chưa đáp ứng yêu cầu của DN cũng như yêu cầu của quản lý thuế hiện đại.
Bảng 4.5. Ý kiến đánh giá của DN về công tác tuyêntruyền hỗ trợ truyền hỗ trợ
Câu hỏi Tổngsố ý kiến
Ý kiến đánh giá của DN Khơng phù hợp Ít phùhợp Tương đối phù hợp Phù hợp Rất phùhợp SL % SL % SL % SL % SL % Thông tin hỗ trợ từ Website ngành thuế 120 15 12,5 45 37,5 38 31,7 20 16,7 2 1,7 Trả lời trực tiếp về chính sách thuế 120 20 16,7 47 39,2 39 32,5 10 8,3 4 3,3
Trả lời bằng điện thoại
về chính sách thuế 120 15 12,5 30 25,0 44 36,7 25 20,8 6 5,0 Trả lời bằng văn bản về
chính sách thuế 120 4 3,3 32 26,7 54 45,0 28 23,3 2 1,7
Cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật về thuế cho DN
120 0 0,0 52 43,3 31 25,8 25 20,8 12 10,0 Tập huấn, đối thoại với
doanh nghiệp 120 12 10,0 50 41,7 30 25,0 26 21,7 2 1,7
Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử của CBCC
120 19 15,8 40 33,3 41 34,2 15 12,5 5 4,2 Kỹ năng giải quyết công
việc của CBCC 120 15 12,5 45 37,5 42 35,0 14 11,7 4 3,3
Trang thiết bị phục vụ,
hỗ trợ DN 120 0 0,0 56 46,7 53 44,2 11 9,2 0 0,0
Số liệu ở bảng 4.5 cho thấy, thông tin hỗ trợ từ website ngành thuế có 12,5% ý kiến cho rằng khơng phù hợp; 37,5% ý kiến đánh giá là ít phù hợp. Mặc dù trong những năm qua, thông tin hỗ trợ từ Website của ngành thuế đã hỗ trợ đắc lực cho DN trong việc tìm kiếm thơng tin phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tuy nhiên, một số chính sách thuế thay đổi, văn bản mới chưa được cập nhật kịp thời, cho nên việc tra cứu các thông tin từ Website của ngành thuế để phục vụ DN cịn gặp nhiều khó khăn.
Cơng tác trả lời chính sách thuế cũng chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ phiếu đánh giá ít phù hợp tương đối cao. Trả lời trực tiếp có 16,7% ý kiến khơng phù hợp, có 39,2% ý kiến là ít phù hợp. Trả lời qua điện thoại có 25% ý kiến là ít phù hợp.
Công tác cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật về thuế cho DN, có 43,3% ý kiến đánh giá ít phù hợp. Do đó, Chi cục thuế cần thay đổi về cách thức cung cấp tài liệu, văn bản, nên cung cấp các loại văn bản có thơng tin rõ ràng, các nội dung văn bản, tài liệu thiết thực cho doanh nghiệp.
Cơng tác tập huấn đối thoại với DN cịn sơ sài, chưa thuyết phục được người nộp thuế có 41,7% ý kiến đánh giá là ít phù hợp. Vì vậy, Chi cục thuế cần phải xây dựng những kịch bản có chất lượng, nội dung phong phú, người truyền đạt có sức thuyết phục, cơ quan quản lý thuế phải biết DN cần những thơng tin gì để tập huấn, hỗ trợ.
Về tinh thần thái độ phục vụ, văn hoá ứng xử của CBCC thuế đối với DN có 15,8% ý kiến khơng phù hợp; 33,3% ý kiến đánh giá ít phù hợp. Qua khảo sát đánh giá này, Chi cục thuế cần phải xem xét chấn chỉnh lại thái độ phục vụ và văn hoá ứng xử của CBCC thuế đối với DN. Trong tiến trình cải cách và hiện đại hố ngành thuế thì DN không phải là đối tượng bị cơ quan thuế quản lý mà là người bạn đồng hành với cơ quan thuế cùng thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế.
Về kỹ năng giải quyết cơng việc của CBCC thuế có 12,5% ý kiến đánh giá không phù hợp và 37,5% ý kiến ít phù hợp. Đây là tỷ lệ khá cao, đòi hỏi ngành thuế cần kiện toàn, tổ chức lại bộ máy, tăng cường mở các lớp nghiệp vụ quản lý chuyên sâu. Đây là vấn đề quan trọng trong việc cải cách và hiện đại hoá ngành thuế.
Về trang thiết bị phục vụ hỗ trợ DN có 46,7% ý kiến ít phù hợp. Vì vậy, Chi cục thuế cần phải quan tâm đầu tư hơn nữa về trang thiết bị nhằm phục vụ DN ngày càng tốt hơn.
Tồn tại, hạn chế:
Việc tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế chưa thường xuyên, liên tục để nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện, nâng cao trách nhiệm pháp luật về thuế; chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ của đối tượng nộp thuế về tinh thần tự giác, trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.
Nội dung và hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế cũng như cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho DN cịn nghèo nàn. Các chương trình tuyên truyền về thuế chưa thành hệ thống, chưa có các chiến dịch vào mùa cao điểm (như thời gian nộp hồ sơ BCTC, khai thuế GTGT). Chưa xây dựng được các chương trình dịch vụ hỗ trợ cho DN theo các phương thức hiện đại như: Trung tâm trả lời điện thoại tự động các vướng mắc của DN, thư điện tử tự động; chưa có các dịch vụ cung cấp hướng dẫn trọn gói cho doanh nghiệp cùng với tờ khai thuế.
Hai là, cơng tác kê khai và kế tốn thuế.
Chi cục thuế Gia lâm xác định cơng tác kê khai kế tốn thuế là một trong bốn chức năng quan trọng của Luật quản lý thuế. Thực hiện tốt công tác kê khai kế toán thuế là tiền đề, cơ sở dữ liệu trong quá trình quản lý thuế.
Quản lý được số lượng DN là việc đầu tiên để tiến hành triển khai công tác thu thuế, có quản lý được DN thì các cơng việc tiếp theo để triển khai
công tác thu thuế mới tiến hành được tốt. Thông qua công tác này giúp cho cơ quan thuế nắm bắt được số lượng DN đăng ký, kê khai nộp thuế, giúp Lãnh đạo Chi cục nắm bắt được tình hình kinh doanh của các DN, các chỉ tiêu kinh tế - tài chính cơ bản của DN. Từ đó, có thể quản lý thu thuế một cách có hiệu quả. Thực chất của việc quản lý DN đăng ký, kê khai thuế là quản lý bằng mã số thuế. Theo quy định của luật thì mỗi đối tượng nộp thuế được cấp một mã số thuế duy nhất trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động.
Đăng kí thuế và quản lý NNT.
Cơng tác cấp mã số thuế cho hộ, cá nhân kinh doanh và mã số thuế thu nhập cá nhân được Chi cục triển khai đúng quy định: thường xuyên đối chiếu, rà sốt MST, bổ sung thơng tin đăng ký thuế đối với người nộp thuế có thơng tin thay đổi...đảm bảo 100% người nộp thuế được cấp mã số thuế.
Từ 01/7/2007 trở về trước, việc đăng ký cấp mã số thuế được coi là cơng việc đầu tiên của quy trình quản lý thu thuế đối với DNNQD. Tuy nhiên, từ khi thực hiện Luật quản lý thuế, quản lý thu thuế theo chức năng thì cơng tác đăng ký thuế có quy trình riêng. Việc đăng ký cấp mã số thuế được ứng dụng tin học ngay từ khi có quy định của Chính phủ về tổ chức cấp mã số thuế.
Chi cục thuế Gia Lâm thực hiện việc đăng ký mã số thuế đối với NNT theo quy trình đăng ký thuế. NNT lập hồ sơ theo quy định gửi Bộ phận một cửa Chi cục thuế. Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai kế toán thuế và tin học nhập tờ khai đăng ký thuế vào Chương trình đăng ký và cấp mã số thuế TINCC (cấp Chi cục). Tồn bộ thơng tin được truyền lên Cục thuế TP Hà Nội, sau đó truyền lên Tổng cục thuế. Khi Tổng cục thuế trả về, Cục thuế truyền trả lại cho Chi cục thuế để Chi cục in và cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế cho NNT.
Sau khi cấp mã số thuế, thông tin hồ sơ NNT được chuyển vào các danh bạ của chương trình ứng dụng quản lý thuế để theo dõi tình hình thực hiện kê
khai nộp thuế của từng NNT. Tại Tổng cục thuế, thông tin đăng ký thuế của tất cả NNT toàn quốc được lưu trữ và được truyền trực tiếp cho Tổng cục Hải quan để sử dụng mã số thuế chung.
Tất cả các NNT ngừng hoạt động đều được chuyển thủ tục hồ sơ về cấp Cục thuế để xử lý việc ngừng và đóng mã số thuế.
Trong q trình thực hiện, cán bộ xử lý đã có nhiều biện pháp xử lý nhanh, chính xác, lập phiếu xử lý hồ sơ để giám sát. Vì vậy, thời gian cấp mã số thuế, trả cho NNT luôn sớm hơn so với quy định. Một số kết quả đăng ký cấp mã số thuế tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm, Cục thuế TP Hà Nội đến nay được thể hiện như Bảng 4.6.