học theo hướng trải nghiệm đội ngũ giáo viên tiếng Anh
* Mục đích của giải pháp
- Giáo viên nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm nghề nghiệp và từ đó ln tự giác, tích cực nghiên cứu phương pháp dạy học theo quan điểm dạy học phát huy năng lực, phẩm chất người học.
- Tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn, tham gia học tập bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học cũng như triển khai các hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục.
* Tổ chức thực hiện
- Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo quan điểm để trẻ làm quen với tiếng Anh thông qua các hoạt động trải nghiệm
- Tổ chức Ban chuyên mơn thực hiện nghiên cứu, học tập một cách có hệ thống các kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết và phổ biến rộng rãi đến giáo viên, giúp họ có ý thức và cách thức đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho đạt được hiệu quả cao nhất ở mỗi lớp, mỗi tiết dạy; giúp học sinh nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc học tập: Học để biết (learning to know), học để làm (learning to do), học để làm người (learning to be), học để chung sống (learning to live together), từ đó sẽ thực hiện học với 6 mọi: học mọi lúc, mọi nơi, mọi người, mọi vấn đề, bằng mọi cách, và học trong mọi hoàn cảnh.
+ Yêu cầu giáo viên chuẩn bị tốt cho từng “tiết dạy, từng bài dạy; cần phối hợp có hiệu quả các phương pháp làm quen, chú trọng việc phát huy năng lực học sinh, quan tâm tới việc tổ chức thực hiện hệ thống các câu hỏi, các dạng bài tập, phát huy sự tìm tịi cái mới, năng lực tư duy sáng tạo và ý thức tự giác, độc lập suy nghĩ của trẻ. Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học và các thí nghiệm, áp dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật- công nghệ thông tin hiện đại vào giảng dạy, tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm. Tránh tình trạng “dạy chay”, sử dụng tuỳ tiện các phương tiện hoặc dạy theo lối áp đặt truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc.
+ Chỉ đạo tốt Ban chuyên môn thực hiện nghiện cứu, định hướng hoạt động chuyên môn như: việc chọn và thực hiện chuyên đề khắc phục những hạn chế hoặc chuyên đề nâng chất lượng bộ môn, thực hiện tốt các bài giảng
liên mơn giải quyết vấn đề, dạy tích hợp; tham gia các buổi Hội giảng - Hội họp, bồi dưỡng giáo viên.
+ Quản lý tốt các điều kiện, phương tiện phục vụ cho giáo viên đổi mới PPDH. Coi trọng PPDH đặc thù bộ mơn, nhất là các mơn có sử dụng phương tiện dạy học. Động viên, khuyến khích các thành viên ban chuyên môn tự làm thêm các đồ dùng dạy học mới, thực hiện và áp dụng các sáng kiến về giảng dạy.
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về phương pháp làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non
+ Phải coi trọng việc nâng cao nhận thức chính trị, ý thức trách nhiệm cho mỗi cán bộ, giáo viên thông qua việc chỉ đạo tổ chức học tập quán triệt các nghị quyết của Đảng, chỉ đạo triển khai sâu rộng và có hiệu quả đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Xây dưng đội ngũ CB, GV, NV đoàn kết, say mê nghề nghiệp, hết lịng vì trẻ làm cơ sở bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của nhà trường bằng việc xây dựng quy chế làm việc của ban giám hiệu, quy chế hoạt động của cơ quan.
Phải có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên:
+ Tổ chức thực hiện nghiêm túc yêu cầu: Mỗi giáo viên có một đổi mới, mơi trường có một kế hoạch đổi mới, tồn tỉnh có một chương trình đổi mới. Mỗi giáo viên có kế hoạch tự bồi dưỡng chun mơn theo chu kỳ, theo chuyên đề, tham gia đầy đủ và hiệu quả.
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên với nội dung chương trình bồi dưỡng xác định được các vấn đề cấp thiết cho việc đổi mới làm quen với tiếng Anh. Triển khai việc học tập bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thông qua trường học kết nối, chú ý các chuyên đề hướng dẫn về phương pháp tổ chức dạy học theo “mơ hình trường học mới Việt Nam” có Kế hoạch phải cụ
thể, rõ ràng về nội dung, thời gian thực hiện, nhà trường có kế hoạch kiểm tra, đơn đốc, giám sát.
Hiệu trưởng chủ động tổ chức thanh tra, kiểm tra đánh giá giáo viên bằng nhiều hình thức khách quan, xếp loại giáo viên chính xác, công bằng làm cơ sở để đánh giá thi đua giáo viên và giao nhiệm vụ phù hợp sau thanh tra, đánh giá. Những giáo viên năng lực còn hạn chế giao cho nhóm, tổ chuyên môn bồi dưỡng thông qua dự giờ, thăm lớp,chia sẻ kinh nghiệm, hội thảo nhóm, tổ và tự học phải phấn đấu vươn lên.
Tổ chức tốt Hội giảng - Hội họp hàng năm, bồi dưỡng giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp trường để giáo viên tự đánh giá mình, đánh giá đồng nghiệp từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng hoặc có trách nhiệm bồi dưỡng đồng nghiệp.
Chỉ đạo sinh hoạt tổ nhóm chun mơn hiệu quả. Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn. Nội dung tập trung vào thống nhất nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, PPDH từng bài, từng phần kiến thức trao đổi về nội dung, hội thảo về đổi mới phương pháp làm quen với tiếng Anh cho trẻ mầm non.
- Cần quản lý có hiệu quả việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên (việc bồi dưỡng thường xuyên), tạo điều kiện để giáo viên có điều kiện đi học nâng cao trình độ, tham dự các lớp tập huấn về phương pháp cho trẻ làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệp. Tổ chức cho giáo viên tham gia giao lưu học hỏi, cũng như chia sẻ kinh nghiệm, đặc biệt là dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.
* Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường phải là người đi đầu trong việc tiếp cận đổi mới PPDH, kiến thức sâu rộng, có nghệ thuật sư phạm và nắm chắc yêu cầu đổi mới của bộ giáo dục.
Giáo viên được đào tạo bài bản, toàn diện để vừa có kiến thức sâu rộng, có nghiệp vụ sư phạm tốt, nhanh nhạy trong xử lý các tình huống sư
phạm, có khả năng cảm hóa trẻ, biết định hướng phát triển toàn diện trẻ theo mục tiêu giáo dục.
Cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường ngày càng được tăng cường khang trang, đồng bộ, hiện đại.