* Mục đích của biện pháp
- Cụ thể hóa mục tiêu của cấp học mầm non để giáo viên có thể nhận thức đầy đủ và có các kế hoạch thực hiện mục tiêu cụ thể: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
- Cụ thể hóa nội dung chương trình bằng việc xây dựng ngân hàng nội dung theo năm, tháng, tuần nhằm đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra.
- Đảm bảo quản lý chặt chẽ việc thực hiện đúng chương trình dạy học, đảm bảo đầy đủ các điều kiện về chuyên mơn để GV thực hiện chương trình dạy học đúng tiến độ năm học và đạt được mục tiêu đề ra.
- Tạo cho giáo viên thói quen và kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học khoa học, sáng tạo, có hiệu quả.
- Tăng cường kỷ cương nề nếp dạy học trong dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay.
* Nội dung và cách thức thực hiện
- Mục tiêu đào tạo cấp học mầm non được thể hiện trong chương trình làm quen với tiếng Anh (được xếp vào môn năng khiếu) theo quy định của Bộ GD & ĐT. Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chương trình là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi GV, trên cơ sở đó Ban chun mơn các trường cần xây dựng chương trình làm quen với tiếng Anh ở trẻ theo theo khung quy định của Bộ GD-ĐT làm cơ sở quản lý việc chương trình giảng dạy của trường mình.
- Hàng năm BGH nhà trường cần nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của các cấp để xây dựng mục tiêu, chương trình cho đúng theo chỉ đạo đồng thời sát với tình hình điều kiện thực tế của trường.
Trên cơ sở mục tiêu đã được xây dựng, căn cứ chức năng nhiệm vụ và năng lực của từng giáo viên, Ban chuyên môn phân công nhiệm vụ dạy học cho các giáo viên tiếng Anh ở trong các lớp. Hàng ngày, tuần, tháng giáo viên cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch dạy học, được cụ thể hóa bằng nội dung các bài giảng đảm bảo mục tiêu, nội dung, phương pháp, thực hiện việc dạy học theo hướng làm quen với tiếng Anh.
Ban chuyên môn nên thường xuyên trao đổi BGH công khai kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục. Thường xuyên theo dõi, đánh giá việc thực hiện qua thời khóa biểu, lịch sinh hoạt, qua việc chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học và thông qua Ban chuyên môn quản lý các cơ giáo tiếng Anh
Hàng tháng ít nhất tổ chức 2 lần họp chuyên môn để rút kinh nghiệm hoạt động dạy học trong tháng và điều chỉnh, xây dựng lại các hoạt động dạy sao cho phù hợp với năng lực, sở thích của học sinh, hay phù hợp với điều kiện của lớp, trường.
Để quản lý tốt việc thực hiện chương trình và nội dung làm quen với tiếng Anh cho trẻ nhà trường phải thực hiện các công việc sau:
+ Nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập nhiệm vụ năm học chung của trường. Nhiệm vụ cụ thể trong năm học của ban chuyên môn và GV tiếng Anh. Triển khai nhiệm vụ đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của ngành về chương trình hoạt động làm quen với tiếng Anh: chuyên đề trong năm, khung chương trình, đổi mới cách lập kế hoạch, đổi mới hình thức dạy học…
+ Tổ chuyên môn tổ chức họp khối lớp trẻ để xây dựng ngân hàng nội dung chương trình, thống nhất hình thức tổ chức các hoạt động dạy và học theo phương pháp đổi mới tiếp cận năng lực.
+ Căn cứ kế hoạch được thống nhất trong buổi họp chuyên môn đầu năm mà BGH đã duyệt GV soạn bài theo phân phối chương trình, bài soạn phải đảm bảo các yêu cầu: Đảm bảo thực hiện được mục tiêu từng bài học; nội dung kiến thức khoa học chính xác, phù hợp với từng đối tượng HS;
phương pháp truyền đạt từng nội dung hợp lí; Hình thức tổ chức phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ; Chú ý sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học vào từng tiết dạy; có kế hoạch chỉ đạo thường xuyên kiểm tra bài soạn của GV; đảm bảo trước khi dạy GV phải có giáo án. Giáo án phải được tổ trưởng chun mơn/phó hiệu trưởng phụ trách chun môn giáo dục kiểm tra, duyệt từng tháng, từng tuần và tổ chức hoạt động dự giờ thăm lớp của các tổ chuyên môn theo kế hoạch.
+ Hiệu trưởng/ phó hiệu trưởng và các ban chuyên môn cũng thường xuyên dự giờ của GV theo quy định của ngành để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học đảm bảo đúng và đủ theo kế hoạch đã đề ra.
* Điều kiện thực hiện
Để thực hiện tốt biện pháp trên, BGH nhà trường cần quan tâm đảm bảo các điều kiện thiết yếu sau:
- BGH nhà trường cần nghiên cứu các văn bản hướng dẫn đầu năm. Thường xun tìm kiếm các thơng tin liên quan đến cơng việc quản lý, nghiên cứu, tìm tịi, tụ bồi dưỡng để nắm chắc các mục tiêu đổi mới, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến dạy học theo tiếp cận năng lực. Như vậy mới có đủ khả năng, tổ chức việc thực hiện tốt mục tiêu nội dung chương trình học đáp ứng được nhu cầu đổi mới đã đặt ra. Cập nhật kịp thời những nội dung mới bổ sung hoặc điều chỉnh trong chương trình giảng dạy.
BGH/ hiệu phó chun mơn cũng như ban chuyên môn tạo điều kiện cho các GV Tiếng Anh trong lớp tham gia các buổi tập huấn, buổi hướng dẫn xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động làm quen với tiếng Anh. Đồng thời nâng cao ý thức tự học tập và nghiên cứu.