Đầu tư trang thiết bị và các điều kiện hoạt động làm quen với tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động làm quen với tiếng anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 86 - 92)

Anh đáp ứng yêu cầu dạy học theo hướng trải nghiệm

* Mục đích của biện pháp

Hồn thiện CSVC phục vụ cho việc dạy và học là một trong những nhân tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học ở các trường mầm non tư thục nói riêng. Điều kiện sân vườn rộng, các phòng khang trang sạch sẽ thống đãng, có đầy đủ các thiết bị hiện đại đồng bộ giúp trẻ có một mơi trường tốt để thoải mái tham gia các hoạt động học tập. Nghị quyết đại hội IX đã xác định mục tiêu phát triển giáo dục là đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hóa. Việc hiện đại hóa giáo dục gắn liền với hiện đại hóa phương tiện dạy học như bảng tương tác thông minh, như tăng cường thiết bị thông tin, viễn thông và kết nối internet.

Xây dựng hệ thống trang thiết bị dạy học và sử dụng có hiệu quả phịng học, phịng chức năng, sân chơi, đồ dùng, thiết bị, sách hướng dẫn, sách giáo

khoa, tài liệu tham khảo, thiết bị nối mạng Internet... nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động dạy học.

- Tổ chức bảo quản, sửa chữa, bổ sung, bảo dưỡng, mua sắm mới thiết bị phù hợp, hiện đại, nhất là các đồ dung và các giáo cụ trực quan và các phương tiện giúp giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

Để sử dụng hiệu quả các điều kiện cơ sở vật chất thiết bị vào việc dạy và học đạt được kết quả tốt nhất, thì việc quản lý CSVC địi hỏi phải có kế hoạch quản lý khoa học và nhân viên quản lý CSVC phải có đủ năng lực thực hiện.

* Nội dung và cách thức thực hiện

- Nhà trường xây dựng kế hoạch quản lý cơ sở vật chất. Xác định nhieẹm vụ trọng tâm của trung tâm là cần nâng cấp, sửa chữa trường, lớp; mua sắm thiết bị đồ dùng phục vụ công tác GD trẻ trên cơ sở nguồn kinh phí hiện có nhằm đảm bảo thực hiện chương trình GDMN.

- Giúp giáo viên nhận thức việc sử dụng cơ sở vật chất thieét bị là điều cần thiết, và có nhu cầu sử dụng thường xuyên CSVC, các thiết bị trong quá trình tổ chức các HĐGD.

- Chỉ đạo đưa CNTT vào việc dạy và học một cách phù hợp, hiệu quả nhất. Xây dựng hệ thống tài liệu nguồn, giáo án điện tử chất lượng, thiết kế quản lý các biểu mẫu, lưu trữ các tài liệu đánh giá trẻ một cách có hệ thống để dễ dàng tra cứu. Tổ chức các cuộc thi, sáng kiến về việc sử dụng CSVC hiệu quả.

- Tổ chức hội thi giáo viên tự làm đồ dùng dạy học đạt chất lượng, khen thưởng giáo viên có nhiều sáng tạo, cải tiến đồ dùng dạy học nâng cao chất lượng dạy học.

- Tổ chức các lớp tập huấn cách sử dụng một số loại thiết bị, đồ dùng để sử dụng tối đa chức năng và hiệu quả nhất.

dưỡng thiết bị. Có kế hoạch sắp xếp khoa học, thuận tiện thiết bị cho giáo viên mượn, trả. Có kế hoạch cho mượn, ghi chép nhật ký, đánh giá việc sử dụng thiết bị của giáo viên (nhiều hay ít, bảo quản tốt hay không tốt mỗi khi sử dụng...). Hàng tháng, báo cáo với BGH về việc thực hiện quy định cũng như hiệu quả sử dụng đồ dùng, để chấn chỉnh kịp thời.

- Thực hiện kiểm kê hàng năm theo quy định. Qua kiểm kê đánh giá việc bảo quản của giáo viên khi sử dụng thiết bị đồ dùng. Có kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì thiết bị, có kế hoạch mua bổ sung mới kịp thời.

- Xây dựng hệ thống hồ sơ, sổ sách ghi chép, theo dõi quá trình xây dựng cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị dạy học, đồng thời phân công trách nhiệm việc bảo quản, kiểm kê hàng năm cho một phó Hiệu trưởng nhà trường phụ trách.

- Tích cực huy động các nguồn lực xã hội hóa, tranh thủ sự đóng góp, ủng hộ cho nhà trường về từ nhiều tập thể, cá nhân với nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là hỗ trợ xây dựng CSVC, đầu tư trang thiết bị dạy học, sách cho thư viện.

* Điều kiện thực hiện

Phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC lập kế hoạch sử dụng, phát triển và bảo quản cơ sở vật chất của trường trong năm học và trình lên Hiệu trưởng phê duyệt. Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và đề xuất với hiệu trưởng những vấn đề cần bổ sung, chỉnh sửa trong q trình thực hiện.

Bố trí cán bộ thiết bị chuẩn, có chun mơn chun ngành.

Hiệu trưởng phải là người nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trò của CSVC, thiết bị dạy học phải yêu cầu mọi giáo viên có trách nhiệm phải sử dụng, phải bảo quản. Đồng thời Hiệu trưởng phải quản lý, giám sát chặt chẽ các nguồn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất, khoa học trong mua sắm trang thiết bị dạy học, việc đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải, hiệu quả thấp làm lãng phí kinh phí nhà trường.

Nhà trường cần có quy định về khai thác, sử dụng và bảo quản CSVC, thiết bị dạy học. Tổ chức thường xuyên các hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm về sử dụng thiết bị dạy học đem lại hiệu quả dạy học.

3.3.6. Định kỳ kiểm tra, đánh giá hoạt động làm quen với tiếng Anh theo hướng trải nghiệm

* Mục đích của biện pháp

Nhà QL tiến hành các hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau nhằm đánh giá thực chất chất lượng làm quen với tiếng Anh ở trẻ: năng lực chuyên mơn, năng lực tự nâng cao trình độ, năng lực tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên tiếng Anh và việc vận dụng kĩ năng, kiến thức của trẻ để thực hành và giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống, để từ đó QL có những biện pháp điều chỉnh, bổ sung, cải tổ kịp thời phương pháp và hình thức dạy học để đảm bảo chất lượng giáo dục cho việc làm quen với tiếng Anh đáp ứng nhu cầu đổi mới hiện nay.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Nhà QL cần tăng cường quản lý đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động làm quen với tiếng Anh tại trường mầm non. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, xác định nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra. Thành lập ban kiểm tra và tổ chức bồi dưỡng cơng tác kiểm tra cho lực lượng nịng cốt tại các tổ, khối nắm rõ nguyên tắc, ý nghĩa của công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học. Tăng cường vai trò của lực lượng thanh tra nhân dân và các tổ chức đồn thể (Cơng đồn, Chi đồn) trong cơng tác kiểm tra và tự kiểm tra. Có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá, nhà QL có thể lựa chọn để kiểm tra đánh giá đúng với mục đích quản lý của mình. Hình thức kiểm tra đánh giá phải gọn nhẹ, khơng gây tâm lý nặng nề cho GV và HS (trẻ).

- Các hình thức kiểm tra:

+ Kiểm tra tồn diện: kiểm tra một tổ chun mơn, một GV, một lớp học, một trẻ;

+ Kiểm tra từng mặt: Đánh giá hồ sơ GV, giờ dạy trên lớp; + Kiểm tra theo chuyên đề;

+ Tự kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra có thể thực hiện theo định kỳ, có báo trước hoặc đột xuất. Chỉ đạo, hướng dẫn việc phối hợp tốt các phương pháp kiểm tra và tiến hành kiểm tra theo những nội dung sau:

+ Tổ chức hình thức “tự kiểm tra” cho mỗi cán bộ giáo viên, tạo khả năng cho cán bộ giáo viên tự đánh giá, tự điều chỉnh nhằm phù hợp với lợi ích chung.

+ Kiểm tra đánh giá thơng qua: sổ dự giờ, sổ sinh hoạt chuyên môn, sổ soạn bài, xây dựng môi trường lớp học, ý thức làm đồ dùng dạy học tự tạo, chuẩn bị các điều kiện cho các tiết học, tìm tịi và sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức sáng tạo trong dạy học.

+ Kiểm tra toàn diện giáo viên về trình độ chun mơn nghiệp vụ (tay nghề) thơng qua dự giờ trên lớp và các HĐGD trẻ trong giờ dạy; thực hiện quy chế chun mơn (chương trình, kế hoạch giảng dạy, đổi mới PPDH, ý thức trách nhiệm của GV); kiểm tra giáo dục, giảng dạy thông qua kiểm tra chất lượng trẻ thường xuyên, định kỳ, đột xuất; kiểm tra công tác tự bồi dưỡng chuyên môn của GV.

+ Kiểm tra chuyên đề có trọng tâm, trọng điểm như: về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ thông qua dự giờ HĐ Làm quen với tiếng Anh; chuyên đề về 1 tiết học truyện tiếng Anh cho trẻ thơng qua các hoạt động đóng vai xem trẻ đã hiểu được nội dung câu chuyện hay chưa, hay là 1 bài test tiếng Anh giữa GV và trẻ xem khả năng ghi nhớ từ của trẻ như thế nào cũng như khả năng tương tác giao tiếp giữa GV và trẻ, thiết kế bài giảng điện tử, xây dựng môi trường lớp học… với mục đích xem giáo viên đã nắm được phương pháp tổ chức các chuyên đề đó ở mức độ nào?

Đánh giá khả năng tương tác tiếng Anh ở trẻ được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh HS có khả năng tương tác tiếng Anh với GV nước ngoài ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Mặt khác, đánh giá khả năng tương tác tiếng Anh ở trẻ khơng hồn tồn phải dựa vào chương trình hoạt động làm quen với tiếng Anh như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.

Tiến hành đánh giá kết quả học tập của HS theo ba công đoạn cơ bản là: thu thập thông tin, phân tích và xử lý thơng tin, xác nhận kết quả học tập và ra quyết định điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học.

Đánh giá HS qua nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác nhau. Cần sử dụng phối hợp các hình thức khác nhau: quan sát trên lớp, sản phẩm học tập, bài tập, trao đổi, kiểm tra thực hành,...; lựa chọn được những nội dung đánh giá cơ bản và trọng tâm, trong đó chú ý nhiều hơn đến khả năng nghe hiểu của trẻ; xác định đúng mức độ yêu cầu mỗi nội dung (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,...) căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Trong đánh giá kết quả học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Tiến hành các hình thức đánh giá qua các hoạt động học trải nghiệm thực tế, các hoạt động thực hành, thí nghiệm, giải quyết tình huống, giải quyết vấn đề.

* Điều kiện thực hiện

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá, các tiêu chí, thang điểm đánh giá, mức độ hồn thành mục tiêu, kết quả mong đợi, xây dựng các bài tập tình huống, nội dung các vấn đề cần giải quyết phù hợp với trẻ theo từng giai đoạn…

- Tổ chức cho CBQL và các tổ trưởng, GV cốt cán phương pháp kiểm tra, đánh giá.

- Tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về mục đích, ý nghĩa, vai trị của hoạt động kiểm tra, đánh giá theo quan điểm đổi mới hiện nay, thống thất kế hoạch, hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá, quy định rõ trách nhiệm của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động làm quen với tiếng anh theo hướng trải nghiệm tại các trường mầm non tư thục quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)