Chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non tuổi hoa quận ba đình thành phố hà nội (Trang 46)

2.1.2 .Tình hình phát triển giáo dục mầm non Quận Ba Đình, Hà Nội

2.2. Sơ lược về trường mầm non Tuổi Hoa, Quận Ba Đình, TP Hà Nội

2.2.2. Chất lượng giáo dục

Trải qua gần 30 năm phấn đấu và trưởng thành, trường đã đạt nhiều danh hiệu của Thành phố cũng như Quận trao tặng. Năm 2012 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia cấp độ I, trường chuẩn chất lượng mức độ 1, nhiều năm đạt trường tiên tiến xuất sắc về thể dục thể thao cấp thành phố, tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố.

2.2.3. Nhu cầu học tập, chăm sóc ni dưỡng của trẻ và yêu cầu, mong muốn của phụ huynh

Để có cơ sở xây dựng các kế hoạch phối hợp giữa gia đình và nhà trường đồng thời nắm được nhu cầu, mong muốn của phụ huynh học sinh đối với việc chăm sóc-giáo dục trẻ 5-6 tuổi, nhà trường đã tiến hành lấy ý kiến của phụ huynh các cháu lớp mẫu giáo lớn về vấn đề kể trên.

Với 6 nội dung yêu cầu thông thường đối với mỗi gia đình trẻ, cụ thể: 1- Cha mẹ cần quan tâm tới bữa ăn và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Tập cho trẻ hành vi văn minh trong ăn uống (mời trước khi ăn, ăn hết suất, không ngậm, không nhai nhồm nhồm, khi ăn khơng nói chuyện).

2- Dành thời gian đưa đón con đúng giờ để trẻ được tham gia đầy đủ các hoạt động ở trường mầm non, đồng thời quan tâm nắm bắt tình hình của trẻ qua nhà trường để biết cách chăm sóc-giáo dục trẻ, giúp trẻ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ăn, mặc, học, chơi ...

3- Hãy dành những phút giây cùng làm một việc, cùng chơi các trò chơi, tâm sự với trẻ, kể hay đọc truyện cho trẻ nghe, tạo tình huống để trẻ chia sẻ với bố mẹ thành tích trẻ đạt được ở trường. Những lời động viên khen ngợi kịp thời của cha mẹ, người thân sẽ tạo hứng thú cho trẻ thích đến trường và qua hoạt động làm nhiều việc tốt sẽ hình thành nhân cách tốt sau này cho trẻ. Chính qng thời gian đó, tình cảm, những bài học, những cảm nhận sẽ trở nên dễ nhớ và in sâu vào đầu óc trẻ hơn bất cứ lúc nào hết;

4- Các bậc cha mẹ cần quan tâm mua sắm đủ học liệu, đồ chơi học tập cho trẻ (nhưng cần có tư vấn của nhà trường), không nên dạy trẻ học trước

chương trình của từng độ tuổi, đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị lên tiểu học tuyệt đối không dạy trước chương trình lớp 1 (tập viết, học toán quá mức độ,...), chúng ta càng không nên ép trẻ phải đọc thông, viết thạo, phải làm các phép tốn q mức...vì điều đó sẽ thui chột đi hứng thú học tập của trẻ khi vào lớp một, mặt khác còn ảnh hưởng đến sự phát triển các yếu tố sức khỏe, thể chất của trẻ;

5- Quan tâm khơng để trẻ chơi một mình, chơi các vật dụng nguy hiểm, thiếu an tồn; Khơng cho trẻ mang đồ trang sức; Khơng nên cho trẻ xem ti vi, vi tính quá lâu sẽ làm ảnh hưởng sự phát triển của thị giác (dễ mắc các bệnh

cận thị, viễn thị, loạn thị...), nên cho trẻ xem 15- 20 phút mỗi ngày đối với trẻ

5 tuổi. Đặc biệt khơng nên chiều trẻ xem những chương trình khơng phù hợp lứa tuổi, không để trẻ tự chơi hay học theo những trị chơi trên máy tính, nếu khơng đây sẽ là những mầm họa ảnh hưởng xấu đến nhân cách trong cuộc đời của trẻ;

6- Các bậc phụ huynh cần thường xuyên trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm, xem thơng tin ở góc tun truyền, tham dự các giờ hoạt động của trẻ ở trường mầm non (học, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân,...), xem các sản phẩm của trẻ theo chủ đề để nắm bắt được tình hình sức khoẻ, kết quả hoạt động nhận thức, ngơn ngữ, thẩm mỹ của trẻ để có biện pháp phối hợp cùng cô giáo, nhà trường nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế và bồi dưỡng năng khiếu sẵn có ở trẻ. Nếu được bố mẹ, cơ giáo động viên khích lệ, uốn nắn kịp thời thì chắc chắn trẻ sẽ phát triển toàn diện chất lượng hơn.

Nhà trường đã tiến hành khảo sát bằng hình thức phỏng vấn đối với một số phụ huynh các cháu lớp mẫu giáo lớn, sau khảo sát, nhà trường nhận thấy rất nhiều phụ huynh các cháu không nắm rõ được hết 6 yêu cầu cơ bản kể trên. Bên cạnh đó, hầu hết các vị phụ huynh đều bày tỏ mong muốn tăng cường các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, phát triển phong phú, đa dạng các cách thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc trẻ.

2.2.4. Đội ngũ giáo viên, nhân viên, đội ngũ cán bộ quản lý

Hiện nay, đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường mầm non Tuổi Hoa có tổng số là 61 người, trong đó có 39 giáo viên phân theo trình độ như bảng sau:

Bảng 2.1 : Bảng số liệu về giáo viên của trường mầm non T̉i Hoa

Phân theo trình độ

Tổng số Đại học, sau đại học Cao đẳng Trung cấp

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

15 38.5 16 41 8 20.5 39

2.3. Hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non Tuổi Hoa

2.3.1. Nhận thức về việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Tuổi Hoa chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Tuổi Hoa

Công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế thị trường đang có những bước phát triển nhảy vọt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tăng cao, sự đầu tư, chăm lo cho con cái luôn được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm. Do đó, kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn vào việc chia sẻ trách nhiệm giữa gia đình và nhà trường.

Có thể nói sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là mối quan hệ hai chiều mật thiết, cùng chung một mục đích hay cũng có thể coi đó là con đường cơ bản, chính yếu, có sự thống nhất chung về mục đích, lợi ích và phương pháp giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển tồn diện. Đây chính là tư tưởng giáo dục tân tiến, hiện đại đang được ứng dụng vào giáo dục Việt Nam.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự bùng nổ về cơng nghệ thơng tin, nhờ có cơng nghệ thơng tin và internet mà mọi khoảng cách về địa lý được rút ngắn tối đa, con người có thể dễ dàng tìm hiểu kho tri thức của nhân loại cũng như học tập sự phát triển về mọi mặt ở mọi nơi trên thế giới. Do vậy, nhận thức của người dân về sự phát triển giáo dục trên thế giới tăng lên đáng kể, theo đó mà nhận thức của các bậc cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc phối

hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ cũng tăng lên.

Là một trường mầm non đóng trên địa bàn trung tâm của Thành phố, nên các bậc cha mẹ của các trẻ trường mầm non Tuổi Hoa hầu hết đều có nhận thức rất đúng đắn về vai trò của sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, để nắm chính xác về sự nhận thức của các bậc cha mẹ trẻ cũng như cán bộ, giáo viên trong trường về tầm quan trọng của sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, trong khn khổ đề tài này, tác giả đã tiến hành khảo sát đối với cán bộ, giáo viên và một số cha mẹ của các trẻ về vai trò của việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc-giáo dục trẻ. Với câu hỏi “Anh (chị) hãy cho biết nhận định của mình về hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong cơng tác chăm sóc-giáo dục trẻ 5-6 tuổi?” được đặt ra cho 47 cán bộ, giáo viên và 235 cha mẹ học sinh, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2: Số liệu khảo sát nhận thức về việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Đối tƣợng Tổng số Rất cần thiết Cần thiết Bình thƣờng Khơng cần thiết Cán bộ, giáo viên 47 40 7 0 0 Cha mẹ trẻ 235 137 68 30 0 Tổng 282 177 75 30 0

Hình 2.1: Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức của cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh đối với việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường

.

Hình 2.2: Biểu đồ đánh giá mức độ nhận thức về việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Tuổi Hoa

2.3.2.Thực trạng hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Tuổi Hoa

Cơng tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ 5-6 tuổi luôn được nhà trường quan tâm và thực hiện nghiêm túc trong từng năm học. Nhà trường đã xây dựng Quy chế phối hợp giữa gia đình và nhà trường để làm cơ sở thực hiện các kế hoạch phối hợp hàng năm.

Đại diện, thay mặt cho các gia đình của trẻ là Ban đại diện cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh của lớp, của trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ. Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, các nội dung được thảo luận, thống nhất trong Ban đại diện cha mẹ học sinh được ghi đầy đủ trong biên bản cuộc họp.

Quy chế phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ cũng quy định rõ trách nhiệm của nhà trường và gia đình (đại diện là Ban đại diện cha mẹ học sinh):

Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình để xây dựng mơi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu giáo dục.

Đối với hiệu trưởng và giáo viên phụ trách lớp:

- Tạo điều kiện thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, ủng hộ hoạt động của cha mẹ học sinh thực hiện nghị quyết đầu năm học.

- Định kỳ tổ chức cuộc họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để tiếp thu ý kiến của Ban đại diện và cha mẹ học sinh về công tác quản lý của nhà trường, biện pháp phối hợp giúp đỡ học sinh có hồn cảnh đặc biệt, giải quyết kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến đối với hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Nhà trường cử đại diện lãnh đạo làm nhiệm vụ thường xuyên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường trong việc tổ chức hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh và hoạt động của cha mẹ học sinh.

Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh:

- Phối hợp với hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;

- Phối hợp với hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ;

- Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp.

Trên cơ sở Quy chế phối hợp giữa gia đình và nhà trường, hàng năm ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức họp phụ huynh học sinh để tổng kết đánh giá công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong năm học vừa qua và đưa ra những định hướng lớn trong kế hoạch chăm sóc, giáo dục của nhà trường trong năm học mới.

Xác định được vai trò quan trọng là người trực tiếp phối hợp với gia đình học sinh, với Ban đại diện cha mẹ học sinh nên hiệu trưởng đã quan tâm chỉ đạo đội ngũ giáo viên phụ trách lớp làm cho họ hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường, cần làm cho cha mẹ học sinh biết được những yêu cầu cần đạt về học tập, về hạnh kiểm của học sinh để có sự phối hợp, cần nắm chắc đối tượng học sinh của lớp, điều kiện hoàn cảnh học sinh, địa chỉ, số điện thoại cần liên lạc của từng trẻ, chuẩn bị chu đáo và tổ chức tốt các buổi họp cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh đặt niềm tin vào thầy cô và nhà trường, thường xuyên giữ mối liên hệ với cha mẹ học sinh và thu hút cha mẹ học sinh vào một số hoạt động tập thể của trường của lớp để gắn kết tình cảm và trách nhiệm trong hoạt động văn nghệ, tham quan, sinh hoạt chủ điểm …

Giáo viên phụ trách lớp thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình trẻ để kịp thời xử lý thông tin thường xuyên, đột xuất liên quan đến trẻ.

Nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến từ phía gia đình, cơ quan, tổ chức, đồn thể có liên quan trong cơng tác chăm sóc-giáo dục trẻ.

Nhờ có kế hoạch cụ thể, sự thống nhất, đồn kết của toàn thể cán bộ, giáo viên và Ban đại diện cha mẹ học sinh nên công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường đã đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo được mối liên hệ thường xuyên giữa gia đình và nhà trường trong cơng tác chăm sóc-giáo dục trẻ.

Xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, rèn luyện và chủ động tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường nên các trẻ 5- 6 tuổi đều được trang bị nền tảng vững chắc cả về thể chất, tinh thần và nhận thức để bước vào trường tiểu học.

2.4. Thực trạng quản lý phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi

2.4.1. Thực trạng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Để tìm hiểu được thực tế nhận thức của cán bộ, giáo viên trong trường về công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc- giáo dục trẻ 5-6 tuổi, tác giả đã triển khai điều tra bằng phiếu hỏi đối với cán bộ, giáo viên của trường.

Với câu hỏi “đồng chí đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi?”, tiến hành điều tra đối với 47 đồng chí cán bộ, giáo viên, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3: Bảng kết quả khảo sát nhận thức về quản lý phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ

Số người điều tra

Rất quan

trọng

Quan trọng Bình thường Không quan trọng

47 33 9 5 0

100% 70,2% 19,1% 10,6% 0

Hình 2.3: Biều đồ đánh giá nhận thức về quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ

Qua số liệu và biều đồ ta dễ dàng nhận thấy hầu hết cán bộ, giáo viên trong trường đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ (42/47 người được hỏi đánh giá là quan trọng và rất quan trọng – chiếm tỷ lệ 89,4%).

Cũng trong khảo sát trên, tác giả có hỏi ý kiến cán bộ, giáo viên về một số vai trị của cơng tác quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non tuổi hoa quận ba đình thành phố hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)