4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế đối với DNNQD
4.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý thu thuế
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý thu thuế đủ sức thực hiện các Luật và chính sách thuế trong giai đoạn hiện nay, cần hồn thiện bộ máy trên cả ba mặt: cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và cán bộ.
Một là, về cơ cấu tổ chức, cần khắc phục những hạn chế như cồng kềnh
dẫn đến chồng chéo chức năng. Cần sớm sáp nhập hai bộ phận kiểm tra và kiểm tra nội bộ vì cùng thực hiện một chức năng quản lý, đồng thời nhằm đơn giản bộ máy, hạn chế bớt sự chồng chéo chức năng, tiết kiệm được chi phí thời gian và tiền bạc.
Trong thời gian tới, cơ cấu tổ chức tại Chi cục thuế thực hiện theo mơ hình chức năng nhưng có sự kết hợp giữa các nguyên tắc theo hình thức: chức năng - sắc thuế. Trong đó, chức năng là nguyên tắc bao trùm, theo sắc thuế chỉ áp dụng đối với thuế TNCN và các khoản phí, lệ phí. Theo đó, Chi cục thuế nên thành lập các đội như sau:
Đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế và ấn chỉ. Đội quản lý kê khai - kế toán thuế và tin học. Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Đội thanh tra - kiểm tra thuế.
Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác. Đội tổng hợp nghiệp vụ - dự tốn.
Đội quản lý thuế TNCN.
Đội hành chính - nhân sự - tài vụ - quản trị. Các đội thuế liên xã, thị trấn.
Hai là, về chức năng nhiệm vụ, cần phân định rõ chức năng giữa các bộ
phận đồng cấp trong và giữa bộ máy quản lý thu thuế ở Chi cục thuế. Theo đó, cần phân định rõ chức năng của bộ phận kiểm tra thuế với bộ phận kê khai kế toán thuế và bộ phận quản lý nợ thuế để tránh chồng chéo gây khó khăn cho NNT. Đồng thời, tăng cường tính minh bạch, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý thu thuế đối với DNNQD.
Ba là, công tác cán bộ: Muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế
cần phải đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức thuế có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp cao, có kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp quản lý thuế hiện đại, có kiến thức kế tốn, đánh giá phân tích tài chính DN, có khả năng ứng dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến vào công tác quản lý thuế tương đương với trình độ tiên tiến ở các nước trong khu vực nhằm đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính thuế, CNH - HĐH và chủ động thực hiện thắng lợi hội nhập quốc tế về thuế.
Chi cục thuế nên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tồn diện kiến thức hội nhập kinh tế, ngoại ngữ, tin học, sử dụng máy tính, trình độ nghiệp vụ thuế cho cán bộ, cơng chức, khuyến khích cán bộ có trình độ đại học tiếp tục học thạc sỹ, tiến sỹ. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện thường xuyên trong kế hoạch công tác hàng quý, năm; kết hợp học trên lớp, hội nghị có giảng viên với tự học dưới mọi hình thức. Để đẩy mạnh phong trào học tập, học tập có kết quả tốt, cần phải tổ chức thực hiện tốt quy chế thi, kiểm tra kiến thức đối với cán bộ công chức thuế. Đồng thời, tăng cường hoạt động của Ban thi đua khen thưởng, khuyến khích động viên mọi cán bộ, cơng chức tham gia nghiên cứu, tích cực đăng ký sáng kiến, cải tiến trên các lĩnh vực công tác của ngành.