Định hướng phát triển Công ty cổ phần Xây dựng và khoan đa dụng Hoàng Anh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và khoan đa dụng hoàng anh (Trang 52 - 56)

6. Kết cấu của đề tài

3.1. Định hướng phát triển Công ty cổ phần Xây dựng và khoan đa dụng Hoàng Anh

3.1. Định hướng phát triển Công ty cổ phần Xây dựng và khoan đa dụng Hoàng Anh Anh

3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới

Năm 2022, tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong điều kiện leo thang chiến tranh thương mại và chính sách bảo hộ. Diễn biến của dịch COVID-19 vừa tạm ổn định, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế nhận định cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn ảnh hưởng đến hàng triệu người và là một cú sốc kinh tế nghiêm trọng làm tăng trưởng tồn cầu có thể giảm hơn 1 điểm phần trăm trong năm 2022, từ mức dự báo 4,5% đưa ra vào tháng 12/2021. Fitch Rating đã điều chỉnh giảm 0,7 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng GDP thế giới năm 2022 xuống còn 3,5%. Ngân hàng Thế giới dự báo mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đạt 4,1% năm 2022 trong khi con số này của Quỹ Tiền tệ Quốc tế là 4,4%.

Sau đại dịch COVID-19, nền kinh tế thế giới vẫn đang dần phục hồi nhưng chưa lấy lại được đà tăng trưởng so với trước khủng hoảng. Năm 2020 đã chứng kiến xu hướng suy giảm mạnh mẽ của hầu hết các nền kinh tế, khu vực kinh tế trên toàn cầu. Phần lớn các nền kinh tế đều tăng trưởng âm, ngoại trừ Trung Quốc, Ai Cập, Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020 theo báo cáo của WB đạt khoảng -4,3%. Sự phục hồi của nền kinh tế ở một số nước đang phát triển không đủ bù đắp sự suy giảm mạnh của các nền kinh tế thế giới; nợ và tình trạng thất nghiệp vẫn ở mức cao, làm giảm dư địa tài chính, thiếu hụt đầu tư khiến sản xuất và tiêu dùng trì trệ ở nhiều nước.

Dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến cung, cầu và thương mại hàng hóa dịch vụ trên toàn thế giới. Tại Trung Quốc, các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh bao gồm hạn chế đi lại và cách ly đã dẫn đến hoạt động sản xuất bị ngưng trệ và sụt giảm mạnh của các hoạt động dịch vụ. Các lệnh phong tỏa, hạn chế thương mại hàng hóa, dịch vụ và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và cầu nội địa của Trung Quốc. Các hiệu ứng tiêu cực đến phần còn lại của thế giới cũng

48

ngày càng rõ rệt thông qua các kênh du lịch, chuỗi cung ứng, thương mại hàng hóa và sụt giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Trung Quốc hiện nay đóng vai trị rất quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa trung gian, đặc biệt là các mặt hàng như máy tính, điện tử, dược phẩm và phương tiện giao thơng, cũng như là nguồn cầu chính cho một số loại hàng hóa. Sự đứt đoạn tạm thời trong chuỗi cung ứng có thể được bù đắp bằng hàng tồn kho nhưng mức độ hàng tồn kho mỏng và các nguồn cung ứng thay thế thì khó để tìm thấy đối với một số mặt hàng chun mơn hóa.

Xung đột chính trị, khủng hoảng kinh tế, bạo lực và biến đổi khí hậu là những vấn đề diễn biến phức tạp ở một số quốc gia và khu vực gây nên những bất ổn đáng lo ngại về sự ổn định và phát triển kinh tế toàn cầu: Tiêu biểu như xung đột chính trị ở Mỹ, giữa Mỹ và Trung Quốc, bạo lực ở khu vực Trung Đông hay các vấn đề xử lý nợ công, nhập cư ở các nước châu Âu, đặc biệt mới đây xung đột giữa Nga và U-crai-na.

3.1.1.2. Bối cảnh kinh tế Việt Nam

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, trước diễn biến phức tạp về tình hình kinh tế thế giới thì kinh tế Việt Nam lại cho thấy những diễn biến tích cực trong những năm trở lại đây. Chu kỳ phát triển kinh tế 3 năm giai đoạn 2019 - 2021 được thừa hưởng nền tảng vĩ mô tương đối ổn định, lạm phát thấp và nền kinh tế không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố dịng vốn nóng như các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, sự giảm giá của hàng hóa thế giới, đặc biệt là giá dầu giảm sâu và tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm cùng với biến động khó lường của thị trường tài chính, tiền tệ thế giới và Trung Quốc đã tác động đến kinh tế nước ta, nhất là hoạt động xuất khẩu và thu ngân sách nhà nước.

Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2019, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng

49

của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%, đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia tăng trưởng cao nhất năm 2020. Nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm sốt nhờ vắc xin. Hiện nay, có rất nhiều loại vắc-xin đã được nghiên cứu và sử dụng trong thực tế. Việc tiêm chủng vắc-xin đã giúp kiểm sốt COVID- 19 trên tồn cầu, từ đó tạo tiền đề cho sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Cụ thể, sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, sẽ giúp hàn gắn lại chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã bị phá hủy một phần do tác động của COVID-19 cũng như giúp gia tăng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang dần đánh mất hình ảnh và sự ưu tiên trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang nổi lên là một trong những lựa chọn thay thế lý tưởng nhờ lợi thế lớn về mặt địa lý khi Việt Nam nằm gần chuỗi sản xuất đặt tại miền Nam Trung Quốc. Sự dịch chuyển của các doanh nghiệp đa quốc gia lớn vào Việt Nam cũng sẽ thúc đẩy các nhà cung cấp của họ xây dựng nhà máy tại Việt Nam, từ đó hồn thiện chuỗi giá trị tại Việt Nam và củng cố động lực tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất.Thành cơng trong kiểm sốt dịch Covid-19 đã góp phần giúp Việt Nam duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn và giành được nhiều đơn đặt hàng từ nước ngồi.

Nhìn chung, kinh tế vĩ mơ của Việt Nam năm 2022 sẽ cịn nhiều khó khăn, cân đối ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, bội chi ngân sách nhà nước năm 2022 vẫn ở mức cao; lạm phát được kiềm chế ở mức thấp trong năm 2021 và không phải chịu sức ép lạm phát cầu kéo quá lớn. Nhà nước vẫn đảm bảo giữ vững ổn định vĩ mô nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn giảm tốc nhưng trong dài hạn vẫn có xu hướng đi lên và ổn định hơn.

3.1.2. Triển vọng và xu hướng ngành xây dựng

* Gia tăng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của ngành

Được coi là ngành có vai trị quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp, ổn định an ninh quốc phịng của đất nước, phát triển ngành xây dựng ln là mục tiêu quan trọng trong tổng thể quy hoạch phát triển ngành công nghiệp quốc gia.

50

Việt Nam là nước đang phát triển trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, nên nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng nội địa sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tương lai. Với tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng Việt Nam được dự báo ở mức 15% trong giai đoạn 3 năm tới, cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp vẫn cịn rất tốt nếu tìm được hướng đi phù hợp. Do vậy, việc xây dựng hệ thống sản xuất nguyên vật liệu khép kín với quy mơ lớn, cơng nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và năng lượng là bước đi cần thiết.

* Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

Ngành Xây dựng đã có những bước tiến vượt bậc cả về trình độ quản lý lẫn công nghệ kỹ thuật thi công và đã thành công trong việc thay thế nhà thầu ngoại trong vai trò tổng thầu ở nhiều dự án lớn có yêu cầu kỹ - mỹ thuật cao, những dự án "siêu sao" tại thị trường trong nước. Nhờ vậy, những Cơng ty dẫn đầu đã nhanh chóng trưởng thành và nay đã sẵn sàng cho việc xuất khẩu dịch vụ xây dựng tổng hợp ra thị trường nước ngoài. Một lợi thế quan trọng nữa mà ngành Xây dựng có được chính là số lượng kỹ sư và chun gia cao gấp 3 lần mức bình quân thế giới bởi xây dựng là một ngành không được giới trẻ ở các nước phát triển ưa chuộng (Việt Nam bình qn có 9.000 kỹ sư, chuyên gia xây dựng/1 triệu dân; trong khi thế giới là 3.000).

Vì việc cọ xát với thị trường nước ngoài là phương cách rất hữu hiệu nhằm nâng cao trình độ, năng lực cạnh tranh của ngành Xây dựng Việt Nam, đảm bảo ln theo kịp trình độ thế giới và đây cũng là cách tốt nhất để về lâu dài bảo vệ được thị trường nội địa…

* Ứng phó với các rủi ro ngành

 Khả năng thu hồi vốn thấp: nếu máy móc được sử dụng nhiều (trúng thầu nhiều) thì đầu tư hồn tồn xứng đáng. Nhưng nếu tần suất sử dụng thấp thì rất khó thu hồi vốn đầu tư.

 Hao mòn theo thời gian: đây là vấn đề của tất cả các loại máy móc, thiết bị. Điều kiện thời tiết và sử dụng khơng đúng cách cũng khiến cho máy móc dễ bị hao mòn, hư hỏng.

 Rủi ro khi sử dụng máy móc, thiết bị: có rất nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng. Chủ yếu liên quan đến trình độ của người sử dụng, gây ra những tác hại lớn như tai nạn lao động, hư hỏng máy móc, chất lượng thi cơng khơng đảm bảo. Vậy

51

nên, người sử dụng phải được đào tạo các thao tác thực hiện một cách thành thạo và phải có ý thức khi sử dụng, bảo quản khi không sử dụng đến.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và khoan đa dụng hoàng anh (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)