Đổi mới các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non tuổi hoa quận ba đình thành phố hà nội (Trang 68 - 74)

2.1.2 .Tình hình phát triển giáo dục mầm non Quận Ba Đình, Hà Nội

3.2.1. Đổi mới các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm

việc chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi

Từ thực tiễn công tác quản lý và căn cứ trên kết quả khảo sát các đối tượng tham gia phối hợp về vai trò, tầm quan trọng của công tác phối hợp chúng tôi nhận thấy một bộ phận không nhỏ cán bộ giáo viên và cha mẹ trẻ chưa nhận thức đúng về vai trò cũng như nhiệm vụ của hoạt động phối hợp giữa gia đình với nhà trường dẫn đến thái độ còn thờ ơ, đùn đẩy, né tránh không muốn tham gia vào các hoạt động này. Vì vậy, để quản lý tổ chức hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường thì cán bộ quản lý trước hết cần phải nâng cao nhận thức của mình và tun truyền giải thích cho cán bộ giáo viên, cho cha mẹ các cháu hiểu một cách sâu sắc về hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường, cần phải làm cho họ hiểu rằng việc chăm sóc-giáo dục trẻ khơng phải là việc riêng của nhà trường, của người giáo viên hay chỉ là công việc của phụ huynh. Sự phát triển của trẻ là sản phẩm của tổng hòa mối quan hệ phối hợp giữa gia đình cùng với nhà trường. Để gia đìnhvà nhà trường có sự phối hợp tốt, cần phải có mục tiêu phối hợp một cách cụ thể trong từng giai đoạn. Nhà trường với vai trị chủ đạo trong cơng tác phối hợp phải tích cực vận động gia đình phối hợp để tránh tình trạng cịn e ngại khi một số bậc cha mẹ còn ngại tiếp xúc với các giáo viên. Nhà trường cần phải thường xuyên tác động đến gia đình về vấn đề ủng hộ tạo điều kiện cho sự phối hợp. Lãnh đạo nhà trường cũng cần có những yêu cầu và các chỉ tiêu cụ thể về hoạt động phối hợp trong cơng tác, tránh để giáo viên bằng lịng với cách phối hợp vốn chưa hiệu quả trước đây. Bên cạnh việc tuyên truyền còn cần phải đề ra những tiêu chuẩn thi đua và các biện pháp xử lý những cán bộ giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm.

- Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi của

các giáo viên và các bậc cha mẹ. Quản lý các hoạt động bồi dưỡng nâng cao nhận thức và hiểu biết đầy đủ, toàn diện về sự phối hợp cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ để họ chủ động, tích cực hơn trong việc phối hợp cùng chăm sóc - giáo dục trẻ.

- Nội dung của biện pháp

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi cho cha mẹ các cháu.

Lên kế hoạch trong năm học tổ chức từ 7-10 lần các buổi nói chuyện, trao đổi, thảo luận với cha mẹ các cháu về các vấn đề cần phối hợp.

Tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi, cung cấp thơng tin, tài liệu (có thể sử dụng thư điện tử - email) về công tác phối hợp cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ để họ hiểu rõ hơn thực trạng của hoạt động phối hợp hiện nay giữa gia đình và nhà trường cũng như những ảnh hưởng của thực trạng đó đến kết quả phối hợp nhằm làm thay đổi nhận thức của họ về công tác này, cho họ thấy tầm quan trọng của công tác này đối với việc xây dựng một trường mầm non có chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ tốt nhất.

Tạo một diễn đàn trên Fan Page facebook của trường để cha mẹ trẻ có thể dễ dàng trao đổi với nhà trường mà không phụ thuộc vào thời gian, phân công nhân sự quản lý để thu thập thông tin và phúc đáp kịp thời những u cầu nếu có.

- Cách thức tở chức thực hiện

Nhà trường có trách nhiệm tăng cường ý thức trách nhiệm giáo dục con em và nâng cao nhận thức giáo dục cho các bậc cha mẹ trẻ, cần phải làm cho cha mẹ các cháu nhận thức rằng mình cũng là chủ thể giáo dục chứ khơng phải chỉ có nhà trường, giữa nhà trường và cha mẹ học sinh cũng phải có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt việc chăm sóc-giáo dục trẻ.

Nhà trường mà cụ thể chính là giáo viên phụ trách lớp, cần thực hiện tốt những hình thức phối hợp cơ bản như sau: thơng báo kịp thời kết quả rèn

luyện và sức khoẻ của trẻ cho gia đình đồng thời đề nghị với gia đình những biện pháp phối hợp chăm sóc-giáo dục; thống nhất với gia đình về mục tiêu, nội dung và phương pháp chăm sóc-giáo dục để tạo ra mơi trường giáo dục thống nhất; phổ biến các quy định về trách nhiệm chăm sóc-giáo dục của cha mẹ đối với con cái, các văn bản liên quan đến chăm sóc-giáo dục trẻ cũng như những tri thức về khoa học giáo dục. Nhà trường cịn cần huy động sự tham gia đóng góp ý kiến từ các bậc cha mẹ trẻ về cơng tác chăm sóc-giáo dục ở trường, tổ chức các báo cáo chuyên đề về chăm sóc-giáo dục và những hình thức trao đổi kinh nghiệm chăm sóc-giáo dục trong cha mẹ trẻ.

Thực hiện tốt những công việc trên sẽ làm cho cha mẹ trẻ có ý thức trách nhiệm hơn trong việc phối hợp cùng với nhà trường để chăm sóc-giáo dục trẻ, có nhận thức về giáo dục tốt hơn và từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, thực hiện bằng các hình thức như:

+ Tổ chức các buổi họp trao đổi trực tiếp hoặc giao lưu trực tuyến như chat trên Facebook với từng nhóm cha mẹ trẻ ở các lớp, do hiệu trưởng hoặc những chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín đảm nhiệm…

+ Tạo điều kiện cho cha mẹ trẻ tham gia làm tình nguyện viên trong các hoạt động của nhà trường như: Tham gia vào các buổi học của trẻ, sẵn sàng mời giáo viên về nhà hướng dẫn trẻ làm nội trợ, tham gia các hoạt động cùng trẻ và cô giáo tại trường khoảng 1 tháng 1giờ, hoặc tham gia vào các sự kiện…Qua đó cha mẹ trẻ có điều kiện tiếp xúc với mơi trường sinh hoạt và học tập của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cơ giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà trường chặt chẽ hơn, các hoạt động phối hợp sẽ diễn ra chủ động và thường xuyên hơn.

+ Thảo luận, trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ về thực trạng việc nhận thức không đầy đủ và chưa đúng về giáo dục mầm non từ đó cho thấy sự cần thiết của cơng tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường cũng như ảnh hưởng của thực trạng này tới kết quả chăm sóc-giáo dục trẻ .

+ Thu thập tài liệu về cơng tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để cung cấp cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ và hướng dẫn, tạo điều kiện cho họ nghiên cứu tham khảo tài liệu bằng cách chia sẻ những bài viết hay, gửi hoặc dán trên bảng thông tin tuyên truyền những bài viết đã được chọn lọc có tính cần thiết, chia sẻ đường link những video clip có tính chất giáo dục trẻ em tiên tiến cần học tập….Tài liệu gửi cho các đối tượng cần phải phong phú và có sự chọn lọc, thật sự hữu ích, phù hợp với từng đối tượng, có như vậy mới thu hút được sự quan tâm chú ý của họ. Nếu làm tốt cơng tác này nhà trường cịn có thể nhận được sự chủ động tham gia cung cấp các tài liệu từ phía họ.

Tổ chức nhiều các sự kiện, thu hút sự quan tâm của cha mẹ trẻ trong đó kết hợp mời chuyên gia có kinh nghiệm đến nói chuyện, trao đổi thuyết trình về cơng tác phối hợp.

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ từ đó họ sẽ là những tuyên truyền viên tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân, giúp họ nhận thức đúng vị trí, vai trị của giáo dục mầm non trong quá trình giáo dục con người. Phải sớm khắc phục sự ấu trĩ cho rằng giáo dục mầm non đơn thuần là chăm sóc trẻ (thậm chí cịn suy nghĩ giản đơn: các cơ sở mầm non chỉ là nơi trông trẻ, cho trẻ ăn để giúp cho cha mẹ trẻ đi làm), chưa cần đầu tư cao, chưa cần tập trung nguồn lực, mọi sự quan tâm chỉ nên dành cho lúc trẻ vào tiểu học. Cung cấp cho họ những tài liệu cho thấy giáo dục mầm non có vai trị rất quan trọng, thể hiện được một số điểm cơ bản sau:

+ Trẻ em trong độ tuổi mầm non là thời kì phát triển đặc biệt của bộ não, nó đặt nền móng cho việc học tập về sau cho mỗi con người (nghiên cứu mới đây của một số nhà khoa học châu Mỹ-Latinh, công bố trong Hội thảo quốc tế về Giáo dục mầm non tại Mê-hi-cô đã cho rằng thời kì mầm non bộ não của trẻ có thể phát triển tới 80% sự hồn thiện).

+ Tuy không phải là trực tiếp, nhưng kết quả khả quan ở giáo dục mầm non mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo lớn sẽ có ảnh hưởng tích cực, góp phần

thực hiện một số mục tiêu có tính quốc gia và tính tồn cầu về các lĩnh vực giáo dục - kinh tế - xã hội như: nâng cao kết quả học tập khi trẻ vào tiểu học, phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, xóa đói giảm nghèo.

+ Nếu ngay từ tuổi mầm non, trẻ được phòng ngừa, tăng cường khả năng đề kháng đối với một số bệnh tật, khiếm khuyết thì sẽ giảm được rất nhiều chi phí so với sau này, nhất là có thể tránh cho trẻ phải chịu thiệt thịi suốt đời vì một di chứng nào đó mà lẽ ra có thể can thiệp khi cịn ấu thơ.

+ Chăm sóc-giáo dục trẻ mầm non là thực hiện cam kết quốc tế của hầu hết các nước đối với Công ước về Quyền trẻ em (Việt Nam là một trong những nước đầu tiên kí cam kết này).

Thay đổi hình thức họp: Hiện nay các trường học đều tổ chức họp theo hình thức truyền thống, mỗi năm họp 3 lần (đầu năm, hết học kỳ 1 và tổng kết năm học), nội dung buổi họp chủ yếu là cha mẹ trẻ ngồi nghe cịn giáo viên nói nên hiệu quả khơng cao, buổi họp chỉ có tính chất đánh giá và phổ biến chứ chưa nhận được thơng tin phản hồi từ phía cha mẹ trẻ do tâm lý ngại nói trước đông người hoặc do thiếu thời gian.

Một giải pháp rất hay là mỗi năm học nhà trường nên tổ chức một hình thức tất cả giáo viên phụ trách lớp có 1 khoảng thời gian họp riêng với từng gia đình phụ huynh theo lịch đã hẹn trước (khoảng 15 phút mỗi người). Việc họp này tuy có mất thời gian của giáo viên nhưng bù lại giáo viên và cha mẹ trẻ được trao đổi cặn kẽ về từng học sinh, cha mẹ trẻ quan tâm có thể đi họp cả bố mẹ thậm chí cả ơng bà nếu họ muốn. Buổi họp kiểu đó giúp nhà trường và gia đình dễ gần gũi và hiểu nhau hơn, hiểu con em mình hơn, bởi mỗi cháu là một cá thể khác nhau.

Nhà trường cần thể hiện tốt vai trị chủ động của mình trong thực hiện phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội để nâng cao ý thức trách nhiệm của các bậc phụ huynh. Đặc thù ở thành phố, các gia đình đều q bận rộn với cơng việc do đó việc quan tâm đến vấn đề phối hợp giữa gia đình và nhà trường cịn hạn chế, vì vậy nhà trường cần tham mưu với

chính quyền và phối hợp với các đoàn thể, tổ dân phố địa bàn để tác động nâng cao ý thức trách nhiệm chăm sóc-giáo dục con em của các bậc phụ huynh. Một số hình thức thực hiện như phổ biến, tuyên truyền lồng ghép trong sinh hoạt đoàn thể, tổ địa bàn dân cư, trong hoạt động của các trung tâm văn hoá học tập cộng đồng về các chủ trương, đường lối, chính sách giáo dục cũng như trao đổi, phổ biến các cách thức, kinh nghệm chăm sóc giáo-dục trẻ. Ngồi ra địa phương cần đưa nội dung chăm sóc-giáo dục con em vào tiêu chí xét các danh hiệu thi đua của gia đình ở tổ, phường (tiêu chí ni con khỏe, dạy con ngoan).

- Điều kiện thực hiện biện pháp

Về nâng cao nhận thức cho mọi người là một việc làm khó địi hỏi sự tâm huyết, kiên trì và cần có thời gian. Do đó để biện pháp nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia phối hợp thực hiện có hiệu quả cần có các điều kiện sau:

+ Tài liệu cung cấp phong phú, có tính chân thực, gần với điều kiện, hồn cảnh thực tế thì tính ứng dụng và thuyết phục mới cao.

+ Chuyên gia được mời giảng phải là người có kinh nghiệm cả về lý thuyết và thực tiễn trong công tác phối hợp để tạo được uy tín, ảnh hưởng có tác động nhanh đến nhận thức người nghe.

+ Đưa công tác nâng cao nhận thức cho các lực lượng phối hợp vào kế hoạch chung của tồn trường để có sự tổ chức thực hiện bài bản, thường xun, tồn diện lơi kéo huy động được nhiều người tham gia.

+ Giành một phần kinh phí thỏa đáng cho việc thu nhập tài liệu, tổ chức họp, hội thảo, mời chun gia nói chuyện trao đổi, trang bị máy tính kết nối internet, xây dựng Fanpage facebook của trường phong phú, thường xuyên cập nhật các thông tin cha mẹ trẻ quan tâm với những bài viết hay, ấn tượng, hữu ích.

+ Biến những buổi họp khơ khan thành những buổi trò chuyện thân mật bằng cách tạo khơng khí tiếp khách, chẳng hạn: bàn tiếp khách có hoa tươi,

hoa quả hoặc bánh kẹo, pha trà hoặc café, đặc biệt phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu có liên quan đến cá nhân trẻ cho phụ huynh thấy công việc của nhà trường và giáo viên quan tâm đến cá nhân trẻ như thế nào để từ đó làm cho họ thấy cần thiết phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường hơn để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo-dục con em mình.

+ Cần có sự động viên, khuyến khích, khen thưởng với những người có sự thay đổi tích cực trong nhận thức để khích lệ, nhân rộng, lan tỏa trong tập thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non tuổi hoa quận ba đình thành phố hà nội (Trang 68 - 74)