Tác phẩm văn học là một bộ phận của văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh lớp 12, địa bàn miền núi qua dạy học tác phẩm vợ chồng a phủ của tô hoài (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Cơ sở thực tiễn của việc tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân

1.3.1. Tác phẩm văn học là một bộ phận của văn hóa

Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục… là những bộ phận hợp thành của tồn thể cấu trúc văn hố. Văn học không chỉ là đối tượng nghiên cứu của khoa nghiên cứu văn học. Văn học, với những mảng sáng tác đặc thù của nó, có thể là đối tượng quan tâm của dân tộc học, sử học, nhân học, xã hội học, tâm lý học…và văn hóa học.

Nghiên cứu văn học khơng thể tách rời văn hóa, bởi “Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá” như M. Bakhtin xác định: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hố. Khơng thể hiểu nó ngồi cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hoá của một thời đại trong đó nó tồn tại” [50 tr. 362].

Ở nước ta khơng ít cơng trình nghiên cứu văn học đi sâu vào tìm hiểu bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam, xem “Bản sắc dân tộc như là phẩm chất của văn học”, và cũng có khơng ít những cơng trình nghiên cứu văn hoá xem trọng dẫn liệu văn học như những dấu hiệu, những tiêu chí góp phần làm sáng tỏ đặc điểm văn hoá, bản sắc văn hoá của dân tộc. Chẳng hạn như Đỗ

Thị Minh Thuý - Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học (1997), Trần Ngọc Vương - Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung (1997), Đỗ Lai Thuý - Từ cái nhìn văn hố (1999), Trần Nho Thìn - Văn học trung đại Việt Nam dưới cái nhìn văn hố (2003)…

Giữa văn học và văn hố có mối quan hệ hữu cơ mật thiết, nên việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hố là một hướng đi cần thiết và có triển vọng. Cách tiếp cận này giúp chúng ta lý giải “Trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên trong nó. Những yếu tố văn hố liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngơn ngữ… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của văn học” [51, tr. 20-28].

Với hướng tiếp cận này có thể xem “Nhà văn đích thực là một nhà hoạt động văn hoá, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hoá và người đọc là một người thụ hưởng văn hoá”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh lớp 12, địa bàn miền núi qua dạy học tác phẩm vợ chồng a phủ của tô hoài (Trang 32 - 33)