Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non tuổi hoa quận ba đình thành phố hà nội (Trang 62 - 66)

2.1.2 .Tình hình phát triển giáo dục mầm non Quận Ba Đình, Hà Nội

2.4. Thực trạng quản lý phối hợp giữa gia đìnhvà nhà trường trong việc

2.4.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình

mầm non Tuổi Hoa

- Ưu điểm

Đội ngũ giáo viên của trường đạt chuẩn 100% trong đó trình độ trên chuẩn có 31/39 đồng chí chiếm 79.5%. Mỗi lớp đều có đủ 03 giáo viên cùng tham gia giảng dạy, quản lý lớp.

Nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ thân thiết, đoàn kết, dân chủ trong nội bộ, đội ngũ cán bộ, giáo viên đều tâm huyết, nhiệt tình, ln phấn đấu, thi đua trong các mặt công tác chuyên môn và luôn nhận được sự đánh giá rất tốt từ phía cha mẹ trẻ.

Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao, sự quan tâm đặc biệt của Phòng Giáo dục và đào tạo quận Ba Đình cũng như của các cấp lãnh đạo UBND quận Ba Đình và Thành phố Hà Nội.

Một số gia đình học sinh do cha mẹ cịn bận cơng tác nên thời gian quan tâm đến tình hình con em mình học tập rất ít, Nhiều gia đình phó mặc việc chăm sóc- giáo dục trẻ cho nhà trường và ông, bà hay người giúp việc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn 5-6 tuổi khi trẻ đang cần phải chuẩn bị rất nhiều yếu tố về mọi mặt trước khi bước sang một môi trường mới là trường tiểu học.

Ban đại diện cha mẹ ở từng lớp tuy có hình thành song hầu hết là thực hiện theo yêu cầu của nhà trường, thiếu sự chủ động đề xuất các hoạt động phối hợp cùng giáo viên phụ trách lớp.

Nguồn kinh phí tổ chức các chương trình văn hố, văn nghệ và các hoạt động ngoại khóa cịn nhiều hạn chế.

- Nguyên nhân của thực trạng

Nguyên nhân dẫn đến một số hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

* Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của hoạt động phối hợp đó là nhận thức chưa đầy đủ và thiếu toàn diện của các lực lượng tham gia phối hợp:

+ Cán bộ quản lý : do nhận thức chủ quan, coi công tác phối hợp là cơng việc chính, riêng của nhà trường mà chưa nhìn thấy tiềm năng của gia đình trong sự phối hợp dẫn đến bỏ qua sự đóng góp về tài lực, trí lực của gia đình trong việc cùng xây dựng kế hoạch, mục tiêu, tiêu chí đánh giá trẻ. Mặt khác nhà trường lại chưa chú trọng khâu tổ chức bồi dưỡng nhận thức cũng như kinh nghiệm phối hợp cho phụ huynh nên việc tổ chức phối hợp với gia đình cịn gặp khó khăn, thiếu sự ăn ý trong hợp tác.

+ Giáo viên: Trong công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, giáo viên đóng vai trị là cầu nối giữa cán bộ quản lý, nhà trường với gia đình trẻ. Nhưng do GV chưa nhận thức rõ vai trò này mà việc truyền tải thông tin cũng

như tuyên truyền về các nội dung phối hợp còn chậm trễ, thiếu sự chủ động, sáng tạo.

+ Cha mẹ trẻ: Một số phụ huynh vì nhiều lý do mà ln có tư tưởng phó thác việc ni dạy trẻ cho nhà trường nên không sẵn sàng trong việc phối hợp với nhà trường. Mặt khác do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về công tác phối hợp nên phụ huynh chưa tự tin để chủ động tham gia các hoạt động phối hợp. Trên thực tế, nhiều phụ huynh còn rất thụ động trong việc tiếp nhận thông tin cũng như phản hồi thơng tin cho nhà trường chứ chưa nói đến việc đóng góp xây dựng ý kiến cho hoạt động này.

* Nguyên nhân khách quan

+ Do định kiến XH cịn coi nhẹ, đơn giản hóa việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường, họ cho rằng nhà trường phải có trách nhiệm ni dạy các cháu tốt nhất trong mọi điều kiện cịn gia đình đóng góp học phí và được địi hỏi theo mức học phí đó. Chính vì thế nên họ đổ lỗi cho nhà trường và GV khi có bất cứ chuyện gì xảy ra với trẻ mà ít khi tìm hiểu hoặc khơng muốn hiểu nguyên nhân, chia sẻ khó khăn với nhà trường. Điển hình là trong các cuộc họp, phụ huynh thường đi dự không đầy đủ hoặc nhờ người đi họp hộ và chỉ quan tâm xem mức đóng góp là bao nhiêu.

+ Việc tổ chức các buổi hội thảo để trao đổi bồi dưỡng kiến thức cho gia đình trẻ cũng gặp khó khăn hạn chế về kinh phí, chuyên gia, thời gian tổ chức do tính chất đặc thù của ngành nghề (gị bó về mặt thời gian chun tâm vào công tác nuôi dạy trẻ). Mặt khác hoạt động này cũng chưa được sự quan tâm thấu hiểu của cấp trên và chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ chế và đầu tư kinh phí thỏa đáng.

+ Do cịn khó khăn về kinh phí nên cơ sở vật chất cho hoạt động phối hợp thường không được nhà trường chú ý đầu tư, chủ yếu là tận dụng sử dụng những cái có sẵn mà ít được trang bị mới, đồng bộ.

+ Các hình thức thi đua để khuyến khích, tăng cường cho cơng tác phối hợp còn nghèo nàn và đôi khi không được chú trọng. Trên thực tế thì hoạt

động trao đổi phối hợp với phụ huynh được cho là công việc đương nhiên GV phải làm mà ít được chú ý đưa vào thi đua để đánh giá thường xuyên. Chỉ khi có sự việc xảy ra (có thể tích cực, có thể tiêu cực) thì hoạt động này mới được chú ý và xem xét để khen thưởng hay trách phạt.

Nguyên nhân khách quan tuy có gây khó khăn, cản trở sự phối hợp của các lực lượng giáo dục nhưng không phải là nguyên nhân chủ yếu mà nguyên nhân quan trọng là yếu tố chủ quan từ phía các nhà trường đã chưa thực sự chủ động tìm cách tổ chức, liên kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để tạo nên sự thống nhất về mục tiêu, nội dung và hình thức phối hợp tạo nên sức mạnh trong việc chăm lo cho cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo lớn.

Tiểu kết chƣơng 2

Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình ln là yếu tố cần thiết, quan trọng không thể thiếu trong công tác CS-GD trẻ mẫu giáo lớn nhất là trong xu thế sự nghiệp giáo dục đang ngày càng được XH hóa cao. Quản lý tốt cơng tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường phải là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần giúp nhà trường hồn thành tốt nhiệm vụ CS-GD trẻ.

Qua khảo sát thực tế cho thấy trường mầm non Tuổi Hoa đã bắt đầu có sự quan tâm, coi trọng và đi sâu tìm các biện pháp để có thể triển khai tốt công tác này. Các kết quả đạt được trong công tác quản lý sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường ở trường mầm non Tuổi Hoa là trẻ em ngày càng được ni dưỡng, chăm sóc-giáo dục tốt hơn. Nhà trường đã nêu cao vai trị nịng cốt trong chăm sóc-giáo dục, bên cạnh đó gia đình ngày càng hiểu và tích cực phối hợp cùng nhà trường tham gia vào cơng tác chăm sóc-giáo dục trẻ.

Tuy nhiên, trong hoạt động phối hợp cũng như quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường vẫn còn những tồn tại, yếu kém cần được xem xét nghiên cứu tìm hướng giải quyết để nâng cao hiệu quả của công tác này.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƢỜNG TRONG VIỆC CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ 5-6

TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON TUỔI HOA – QUẬN BA ĐÌNH – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non tuổi hoa quận ba đình thành phố hà nội (Trang 62 - 66)