Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc làm quen vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động làm quen với tiếng anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 76 - 78)

phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của Hoạt động làm quen với tiếng Anh

Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với các quy định về chức năng nhiệm vụ của trường mầm non. Khi đề xuất các biện pháp phải chú ý đến các điều kiện để thực hiện biện pháp như: (nhân lực, CSVC, kinh phí, thời gian và không gian thực hiện, các rào cản, phong tục tập quán…).Nguyên tắc này đòi hỏi phải nắm bắt thơng tin một cách chính xác, nhanh chóng, cụ thể, tránh xa vời, viễn vong.

3.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hƣớng trải nghiệm tại các trƣờng mầm non tƣ thục Quận Cầu Giấy

3.3.1. Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc làm quen với tiếng Anh với tiếng Anh

* Mục đích của biện pháp

Mục đích của biện pháp này nhằm hiểu rõ được hoạt động làm quen với tiếng Anh là hoạt động đặc trưng trong nhà trường, là con đường cơ bản nhất để thực hiện mục tiêu giáo dục.

Dạy học là một quá trình tương tác (GV-HS, HS-HS, HS-GV, HS với người hiểu biết nhiều hơn...) trong đó hoạt động “Học” là hoạt động trung tâm; là người học là đối tượng của hoạt động “dạy” và cũng là chủ thể của hoạt động học.

Đội ngũ giáo viên nước ngoài cũng như giáo viên tiếng Anh Việt là những người trực tiếp và là nòng cốt giúp hoạt động đổi mới phương pháp, hình thức hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm cho trẻ một cách hiệu quả. Giáo viên phải biết trẻ cần học gì, muốn học gì? Dạy cái gì? Tổ chức như thế nào? Và phương thức nào truyền tải kiến thức cho trẻ hiệu quả nhất. Để thực hiện tốt điều này họ cần phải được các cấp quản lý

bồi dưỡng, đồng thời họ phải tự trau dồi kiến thức kỹ năng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Việc dạy học theo quan điểm làm quen với tiếng Anh, Giáo viên- người dạy- là người hướng dẫn. Giáo viên là tác nhân chính trong việc nổ lực tạo ra các điều kiện tốt nhất giáo dục người học khám phá tìm tịi và tiếp nhận kiến thức; khả năng nghiệp vụ sư phạm giáo viên giúp trẻ phát triển năng lực học tập ngay trên lớp học. Muốn thực hiện tốt vai trị của mình người giáo viên cần tham gia tích cực các buổi tập huấn bồi dưỡng và có ý thức tốt trong việc tự học nâng cao trình độ, nhận thức.

Tổ chức tuyên truyền cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và các lực lượng khác trong xã hội hiểu vai trò quan trọng của hoạt động làm quen với tiếng Anh ở trẻ, mà cụ thể là việc quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW

ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo; trong đó phải khắc phục được hạn chế cơ bản nhất là tình trạng dạy học theo lối áp đặt truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc.

Ban chun mơn cũng như giám hiệu có kế hoạch cử giáo viên tiếng Anh cốt cán ở các lớp, tổ trưởng chuyên môn của nhà trường tham gia các lớp tập huấn đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận năng lực do Phòng GD&ĐT quận tổ chức.

Ban chuyên môn cũng như giám hiệu cần động viên khuyến khích giáo viên thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học và điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng tích cực chủ động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

trương đổi mới và sẵn sàng đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

Tổ chức các lớp học mời chuyên gia trong và ngoài nước về để bồi dưỡng phương pháp tổ chức các hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.

BGH tiên phong trong phong trào tự học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng quản lý. Đồng thời có các biện pháp thúc đẩy, động viên phong trào tự học tập nâng cao trình độ của đội ngũ GV.

Mọi cán bộ giáo viên quan tâm đổi mới phương pháp dạy học, khơng ngừng học tập nâng trình độ chun mơn nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học nhằm thực hiện tốt dạy học theo quan điểm phát triển năng lực, phẩm chất người học; bồi dưỡng cho học sinh thói quen học tập, thúc đẩy niềm say mê khám phá, tìm tịi, sáng tạo của học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

* Điều kiện thực hiện

Thường xuyên cập nhật văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như Phòng Giáo dục và Đào tạo về hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non. Đồng thời Ban chuyên môn triển khai kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở giáo viên thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo đó;

Ban giám hiệu phải triển khai cụ thể hoá nội dung kế hoạch hoạt động làm quen với tiếng Anh cho trẻ ngay từ đầu năm học tới 100% giáo viên trong nhà trường;

Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thiết kế nhiều hoạt động phù hợp để thúc đẩy phong trào dạy học trải nghiệm thực tế;

Chủ động kinh phí đầu tư cho cán bộ quản lý và giáo viên được học tập, nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động làm quen với tiếng anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)