3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập tài liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp được thu thập dựa vào tài liệu đã được cơng bố trên sách, báo, tạp chí thuế, báo cáo tổng kết ngành, trang Website của ngành, mạng Internet nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới cơng tác quản lý thu thuế. Thu thập từ các cơ quan Nhà nước, Bộ tài chính, Tổng cục thuế về chủ trương chính sách bao gồm các nghị quyết Trung ương, Nghị định của Chính phủ, Thơng tư của Bộ trưởng Bộ tài chính liên quan đến cơng tác quản lý thu thuế.
Số liệu về kết quả thu thuế, số doanh nghiệp, số cấp mã số thuế được tổng hợp từ phần mềm quản lý thuế (QLT), phần mềm TINC tra cứu, các báo cáo tổng kết năm, báo cáo giao ban phục vụ việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với DNNQD tại Chi cục thuế Gia Lâm.
Thu thập tài liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp là những số liệu được thu thập qua điều tra 120 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm về công tác quản lý thu thuế. Cụ thể, chọn
120 DN trong tổng số 1.247 DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm để tiến hành điều tra. Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên trong số các DN trên địa bàn huyện Gia Lâm. Số lượng mẫu phải đáp ứng tính đại diện cho từng loại hình DN.
Phương pháp điều tra bằng cách phát phiếu khảo sát đã được thiết kế sẵn, nhằm lấy ý kiến của các DN về sự phù hợp của các thủ tục hành chính, tinh thần và thái độ phục vụ của cơ quan thuế. Cụ thể, số phiếu điều tra được gửi cho các DNNQD trên địa bàn huyện với số phiếu phát ra là 120 phiếu, số phiếu thu về là 120 phiếu, đạt tỷ lệ 100%.