1. Giới thiệu về hệ thống tời neo thủy lực tàu 8700 T: Các thông số kỹ thuật của hệ thống:
Lực kéo neo : 73,6 kN Tốc độ kéo neo : 15 m/min Động cơ thủy lực loại MPU-1SC229V-75D
- Ngồi ra hệ thống cịn bao gồm một số tời quấn dây và tời hàng. - Cấu trúc của hệ thống:
+ Neo: gồm có neo phải và neo trái được bố trí ở phía mũi tàu. + Động cơ M lai bơm thủy lực là động cơ dị bộ 3 pha rơ to lồng sóc. cơng suất 75kW khởi động bằng phương pháp đổi nối sao tam giác. + Điều khiển:
• Điều khiển chiều thu thả neo bằng các van thủy lực.
• Điều khiển tốc độ thu thả bằng cách điều chỉnh lưu lượng bơm thủy lực. • Chuyển đổi từ chế độ thu thả neo sang chế độ thu thả tời quấn dây bằng cách chuyển cơ cấu cơ khí chọn vị trí từ đĩa hình sao sang trống tời.
2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống:
2.1. Sơ đồ điều khiển động cơ lai bơm thủy lực: *Giới thiệu phần tử: *Giới thiệu phần tử:
DS: Aptomat cấp nguồn.
M: Động cơ không đồng bộ 3 pha rơto lồng sóc khởi động bằng cách đổi nối sao tam giác.
FS: Cảm biến mức dầu thuỷ lực. A: Đồng hồ ampe đo dòng điện. CT: Biến dòng đo lường.
SHS: Công tắc cấp nguồn cho điện trở sấy. TR: Biến áp cấp nguồn cho mạch điều khiển. X1, X2, X5: Các rơ le phụ.
TM1, TM6: Rơ le thời gian. OCR: Rơ le nhiệt bảo vệ quá tải. S2, S3: Nút ấn khởi động và dừng.
WL, RL, GL: Đèn tín hiệu.
EMERGENCY STOP : Nút ấn dừng sự cố. MCM, MCD, MCS: Các contactor.
*Nguyên lý hoạt động:
- Đóng aptomat DS, biến áp TR được cấp nguồn đèn WL sáng báo nguồn
được cấp và sẵn sàng cho khởi động.
- Nếu mức dầu trong két cấp cho hệ thống thủy lực đã đủ cảm biến FS đóng
cấp nguồn cho rơ le thời gian TM6, sau 2s tiếp điểm TM6(8-6) đóng sẵn sang cấp nguồn cho rơ le X1. Ấn nút START(S2), rơ le X1 có điện đóng tiếp điểm X1(7-11) duy trì, tiếp điểm X1(8-12) đóng cấp nguồn cho rơ le X2, tiếp điểm X2(3-4) đóng cấp nguồn cho contactor MCS.
- Khi MCS có điện:
+ Tiếp điểm MCS(31-32) mở không cấp điện cho contactor MCD. + Tiếp điểm MCS ở mạch động lực đóng nối ngắn mạch các đầu X, Y, Z của động cơ M sẵn sàng cho việc khởi động ở chế độ nối sao. + Tiếp điểm MCS(13-14) đóng cấp nguồn cho contactor MCM.
- Khi MCM có điện:
+ Tiếp điểm MCM ở mạch động lực đóng, động cơ khởi động với sơ đồ nối dây hình sao.
+ Tiếp điểm MCM(23-24) đóng cấp nguồn cho rơ le thời gian TM1 bắt đầu tính thời gian khởi động sao ( 10s ).
- Rơ le thời gian TM1 có điện:
+ Tiếp điểm TM1(21-24) đóng ngay để tự duy trì.
+ Tiếp điểm TM1(15-16) mở sau 10s contactor MCM mất điện dẫn đến tiếp điểm MCM(13-14) mở làm cho contactor MCS mất điện.
+ Đồng thời tiếp điểm TM1(15-18) đóng và contactor MCD có điện và tiếp điểm MCD(23-24) đóng contactor MCM có điện ngay sau đó, các tiếp điểm của contactor MCM và MCD ở mạch động lực đóng động cơ hoạt động theo sơ đồ nối dây tam giác.
- Nếu động cơ đang hoạt động ở chế độ tam giác ta ấn nút dừng S3 thì rơ
le X1 mất điện dẫn đến X2 mất điện làm cho các contactor MCM và MCD mất điện mở các tiếp điểm ở mạch động lực cắt nguồn và động cơ M dừng.
- Đang quá trình khởi động sao ta ấn nút dừng khẩn cấp EMEGENCY
*Bảo vệ trong hệ thống:
- Bảo vệ ngắn mạch cho mạch điều khiển động cơ bằng cầu chì F1, F2, F3. - Bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực nhờ aptomat DS.
- Bảo vệ ngắn mạch cho mạch sấy nhờ cầu chì F6, F7. - Bảo vệ quá tải cho động cơ bằng rơ le nhiệt OCR. - Bảo vệ mức dầu trong két thấp bằng cảm biến FS.
2.2. Sơ đồ điều khiển thủy lực: *Giới thiệu phần tử: *Giới thiệu phần tử:
12: Động cơ thuỷ lực lai tời neo số 1 13: Động cơ thuỷ lực lai tời neo số 2 20, 21: Khối bơm
22: Van điều khiển chọn hệ thống tời 31, 32: Van điều khiển
33: Cảm biến khống chế áp lực dầu 34: Van chặn
35: Van dừng
36, 37: Bộ khởi động động cơ lai bơm thủy lực 38: Nút ấn dừng sự cố
*Nguyên lý hoạt động:
Sơ đồ thủy lực này gồm nhiều hệ thống tời ( tời hàng, tời quấn dây ..) nhưng ta chỉ xét hoạt động của hệ thống tời neo MW-2.
- Khi động cơ M lai bơm thủy lực hoạt động, dầu thủy lực với áp lực 20,6
MPa được bơm theo đường H-50A đến đầu P ở van 22. Tay van 22 đóng vai trị như là một công tắc chon loại tời, nếu ta chưa tác động vào tay van 22 thì hệ thống sẽ chọn mặc định và sẵn sàng đưa tời hàng và tời quấn dây vào hoạt động ( dầu thủy lực sẽ theo đường T của van 22 tới đầu P của van 31). Nếu như ta khơng sử dụng các tời này thì dầu thủy lực sẽ qua các van về két.
- Giả sử ta tác động vào tay van 22, dầu thủy lực từ đầu P qua van 22 theo
đường H-40A tới van điều khiển 32 của tời neo MW-2 tại đầu P. Lúc này hệ thống tời neo được đặt ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. Nếu chưa có tín hiệu điều khiển tác động đến van 32 thì dầu thủy lực sẽ qua van đến đầu P van 32 của tời neo MW-1 và trở về cửa R theo đường L-40A đến két chứa dầu. Dầu được bơm tuần hoàn về két.
- Nếu lúc này ta đưa tay điều khiển van 32 của MW-2 thả neo thì lúc này
van 32 sẽ ở vị trí phải. Dầu từ cửa P thơng qua cửa B tới đầu L của động cơ thủy lực 13, dầu qua động cơ thủy lực làm cho động cơ quay theo chiều thả neo. Ban đầu áp lực dầu còn yếu dầu ở cửa ra của động cơ thủy lực sẽ không được hồi về két chứa mà tác động vào van tràn ( phía trên) để mở van và dầu sẽ quay trở về đường dầu vào của động cơ thủy lực. Khi áp lực dầu ở đầu vào của động cơ thủy lực đủ lớn làm mở van tràn ( phía dưới) thì dầu ở đầu ra của động cơ thủy lực sẽ qua van tràn đến đầu A của van 32 và hồi về két chứa dầu.
- Để thay đổi tốc thu thả neo ta thay đổi tốc độ của động cơ thủy lực bằng
cách làm lệch vành dịch tâm bơm thủy lực ( bơm biến lượng hình sao ). Khi đó áp lực dầu ở đầu vào sẽ thay đổi dẫn đến tốc độ động cơ thủy lực sẽ thay đổi hay tốc độ thu thả neo thay đổi.
- Ở đầu vào của van điều khiển 32 có trích một đường dầu qua đầu DR đến
cảm biến khống chế áp lực dầu 33 để đo áp lực dầu công tác trên đường ống. Để bảo vệ quá tải cho hệ thống dùng các van an toàn được lắp đặt ở sau bơm. Hệ thống được làm mát bằng nước ngọt ( FRESH WATER) với lưu lượng 5,8 m3/ giờ.