Số cán bộ theo bộ phận chức năng và trình độ

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 64 - 66)

Stt Đội thuế ngườiSố

Tỷ lệ (%) Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp 1 Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT 7 18,4 1 5 1

2 Kê khai - Kế toán thuế 17 44,7 14 1 2

3 Quản lý nợ thuế 5 13,2 5 1

4 Kiểm tra thuế 9 23,7 1 7 1

Tổng 38 100 2 31 1 5

Nguồn: Chi cục thuế huyện Gia Lâm

Qua Bảng 4.2 cho thấy, số cán bộ được phân công quản lý thu thuế theo bộ phận chức năng chưa hợp lý. Bộ phận kê khai kế tốn thuế có 17 người chiếm 44,7%, trong khi đó các bộ phận chức năng khác thì khá ít, bộ phận kiểm tra chỉ có 9 người, chiếm 23,7%, quản lý nợ là 5 người, chiếm 13,2%.

Hạn chế, tồn tại:

Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm vẫn còn cồng kềnh, chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ. Chẳng hạn, cán bộ Đội kiểm tra thuế thì vừa thực hiện chức năng quản lý vừa thực hiện chức năng kiểm tra NNT và dành phần lớn thời gian, công sức để làm báo cáo phục vụ cho công tác quản lý như báo cáo số quản lý NNT, báo cáo số thu, báo cáo tình hình nộp tờ khai mà chưa tập trung thực hiện chức năng chính là kiểm tra NNT.

Ngồi ra, Chi cục thuế còn chưa quy định trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận kiểm tra, quản lý kê khai và quản lý thu nợ. Cán bộ đội kiểm tra còn phải thực hiện nhiệm vụ lập các báo cáo kê khai hàng tháng như tình hình ghi thu, thực thu, báo cáo quản lý doanh nghiệp và đôn đốc nợ đọng mà phần việc này đã có bộ phận quản lý kê khai, bộ phận quản lý nợ thuế thực hiện. Chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng nên cịn xảy ra

tình trạng số liệu theo dõi không thống nhất giữa các bộ phận, đặc biệt là số lượng doanh nghiệp, số nợ thuế và xác định tình trạng nợ thuế. Từ đó, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo điều hành cũng như công tác phân tích tình trạng chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế.

Về trình độ, năng lực và phẩm chất, cán bộ thuế đã trưởng thành nhiều nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế mới. Còn một bộ phận cán bộ do thiếu rèn luyện, tu dưỡng, chưa tận tuỵ, công tâm, chưa khách quan trong việc giải quyết quyền lợi giữa Nhà nước và cá nhân, chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của NNT trong việc thực hiện các luật thuế. Đặc biệt là từ khi thực hiện Luật quản lý thuế, một số bộ phận chưa đáp ứng được số lượng cán bộ theo yêu cầu cho nên trong q trình triển khai cơng việc gặp nhiều khó khăn.

Việc ln phiên, ln chuyển cơng việc có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công việc, tới việc triển khai các luật thuế mới, chế độ chính sách sửa đổi bổ sung. Cán bộ công chức từ bộ phận này chuyển tới bộ phận khác phải mất một thời gian khá dài mới có thể làm quen, cập nhật cái mới và xử lý công việc chuẩn xác.

4.1.3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch thu thuế

Tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm, căn cứ vào số thuế được giao hàng năm từ Cục thuế thành phố Hà Nội và UBND huyện Gia Lâm, Chi cục thuế xác định kế hoạch thu trên cơ sở NNT, các hoạt động và các thu nhập chịu thuế, bao gồm:

Các DNNQD gồm: Công ty cổ phần, công ty TNHH, DNTN, HTX, cơ sở kinh doanh khác;

Các hộ kinh doanh và các chủ thể kinh doanh khác;

Các NNT theo sắc thuế như thuế TNCN, thuế tài nguyên, lệ phí trước bạ và các thuế khác;

Các hoạt động chịu thuế...

Sau khi kế hoạch thu thuế được xác lập, Chi cục thuế tổ chức thực hiện kế hoạch trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đội thuế. Căn cứ vào kế hoạch thu thuế do Chi cục giao, các đội thuế tiến hành giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ quản lý khu vực.

Hàng năm, căn cứ vào dự toán được giao Chi cục thuế Gia Lâm đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu thuế thể hiện như Bảng 4.3 và Hình 4.3 dưới đây.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện dự toán được giaoNăm Dự toán giao

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 64 - 66)