Khái quát chung về công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và khoan đa dụng hoàng anh (Trang 31)

6. Kết cấu của đề tài

2.1. Tổng quan về Cơng ty Xây dựng và khoan đa dụng Hồng Anh

2.1.1. Khái quát chung về công ty

Công ty cổ phần xây dựng và khoan đa dụng Hoàng Anh đã và đang phát triển về mọi mặt, trở thành một doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ tư vấn khảo sát địa hình, địa chất, thiết kế, tư vấn giám sát các cơng trình xây dựng, thi cơng các cơng trình dân dụng, giao thơng, thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật được các khách hàng trong nước tín nhiệm, được xã hội thừa nhận và đánh giá cao.

- Tên công ty: Công ty cổ phần Xây dựng và khoan đa dụng Hoàng Anh

- Tên quốc tế: HOANG ANH BUILD DRILLING MULTIPLE USES JOINT STOCK COMPANY

- Địa chỉ: Số 31 ngõ 89, đường Ga Hà Đông, Phường Phú La, Quận Hà Đông, Hà Nội.

- Hình thức pháp lý: Cơng ty cổ phần - Mã số thuế: 0107159963

- Năm thành lập: 03/12/2015 - Thị trường: Toàn quốc

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Xây dựng cơng trình cơng ích, khai thác, xử lý và cung cấp nước, xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng khác

- Giám đốc cơng ty: Ơng Nguyễn Hữu Trọng - Tổng số lao động: 126 người

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của cơng ty

Với giá trị cơ bản, triết lý kinh doanh, nguyên tắc định hướng và văn hóa doanh nghiệp, Cơng ty cổ phần xây dựng và khoan đa dụng Hoàng Anh tin tưởng thực hiện thành công sứ mệnh trở thành một Cơng ty có tiềm lực kinh tế mạnh, hội nhập thành công với kinh tế khu vực và thế giới, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn thông qua công nghệ thi công tiên tiến, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào các lĩnh vực tư vấn khảo sát địa chất, địa hình, thiết kế, giám sát, thí nghiệm và kiểm định cơng trình, sự hợp tác của khách hàng, sự giúp đỡ của các cơ quan doanh nghiệp, địa phương.

27

Với năng lực trang thiết bị hiện đại, công nghệ thi công tiên tiến, đội ngũcán bộ cơng nhân viên có trình độ chun mơn cao. Cơng ty đã hồn thiện nhiều cơng trình thi cơng, thiết kế, tư vấn giám sát, thí nghiệm, kiểm định cơng trình được các Chủ đầu tư trong nước và các đối tác nước ngoài đánh giá cao về chất lượng cũng như tiến độ.

2.1.3. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi

Với phương châm hoạt động lấy đạo đức kinh doanh và uy tín chất lượng làm trọng. Lắng nghe mọi ý kiến đóng góp để khơng ngừng hồn thiện. Đề cao lợi ích của khách hàng và khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mơ hình trực tuyến chức năng. Đây là một mơ hình phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, chức năng nhiệm vụ của công ty, giúp quản lý chặt chẽ hơn trong công tác quản lý tiền hàng, công tác báo cáo kết quả kinh doanh. Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm:

* Giám đốc của Cơng ty: Ơng Nguyễn Hữu Trọng là người lãnh đạo cao nhất được giao trách nhiệm quản lý Công ty. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, các đơn vị sản xuất.

* Phó giám đốc: Phó giám đốc có trách nhiệm giúp giám đốc điều hành một hoặc một số phần hành tổ chức của Công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc.

* Phòng Kế hoạch - Đầu tư: là phỏng chuyên môn, nghiệp vụ của Cơng ty có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đầu tư thiết bị và quan hệ với khách hàng thu hút nguồn việc, liên doanh, liên kết để phát triển. Nghiên cứu, đề xuất phương án sản xuất, kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, kế hoạch đầu tư, bổ sung thêm thiết bị. Đi đôi với kế hoạch sản xuất, phịng KH-ĐT có nhiệm vụ phải xây dựng kế hoạch giá thành tồn bộ, hoặc từng nhóm sản phẩm, xây dựng các chỉ tiêu định mức về kinh tế kỹ thuật, theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất, kinh doanh của tồn Cơng ty.

* Phịng Hành chính - Pháp lý: là phịng chun mơn nghiệp vụ của Cơng ty.

Phịng được giao phân cơng phụ trách các mặt như văn thư, lưu trữ, y tế, an toàn lao động, cơng tác hành chính Quản lý con dấu và mở số sách theo dõi việc ban hành các

28

công văn, giấy tờ của Công ty, tiếp nhận và phân bố các công vấn, giấy tờ từ nơi khác chuyển đến.

* Phịng Kế tốn - Tài chính: là phịng chun mơn nghiệp vụ của Cơng ty. được thành lập với chức năng hạch toán kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh. cung cấp tài chính cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, cung cấp các thơng tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh làm cơ sở để Ban giám đốc đưa ra các quyết định. * Phòng Kỹ thuật xây dựng: Phịng có nhiệm vụ lập kế hoạch về vật tư và chịu trách nhiệm về các quy trình kỹ thuật ứng dụng trong Công ty và lập các bản về cho các cơng trình.

Tóm lại, bộ máy tổ chức của Cơng ty cổ phần Khoan đa dụng Hồng Anh và Xây dựng như trên là phù hợp với điều kiện phát triển hiện tại của Cơng ty. Tất cả các phịng chun mơn nghiệp vụ trên đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và được sự chỉ đạo thống nhất, tập trung của Ban giám đốc Công ty để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, tránh được sự chỉ đạo trùng lặp trong khâu tổ chức và chỉ đạo sản xuất, thông tin giữa cán bộ chỉ đạo và nhân viên được giải quyết nhanh hơn.

2.1.5. Các sản phẩm dịch vụ SXKD

Sản xuất là mảng hoạt động truyền thống, đem lại nguồn thu đáng kể cho công ty. Các dịch vụ, sản phẩm cơ khí mà cơng ty cung cấp và sản xuất có mặt ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, bao gồm:

- Dịch vụ gia công, sửa chữa phụ tùng máy móc thiết bị

- Sản xuất các sản phẩm truyền thống: Bình bơm thuốc trừ sâu, phụ tùng máy nông nghiệp, sản phẩm nhựa,...

- Gia công chế tạo, sửa chữa các thiết bị, nhà xưởng trong các nhà máy đường, nhà máy sản xuất công nghiệp

- Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.

- Phát triển thị trưởng chế tạo các sản phẩm cơ khi theo yêu cầu của từng khách hàng: Bán lẻ đồ ngũ kim sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh...

29

2.2. Phân tích thực trạng tài chính tại Cơng ty cổ phần Xây dựng và khoan đa dụng Hoàng Anh Hoàng Anh

2.2.1. Phân tích tình tình tài sản, nguồn vốn

Bảng 2.1. Phân tích cấu trúc tài chính của Cơng ty XD&KDDHA

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % Số tiền (đ) %

I Tài sản ngắn hạn 6.083.594.627 75,57 9.765.339.448 76,81 12.741.183.548 70,68 1.Tiền 362.126.241 4,50 112.239.126 0,88 216.192.594 1,20 2.Các khoản phải thu 2.329.331.215 28,93 4.499.907.770 35,40 4.146.352.165 23,00 3.Hàng tồn kho 3.031.020.574 37,65 4.591.556.742 36,12 7.346.525.697 40,75 4.Tài sản ngắn hạn khác 361.116.596 4,49 561.635.809 4,42 1.032.113.090 5,73 II Tài sản dài hạn 1.966.933.064 24,43 2.947.988.772 23,19 5.285.692.401 29,32 1.TSCĐ 1.554.658.533 19,31 2.290.056.266 18,01 4.872.151.591 27,03 2.Các khoản 350.884.619 4,36 66.239.022 0,52 0 0,00

30 ĐTTC dài hạn 3.Tài sản dài hạn khác 61.389.911 0,76 591.693.483 4,65 413.540.809 2,29 Tổng tài sản 8.050.527.692 100 12.713.328.220 100 18.026.875.949 100 I Nợ phải trả 7.344.788.167 91,23 11.096.190.983 87,28 15.720.774.301 87,2 1.Nợ ngắn hạn 6.025.755.946 74,85 9.591.588.111 75,45 12.980.312.231 72,01 2.Nợ dài hạn 1.319.032.221 16,38 1.504.602.871 11,83 2.740.462.069 15,2 II Nguồn vốn chủ sở hữu 705.739.524 8,77 1.617.137.237 12,72 2.306.101.648 12,8 Tổng nguồn vốn 8.050.527.692 100 12.713.328.220 100 18.026.875.949 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2019,2020 và 2021 của Cơng ty) 2.2.1.1. Phân tích tình hình tài sản

Dựa vào bảng 2.1 cho thấy tổng số tài sản của Công ty tăng liên tục nhưng với quy mô và tốc độ tăng không đều nhau.

Đầu tiên, xem xét cơ cấu tài sản ta thấy tỷ trọng tài sản dài hạn so với tài sản ngắn hạn trong những năm gần đây có sự thay đổi nhưng vẫn ln xoay quanh tỷ lệ 25% tài

31

sản dài hạn, 75% tài sản ngắn hạn. Tổng tài sản của Công ty tăng qua các năm là nhờ sự gia tăng của các khoản phải thu, hàng tồn kho và TSCĐ. Cụ thể là:

Tài sản cố định năm 2021/2020 tăng 2.582.095.325 (về giá trị còn lại) tương ứng với tốc độ tăng 113%, năm 2020/2019 tăng 735.397.732đ trong ứng với tốc độ tăng là 47%. Năm 2021, Cơng ty có mua sắm mới số lượng TSCĐ mới với tổng giả trị là 3.738.818.824đ (xét theo nguyên giá, Báo cáo tăng giảm TSCĐ hữu hình) nên làm cho tài sản dài hạn chiếm 29,2% trong tổng tài sản. Công ty cổ phần Xây dựng và khoan đa dụng Hoàng Anh là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, trong đó xây dựng các cơng trình cơng ích chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, TSCĐ của Công ty chiếm tỷ trọng lớn. Đây là cơ cấu tài sản hợp lý với Công ty. Tốc độ mua sắm TSCĐ tăng nhanh cả về quy mô tuyệt đối lẫn tương đối trong 3 năm. Nhu cầu mua sắm mới TSCĐ hay nâng cấp sửa chữa TSCĐ trong những năm tới sẽ cịn rất lớn, vì để phục vụ thi cơng các cơng trình. Do vậy, Cơng ty huy động nhiều nguồn vốn để mua sắm TSCĐ, từ nguồn vốn tự có, nguồn vay ngắn hạn và dài hạn, th tài chính. Hiện tại thì một phần TSCĐ mua mới được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. Điều này rất dễ gây mất an tồn về tài chính cho doanh nghiệp. Cơng ty cần xem xét cụ thể hơn phương thức tài trợ các nguồn tài sản thông qua việc xem xét mức độ đảm bảo vốn kinh doanh ở phần tiếp theo.

Thêm nữa, tài sản ngắn hạn tăng cũng là nguyên nhân dẫn tới tổng tài sản tăng. Cụ thể năm 2021, tài sản ngắn hạn tăng so với năm 2020 là 2.975.844.100đ (30,47%), năm 2020 tăng so với năm 2019 là 3.681.744.820đ (60,51%). Tài sản ngắn hạn của Công ty tăng đều qua 3 năm. Cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng là do tính chất kinh doanh đa ngành nghề của Cơng ty.

Bên cạnh đó, hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng khá cao, tuy nhiên tỷ trọng của loại tài sản này khá ổn định, dao động trong khoảng 35 - 40% tổng tài sản. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng tồn kho đang có xu hướng tăng dần qua các năm, đến cuối năm 2021, hàng tồn kho chỉ chiếm 40,75% trong tổng tài sản. Năm 2021, ngành xây dựng có tỷ lệ hàng tồn kho cao là do nửa cuối năm 2020 thời gian đình trệ do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hoạt động xây dựng chưa được trở lại bình thường. Một nguyên nhân nữa là hàng tồn kho tăng nhanh là yếu tố hàng gửi bán: xi măng, cát sỏi, thép…, đây là lượng vật tự do Công ty cung cấp cho các nhà thầu phụ thi công.

32

Biểu đồ 2.1. Tình hình tài sản của Cơng ty CPXD&KDDHA

2.2.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn

Đề hình thành tài sản, doanh nghiệp phải có nguồn vốn tương ứng. Phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ cho thấy các nguồn tài trợ, mức độ an tồn tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể, phân tích cơ cấu nguồn vốn được thực hiện như sau:

Xem xét cơ cấu nguồn vốn ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu tuy có tăng đều qua các năm nhưng chỉ chiếm tỷ trọng thấp, dưới 13%. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2021 tăng so với năm 2020 là 688.964.411đ (tốc độ tăng là 42,9%), năm 2020 tăng so với năm 2019 là 911.397.712đ (tốc độ tăng là 126,1%). Quy mô tăng và tốc độ tăng của năm 2021 đều giảm hơn so với năm 2020. Tốc độ tăng của nguồn vốn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của tài sản. Như trên đã phân tích, nguồn vốn chủ sở hữu dù có tăng nhưng vẫn khơng đáp ứng đủ nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty. Trong những năm tới, Công ty phải gia tăng vốn điều lệ, tăng cường nguồn vốn tự có để đảm bảo an tồn tài chính cho doanh nghiệp.

Về các khoản nợ phải trả: Tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn luôn ở mức cao, năm 2019 tỷ trọng nợ phải trả là 91,23% so với tổng nguồn vốn, và dù có giảm dần qua các năm (năm 2020 và 2021, tỷ trọng này lần lượt là 87,28"% và 87%). Năm 2020/2019, nợ phải trả tăng 3.751.402.815 đ (tốc độ tăng là 51,07%), năm 2021/2020 nợ phải trả tăng 4.624.583.317đ (tốc độ tăng là 41,67%). Tỷ trong nợ phải trả liên tục

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

33

tăng nhanh trong 3 năm, chứng tỏ Công ty hiện đang rất cần vốn kinh doanh. Xem xét cụ thể tỷ trọng của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, cho thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao. So sánh trong mối tương quan với tỷ lệ tài sản dài hạn trong tổng tài sản chứng tỏ một phần tài sản dài hạn đã được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. Như vậy, tính tự chủ về mặt tài chính của Cơng ty thấp, chịu áp lực lớn về khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Tóm lại, cả nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng nhanh cả về quy mô lẫn tốc độ tăng, nhưng nợ phải trả tăng nhanh hơn so với chủ sở hữu. Trong đó, vay ngắn hạn, phải trả người bán và phải trả nội bộ tăng nhanh hơn cả. Như vậy, một phần vay ngắn hạn đã được đầu tư mua mới TSCĐ, và xây dựng cơ bản. Qua phân tích trên, có thể thấy cơ cấu nguồn vốn của Cơng ty là chưa hợp lý. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu quá thấp so với nhu cầu thực tế.

Biểu đồ 2.2. Tình hình nguồn vốn của cơng ty CPXD&KDDHA

2.2.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Nhìn chung, nguồn vốn lưu động thường xuyên của các DN trong ngành tương đối thấp, hệ số tài trợ thường xuyên chủ yếu biến động trong khoảng từ 0,9 – 1 lần. Hệ số tài trợ thường xun trung bình của các doanh nghiệp thép có xu hướng giảm từ năm 2020 trở lại đây. Năm 2021, hệ số tài trợ thường xuyên chỉ còn 0,95 lần. Nguyên nhân khiến cho các DN có hệ số tài trợ thường xuyên thấp là do DN phải đầu tư một lượng

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng nguồn vốn Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

34

lớn vào tài sản dài hạn như dây chuyền, nhà xưởng. Trong khi đó, khả năng huy động nguồn vốn dài hạn (bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu) của DN cịn đang hạn chế.

Bảng 2.2. Chính sách tài trợ của Cơng ty CPXD&KDDHA

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

NWC Đồng 57.838.681 173.751.336 -239.128.684

Htx Lần 1,029 1,058 0,954

Nguồn: Tính tốn từ BCTC của Cơng ty CPXD&KDDHA

Dựa vào bảng 2.3 cho thấy hệ số tài trợ thường xuyên thấp. Đặc biệt, năm 2021 có nguồn vốn lưu động thường xuyên ở mức âm, hệ số tài trợ thường xuyên nhỏ hơn 1 (0,954 lần) cho thấy công ty đang vi phạm nguyên tắc cân bằng tài chính, sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, làm gia tăng rủi ro thanh tốn. Tóm lại, có thể thấy cơ cấu nguồn vốn của DN còn nhiều bất cập. Vốn chủ sở hữu ở mức độ khiêm tốn làm cho năng lực tự chủ tài chính của DN khơng cao, DN có hệ số nợ cao duy trì nguồn vốn lưu động thường xun thấp, thậm chí có năm nhỏ hơn 0 dẫn đến chính sách tài trợ thiếu an tồn.

2.2.2. Phân tích khả năng thanh tốn

Nhìn chung, khả năng thanh tốn của DN có xu hướng tăng trong giai đoạn 2019 – 2020, sau đó giảm dần trong giai đoạn 2020 - 2021. Khả năng thanh toán tổng quát năm 2019 là 1,096 lần, tăng lên 1,145 lần vào năm 2020 và đến năm 2021 tăng lên 1,146 lần. Khả năng thanh toán tổng quát tăng đều trong giai đoạn 2019 – 2021 là do tốc độ gia tăng của nợ phải trả có xu hướng chậm lại, thay thế bằng việc gia tăng huy động từ vốn chủ sở hữu. Hệ số khả năng thanh tốn tổng qt nhỏ hơn 2 cho thấy nhìn chung DN chủ yếu huy động vốn từ nợ phải trả.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và khoan đa dụng hoàng anh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)