Xây dựng kế hoạch chiến lược trong quản lý, điều hành công tác phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non tuổi hoa quận ba đình thành phố hà nội (Trang 74 - 77)

2.1.2 .Tình hình phát triển giáo dục mầm non Quận Ba Đình, Hà Nội

3.2.2. Xây dựng kế hoạch chiến lược trong quản lý, điều hành công tác phố

phối hợp phù hợp với đặc điểm nhà trường

Một trong những khó khăn, hạn chế trong quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường là thường khơng xây dựng kế hoạch chiến lược trong đó xác định được rõ mục tiêu, mục tiêu ưu tiên khiến cho việc triển khai thực hiện khơng có phương hướng, người thực hiện khơng biết mình phải làm gì và làm đến đâu để đạt được kết quả.

Giải pháp xây dựng kế hoạch chiến lược trong quản lý, điều hành công tác phối hợp phù hợp với đặc điểm nhà trường sẽ giúp cho người quản lý xác định mục tiêu, mục tiêu ưu tiên, chức năng cụ thể nội dung phối hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính định hướng của các hoạt động, tránh sự tùy tiện trong hoạt động. Xây dựng kế hoạch, chương trình xác định mục tiêu hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường gắn liền với kế hoạch quản lý chung của nhà trường được hội đồng nhà trường thông qua vào mỗi đầu năm học. Qua kết quả khảo sát và phân tích thực trạng việc xây dựng kế hoạch phối hợp ở phần trên, tác giả nhận thấy rằng: hầu hết các trường chưa xây dựng kế hoạch chiến lược trong quản lý, điều hành công tác phối hợp phù hợp với đặc điểm nhà trường một cách chu đáo mà chỉ đề ra một số công việc sẽ thực hiện như là họp cha mẹ các trẻ, thỉnh thoảng gửi thông báo, sổ liên lạc cho cha mẹ trẻ…, nên hiệu quả phối hợp chưa cao. Vì vậy các trường cần xây dựng kế hoạch năm có nội

dung và phương pháp phù hợp cho sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Kế hoạch phối hợp không nên quá phức tạp nhưng phải mang tính cụ thể, thực tế, khoa học và phải khả thi thể hiện các hoạt động cụ thể qua từng giai đoạn phối hợp.

- Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng được Kế hoạch chiến lược hoàn chỉnh, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường nhằm cung cấp cho các nhà quản lý một ngôn ngữ chung trong việc đánh giá các tình huống chiến lược, trong thảo luận những phương án lựa chọn và quyết định hành động (trên cơ sở những giá trị và sự hiểu biết thống nhất) vào những thời điểm hợp lý.

Đặc biệt, kế hoạch chiến lược sẽ giúp cho công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ 5-6 tuổi được thực hiện một cách bài bản, khoa học và trở thành một hoạt động thường xuyên, liên tục cùng sự phát triển của nhà trường. Kế hoạch chiến lược giúp nhà trường thêm khả năng thực hiện nhiệm vụ trong một khung thời gian xác định. Giúp nhà trường hiểu rõ hơn về môi trường nơi trường hoạt động, những điểm mạnh và hạn chế của bản thân để tổ chức, phát triển và thống nhất các hoạt động của mình.

Kế hoạch chiến lược buộc lãnh đạo nhà trường phải có tư duy tầm xa, giống như cách tư duy của các đại kiện tướng cờ quốc tế. Họ khơng đi cờ nước một, mà phải nhìn trước đối thủ nhiều nước cờ, đó chính là tư duy của kế hoạch chiến lược.

- Nội dung của biện pháp

Kế hoạch chiến lược trong quản lý, điều hành công tác phối hợp phù hợp với đặc điểm của Trường mầm non Tuổi Hoa cần được xây dựng theo các bước sau:

Bước 1: Xác định các kịch bản tương lai và xác định tầm nhìn của Nhà trường.

Bước 3: Xác định các giá trị; Tuyên bố về sứ mạng của Nhà trường. Bước 4: Xác định mục đích, mục tiêu và mục tiêu ưu tiên

Bước 5: Xác định các giải pháp

Bước 6: Xây dựng kế hoạch hành động

Bước 7: Phê duyệt kế hoạch chiến lược trong quản lý, điều hành cơng tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ 5- 6 tuổi của trường mầm non Tuổi Hoa.

Khi xây dựng kế hoạch chiến lược, lãnh đạo nhà trường cần lưu ý: - Cơng việc khó khăn nhất của quá trình lập kế hoạch chiến lược là xác định sứ mạng của nhà trường, đó là một tuyên bố ngắn gọn, súc tích về lí do tồn tại của nhà trường, về nhiệm vụ và chức năng mà nhà trường mong muốn đạt được. Tuyên bố sứ mạng tạo ra bối cảnh để nhà trường kiến tạo nên những lĩnh vực hoạt động cụ thể, nó quyết định cách thức phân bổ các nguồn lực và hình thức phát triển cũng như định hướng phát triển tương lai của nhà trường. Mục đích chủ yếu của tuyên bố sứ mạng là làm cho từng cá nhân hiểu rõ hơn về nhà trường, giúp họ hiểu rằng những gì họ làm đều là gắn bó chặt chẽ với mục tiêu to lớn của nhà trường. Sứ mạng được xây dựng dành cho nội bộ của trường, chứ không dành cho các đối tác bên ngồi.

- Xác định tầm nhìn là một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược. Tầm nhìn mang lại một cái nhìn về tương lai, lí tưởng hố hình ảnh đó với những nét độc đáo, nhờ đó mọi thành viên sẽ tự hào về tổ chức của mình, quyết tâm phấn đấu để đi tới tương lai tươi đẹp đó. Tầm nhìn được chia sẻ sẽ tạo nên tính đồng bộ, mọi người làm việc vì mục tiêu chung. Tầm nhìn sẽ giúp tìm ra những nguồn lực mới, giúp nhà trường tận dụng mọi thời cơ, khắc phục khó khăn để tìm tới tương lai bền vững hơn.

- Phân tích mơi trường là một khâu khơng thể thiếu trong quá trình lập kế hoạch chiến lược. Cần xác định những yếu tố cần xem xét trong q trình phân tích mơi trường vĩ mơ (chính trị, kinh tế, cơng nghệ, xã hội), những biến động lớn của mơi trường và ảnh hưởng của nó tới nhà trường trong tương lai.

- Cách thức tổ chức thực hiện

Ban Giám hiệu của trường sẽ là bộ phận chủ trì thực hiện xây dựng kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non tuổi hoa quận ba đình thành phố hà nội (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)