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở lý luận ở chương 1, thực trạng quản lý giáo dục KNS cho học sinh các trường tiểu học huyện Đông Anh ở chương 2 và 04 nguyên tắc, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học huyện Đơng Anh, Hà Nội. Các biện pháp đều được trình bày theo một logic thống nhất: mục đích, nội dung, cách thực hiện biện pháp và kết quả đạt được. Đề tài cũng đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp được đề xuất và thu được kết quả dương, đồng thời cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu.

06 biện pháp mà đề tài đề xuất nếu được triển khai thực hiện đồng bộ, triệt để, thì việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của hiệu trưởng các trường tiểu học Huyện Đông Anh hy vọng sẽ đạt hiệu quả cao hơn góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường tiểu học Huyện Đông Anh, Hà Nội.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, điều tra và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, tác giả rút ra kết luận sau:

* Về mặt lý luận

Đề tài đã nghiên cứu, tổng thuật một cách hệ thống lý luận về quản lý bao gồm quản lý trường học, quản lý các hoạt động giáo dục và đặc biệt là quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học, làm rõ mục tiêu và yêu cầu giáo dục của hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học, hệ thống hóa được các nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống ở các trường tiểu học...

* Về thực trạng

Đề tài đã khảo sát thực trạng thực hiện và quản lý họat động GDKNS ở một số trường tiểu học huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; đánh giá những mặt mạnh, mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý hoạt động giáo dục KNS cho HS các trường tiểu học huyện Đông Anh, Hà Nội.

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, luận văn đã thể hiện 06 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho HS các trường tiểu học huyện Đơng Anh, Hà Nội, đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục về vị trí, vai

trị kỹ năng sống và nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

Biện pháp 2: Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo chỉ đạo

của Bộ giáo dục và đào tạo, đồng thời có kế hoạch quản lý một số chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cơ bản cho học sinh tiểu học trong các hoạt động giáo dục.

Biện pháp 3: Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên có năng lực giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh.

Biện pháp 4: Đa dạng hóa nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục kỹ

năng sống cho học sinh tiểu học.

Biện pháp 5: Kiểm tra, đánh giá, giám sát, hỗ trợ nhằm phát hiện kịp thời

vật chất góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong Huyện.

Biện pháp 6: Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham

gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

Đề tài đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất và đã thu được kết quả rất tốt. Các biện pháp sẽ có những tác động tích cực trong cơng tác tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học, đồng thời góp phần hình thành và phát triển tồn diện nhân cách học sinh ngay từ lứa tuổi tiểu học, bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và sự thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đề ra của tác giả luận văn.

2. Khuyến nghị

Từ nghiên cứu của đề tài, nhằm giúp hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh tiểu học ngày càng đạt kết quả tốt hơn, đề tài có một số khuyến nghị sau:

* Đối với Bộ GD&ĐT

- Đưa nội dung, chương trình GDKNS cho học sinh tiểu học vào chương trình đào tạo giáo viên tiểu học tại các trường sư phạm và đưa vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên và tổ chức tập huấn cho giáo viên tiểu học.

- Chú trọng biên sọan, xây dựng giáo trình, tài liệu tham khảo về GDKNS cho học sinh tiểu học, giúp CBQL, giáo viên tiểu học, CMHS tổ chức hoạt động giáo dục đúng định hướng về nội dung và phong phú về hình thức.

- Có chính sách của ngành giáo dục để tạo điều kiện cho CBQL, giáo viên tiểu học, các lực lượng tham gia giáo dục yên tâm công tác, chủ động sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục.

- Có kế hoạch thẩm định, quản lý các Trung tâm GDKNS trong công tác liên kết GDKNS với các nhà trường.

* Đối với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT

- Phối hợp với các tổ chức, Ban ngành có liên quan tăng cường tập huấn cho đội ngũ CBQL, giáo viên v.v về nghiệp vụ, phương pháp GDKNS cho học sinh tiểu học. Tổ chức các hoạt động hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, giới thiệu về

GDKNS và quản lý việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học để cán bộ quản lý, giáo viên các trường tham dự, học tập.

- Làm tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo quy hoạch đội ngũ giáo viên cốt cán các trường.

- Tích cực tham mưu với UBND thành phố, UBND Huyện xây dựng đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, trang bị các phương tiện, trang thiết bị hiện đại hỗ trợ hoạt động giáo dục cho các trường nhằm giảm sỹ số học sinh trên một lớp đảm bảo thực hiện có chất lượng các hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói riêng.

- Phòng GD&ĐT tăng cường kiểm tra, giám sát kế hoạch và việc triển khai thực hiện tổ chức họat động GDKNS của các trường theo kế hoạch.

* Đối với các trường tiểu học

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, CMHS, học sinh, địa phương về vị trí, vai trị, lợi ích của kỹ năng sống trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh tiểu học.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết, quy chế hoạt động cho lực lượng tổ chức và tham gia hoạt động GDKNS cho học sinh tiểu học ngoài giờ lên lớp.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá phù hợp, quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng.

- Tạo điều kiện về kinh phí mua sắm trang thiết bị, tài liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 98)