Tái cấu trúc nguồn vốn, đảm bảo sự an toàn và ổn định nguồn tài trợ của doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và khoan đa dụng hoàng anh (Trang 56 - 60)

6. Kết cấu của đề tài

3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty

3.2.1. Tái cấu trúc nguồn vốn, đảm bảo sự an toàn và ổn định nguồn tài trợ của doanh

ở Việt Nam. Những giải pháp đó cụ thể như sau:

3.2.1. Tái cấu trúc nguồn vốn, đảm bảo sự an toàn và ổn định nguồn tài trợ của doanh nghiệp nghiệp

Công ty giai đoạn 2019 – 2021 đang bộc lộ một số tồn tại trong cấu trúc nguồn vốn như: (i) năng lực tự chủ còn hạn chế, hệ số nợ ở mức cao làm tăng mức độ rủi ro của DN, (ii) nguồn vốn dài hạn ở mức thấp dẫn đến sự thiếu ổn định và an tồn trong chính sách tài trợ, (iii) hình thức tài trợ thiếu đa dạng. Do vậy, để hạn chế rủi ro, gia tăng hiệu quả hoạt động, công ty cần thực hiện các giải pháp như:

* Chú trọng xây dựng cơ cấu nguồn vốn mục tiêu.

Để có định hướng trong việc huy động vốn, trong dài hạn DN cần phải xác định một cơ cấu nguồn vốn mục tiêu. Thực chất của việc xác định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu là xác định mức vay nợ tối ưu. Cơ cấu nguồn vốn mục tiêu là cơ cấu nguồn vốn mà tại đó chi phí sử dụng vốn nhỏ nhất song vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của DN. Để xây dựng cơ cấu nguồn vốn mục tiêu cho DN thì trước hết cần xác định chi phí sử dụng vốn bình qn (WACC) cho DN. Đây là một vấn đề trọng yếu mà DN cần quan tâm trong công tác tổ chức huy động vốn nhằm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân trên cơ sở đảm bảo an tồn tài chính cho DN.

Quyết định việc DN có nên đi vay hay khơng phải xuất phát từ khi cịn đang trong quá trình đánh giá hiệu quả dự án đầu tư hay kế hoạch kinh doanh. Cụ thể, chỉ khi mức sinh lời kinh tế trên tài sản được tạo ra lớn hơn lãi suất huy động vốn dự kiến thì DN

52

nên lựa chọn phương án có sử dụng vốn vay để thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, khi vay vốn nhiều hay ít thì cần phải tính đến rủi ro đi kèm với vay nợ. Đó là rủi ro thanh toán và rủi ro biến động mức sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đối với rủi ro thanh toán, để đảm bảo vừa khai thác được lợi thế từ vay nợ, vừa đảm bảo thanh toán, doanh nghiệp nên hướng tới việc điều chỉnh hệ số nợ theo giá trị thị trường trong dài hạn về mức vay nợ tối ưu. Trong dài hạn, với tỷ lệ vay nợ phù hợp sẽ một mặt vừa khai thác được lợi ích cho chủ sở hữu nhưng mặt khác sẽ đảm bảo khả năng an toàn cho DN trong hoạt động kinh doanh. Trong ngắn hạn, tùy theo nhu cầu đầu tư và tình hình thị trường tài chính, có thể cho phép tỷ lệ này vượt ra ngoài một phạm vi nhất định. Việc xác định mức vay nợ cụ thể sẽ tùy thuộc vào dòng tiền tự do của doanh nghiệp trong tương lai.

Để giảm áp lực trong việc sử dụng vốn vay thì việc gia tăng quy mơ vốn chủ sở hữu cho DN là cách để gia tăng năng lực tài chính nội sinh của DN. Khi DN có quy mơ vốn chủ sở hữu lớn, tiềm lực tài chính mạnh, DN sẽ có nhiều cơ hội đầu tư, nâng cao uy tín, vị thế của DN trên thị trường. Từ đó giúp DN dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng, hấp dẫn các nhà đầu tư khi phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Ngược lại, quy mô vốn chủ sở hữu của DN nhỏ, năng lực tài chính chủ sở hữu thấp, các cơ hội đầu tư sẽ bị hạn chế vì khi sử dụng vốn vay thì rủi ro cao, khơng hấp dẫn các nhà đầu tư, ngồi ra DN cũng sẽ gặp khó khăn trong việc đa dạng hố các hình thức huy động vốn. Chính vì lý do đó nên DN phải tìm cách tăng quy mơ vốn chủ sở hữu của mình.

* Đa dạng hình thức huy động vốn, chủ động xây dựng kế hoạch vốn kinh doanh cho Cơng ty.

Thứ nhất, đa dạng hình thức huy động vốn của DN.

Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thành bại của một cơng ty. Hiện nay, nền kinh tế cịn chịu ảnh hưởng của cuộc suy thối kinh tế cũng như tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc tiếp cận các nguồn vốn của DN còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh của nền kinh tế như vậy, DN cần chú trọng khai thác, tạo lập nguồn vốn kinh doanh của công ty nhằm đảm bảo ổn định, an tồn về tài chính đồng thời tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.

53

Trong khi đó, những năm qua cho thấy doanh nghiệp phải sử dụng một khối lượng lớn vốn vay. Vì vậy, DN gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. Do vậy, một trong những vấn đề quan trọng của công ty là cần chủ động tìm cách khai thác có hiệu quả các nguồn vốn để đảm bảo cho nhu cầu SXKD của công ty. Để khai thác và tạo lập nguồn vốn kinh doanh của cơng ty có hiệu quả thì cơng ty cần chú trọng đến biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các nguồn.

Th tài chính cũng là một hình thức huy động vốn phù hợp đối với DN do đây là ngành có nhu cầu lớn về đầu tư TSCĐ. Hình thức huy động vốn này khơng những giúp cho DN có được tài sản dùng cho hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất mà còn giúp DN lựa chọn được thiết bị phù hợp, tiết kiệm thời gian, chi phí khi vay vốn.

Thứ hai, chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn kinh doanh.

- Vốn chủ sở hữu: Để gia tăng vốn chủ sở hữu, trước hết DN cần khai thác triệt để nguồn vốn nội sinh. DN có thể điều chỉnh giảm tỷ lệ chi trả cổ tức để ưu tiên giữ lại lợi nhuận tái đầu tư hoặc điều chỉnh hình lựa chọn hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ phù hợp. Mặc dù nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại được DN quan tâm nhưng nguồn vốn này vẫn còn rất khiêm tốn. Việc sử dụng lợi nhuận để lại để tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất là một biện pháp hiệu quả bởi DN có thể chủ động trong việc huy động và sử dụng, hạn chế phụ thuộc vào chủ thể cung cấp vốn khác và giảm được chi phí do huy động vốn từ bên ngoài. Việc sử dụng lợi nhuận để lại để tái đầu tư còn giúp cho DN giảm hệ số nợ, tăng cường khả năng thanh tốn và đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hình ảnh, uy tín của DN đối với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, để khai thác được nguồn vốn này DN cần thực hiện những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận.

Ngoài việc huy động tối đa nguồn vốn bên trong từ lợi nhuận để lại, các doanh nghiệp cần tìm phương án hiệu quả nhất để huy động nguồn vốn chủ sở hữu từ bên ngoài như phát hành thêm cổ phiếu, gọi vốn góp liên doanh, liên kết. Việc huy động vốn từ phát hành cổ phiếu rộng rãi trên thị trường trong điều kiện hiện nay còn một số khó khăn do thị trường chứng khốn ở Việt Nam cịn nhiều biến động. Vì vậy, trong điều kiện hội

54

nhập kinh tế sâu rộng, môi trường kinh doanh ở Việt Nam tương đối ổn định, thu hút được các nhà đầu tư nước ngồi, DN có thể xem xét khai thác nguồn vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng thơng qua hình thức phát hành riêng lẻ nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngồi. Thơng qua đó, DN cũng có thể tranh thủ tiếp cận với cơng nghệ hiện đại và kỹ năng quản lý từ các nhà sản xuất có kinh nghiệm của nước ngoài.

- Nợ phải trả: Kênh huy động nợ vay của doanh nghiệp vẫn truyền thống là vay vốn tín dụng ngân hàng. Việc sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng sẽ đảm bảo tính kịp thời vì thời gian vay vốn diễn ra nhanh gọn, phù hợp với quy mô vốn nhỏ và sử dụng ngắn hạn. Tuy nhiên, chi phí của nguồn vay tín dụng cao hơn so với kênh vay vốn bằng phát hành trái phiếu. Mặt khác, việc quá chú trọng vào nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng sẽ làm cho các doanh nghiệp khơng có nhiều cơ hội lựa chọn và địi hỏi phải có tài sản đảm bảo thế chấp cho khoản vốn vay. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, trong thời gian tới DN nên đa dạng hóa các nguồn vốn vay nợ như sử dụng cơng cụ trái phiếu, th tài chính.

Đối với hình thức th tài chính, ưu điểm lớn nhất của hình thức này là khơng cần tài sản thế chấp nên hình thức huy động vốn này rất phù hợp với các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, trong khi chưa tạo dựng được uy tín để vay vốn trung và dài hạn ngân hàng, khó tiếp cận với kênh huy động vốn bằng phát hành trái phiếu, DN có quy mơ nhỏ và vừa nên tìm hiểu và tiếp cận với kênh cho thuê tài chính khi có nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất.

Bên cạnh phương thức mua trả chậm đối với nguyên vật liệu thì DN cũng có thể tận dụng hình thức trả chậm, trả góp trong việc đổi mới máy móc thiết bị vì hiện nay trên thị trường rất nhiều hãng chấp nhận thanh tốn trả chậm, trả góp với mức lãi suất ưu đãi. Như vậy, DN vừa có thể đầu tư tăng năng lực máy móc thiết bị cho DN mà không phải tăng thêm vốn vay. Tuy nhiên, DN cũng cần tính tốn kỹ lưỡng lãi suất trả chậm, trả góp cũng như những biến động về tỷ giá khi thực hiện phương thức này.

* Gia tăng vốn chủ sở hữu và năng lực tự tài trợ của doanh nghiệp

Việc sử dụng nhiều nợ là một trong những bất cập trong cấu trúc nguồn vốn của DN. Điều này phản ánh năng lực tự chủ về mặt tài chính hạn chế, mức độ rủi ro cao,

55

hạn chế khả năng huy động thêm vốn cho đầu tư phát triển và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN.

Để gia tăng vốn chủ sở hữu, DN cần khai thác triệt để nguồn vốn nội sinh từ lợi nhuận để lại. Đây chính là nguồn lực tài chính giúp DN chủ động đáp ứng nhu cầu vốn, nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh, giữ được quyền kiểm soát, tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn, chủ động đáp ứng nhu cầu vốn. Tuy nhiên, để làm được điều này, công ty cần thực hiện những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, vượt qua khó khăn, đạt được nhiều lợi nhuận, cũng như cần có chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý nhằm đẩy mạnh tích lũy lợi nhuận giữ lại tái đầu tư.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và khoan đa dụng hoàng anh (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)