Tiến trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh lớp 12, địa bàn miền núi qua dạy học tác phẩm vợ chồng a phủ của tô hoài (Trang 105)

CHƯƠNG 3 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM VÀ THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5.Tiến trình thực nghiệm

Bài dạy Trường Thực nghiệm Đối chứng

Vợ chồng A Phủ (Trích) THPT Ba Vì Lớp 12A8 (Sĩ số 38) Lớp 12A1 (Sĩ số 36) THPT Nội trú Lớp 12A1 (Sĩ số 34) Lớp 12A2 (Sĩ số 32) 3.6. Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm được đánh giá trên ba phương diện:

- Kết quả thăm dị ý kiến thơng qua việc quan sát, dự giờ của các giáo viên bộ môn.

- Dựa trên kết quả kiểm tra cuối giờ học.

- Ý kiến phản hồi của học sinh về giờ dạy trên các tiêu chí: nội dung, phương pháp giảng dạy.

- Dựa trên kết quả kiểm tra mức độ hiểu bài cuối giờ học.

3.6.1. Đánh giá của giáo viên quan sát giờ dạy

Đánh giá giờ dạy là kết quả của những suy luận logic bắt nguồn từ kết quả giờ dạy trên lớp, nghĩa là nêu ra mức độ đạt được so với mục đích bài giảng, kết quả học tập của học sinh có đạt yêu cầu mà giáo viên đặt ra khơng

và trình độ kiến thức, khả năng giảng dạy, tình thần trách nhiệm của giáo viên cũng như kiến thức và kỹ năng, năng lực nhận thức, thái độ học tập của học sinh trong q trình dạy học của bài học đó.

Tiết dạy thực nghiệm, chúng tơi có mời một số giáo viên cùng chun mơn tham dự. Thông qua các phiếu đánh giá, xử lý số liệu và trao đổi trực tiếp với các giáo viên dự giờ trên các phương diện kết quả của giờ học, trình độ của người thầy và đặc tính lao động của học sinh, chúng tôi nhận thấy, về cơ bản tiết dạy thực nghiệm đảm bảo được tính chính xác, khoa học về kiến thức, phương pháp đa dạng, linh hoạt, chủ động, tạo sự say mê và hứng thú của học sinh vào bài học.

Riêng nội dung tích hợp, lồng ghép giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã tạo được điểm nhấn ấn tượng. Ngoài những nội dung kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giáo viên đã lồng ghép, lý giải các nét đặc trưng về văn hóa người H’mơng nói riêng và văn hóa vùng Tây Bắc nói chung. Với việc đi sâu giải mã màu sắc văn hố dân tộc H'mơng thể hiện trong tác phẩm, dù còn khá xa lạ với học sinh vùng núi Ba Vì, song các em thấy đặc biệt thú vị vì các từ các nét văn hố được miêu tả mà hình ảnh nhân vật, cuộc sống, phong tục, tâm trạng con người được bộc lộ khá đầy đủ. Đồng thời các tín hiệu văn hố được khai thác có hệ thống, được cắt nghĩa rõ ràng, làm cho học sinh như đang được khám phá ngay bản thân và cuộc sống của dân tộc mình.

Tóm lại, sau khi quan sát tiết dạy thực nghiệm, các giáo viên đánh giá việc tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thơng qua tác phẩm văn học là một hướng đi khoa học, đáng tin cậy. Hướng khai thác trên đã tạo được sự hứng thú, tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp giờ học đạt hiểu quả cao hơn. Điều quan trọng là thơng qua giờ học góp phần rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, tơn trọng, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc.

3.6.2. Kết quả kiểm tra nhanh cuối giờ học

Kiểm tra - đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thơng tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và ngun nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của giáo viên và cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra.

Ở các lớp thực nghiệm và đối chứng thực nghiệm, chúng tôi đều cho làm bài kiểm tra khách quan trong vòng khoảng 10 phút nhằm củng cố kiến thức, đánh giá hiệu quả việc tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của học sinh. Đề kiểm tra giống nhau, hướng vào kiến thức cơ bản, trọng tâm là kiểm tra mức độ đạt mục tiêu tích hợp giáo dục. Cơng việc kiểm tra được tiến hành nghiêm túc.

Câu hỏi: Em ấn tượng với nét văn hóa đặc sắc, độc đáo nào trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi. Theo em, thế hệ trẻ ngày nay cần phải

làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình? Kết quả thực nghiệm cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra nhanh cuối giờ học trường THPT Ba Vì

Lớp Sĩ số Giỏi, % Khá, % TB,% Yếu,% Kém, %

12A8 38 8:21% 13:34.2% 15: 39.5% 2:5.3% 0

12A1 36 2: 5.6% 6:16.7% 13:36.1% 13: 36.1% 2: 5.5%

Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra nhanh cuối giờ học trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Hà Nội

Lớp Sĩ số Giỏi, % Khá, % TB,% Yếu,% Kém, %

12A1 34 8:23.6% 13: 38.2% 11:32.4% 2: 5.8% 0

Biểu đồ 3.1: Thống kê kiểm tra nhanh cuối giờ học tại Trường THPT Ba Vì Hà Nội 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Lớp 12A8 (Thực nghiệm) Lớp 12A1 (Đối chứng) Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

Biểu đồ 3.2: Thống kê kiểm tra nhanh cuối giờ học tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Hà Nội

0 2 4 6 8 10 12 14 Lớp 12A1 (Thực nghiệm) Lớp 12A2 (Đối chứng) Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

Nhìn vào bảng thống kê và sơ đồ chúng tơi có thể đưa ra nhận xét và kết luận như sau: Ở cả hai trường THPT Ba Vì và Phổ thơng Dân tộc Nội trú Hà Nội, lớp thực nghiệm tỉ lệ HS đạt giỏi, khá, trung bình nhiều, tỉ lệ HS đạt loại yếu rất ít. Cụ thể là ở trường THPT Ba Vì lớp thực nghiệm chiếm 94.7% HS đạt tỉ lệ trung bình trở lên, chỉ có 5.3% HS bị điểm yếu (khơng có loại kém). Trường Nội trú Dân tộc Hà Nội lớp thực nghiệm đạt tỉ lệ 95% HS từ trung bình trở lên, chỉ có 5% HS ở mức độ yếu (khơng có loại kém). Cịn ở lớp đối chứng trường THPT Ba Vì tỉ lệ đạt từ trung bình trở lên 58.4%, số HS đạt điểm yếu là 36.1% và còn 5.5% HS đạt điểm kém. Ở trưởng Phổ thông Dân tộc Nội trú Hà Nội chỉ có 59.2% HS đạt điểm từ trung bình trở lên (trong đó chủ yếu là đạt ở mức điểm trung bình 43.8%) có tới 40.8% HS đạt điểm dưới trung bình (trong đó vẫn cịn tỉ lệ yếu là 6.2%).

Rõ ràng dạy học theo hướng tích hợp trong Vợ chồng A Phủ của Tơ

Hồi khơng chỉ giúp các em HS nắm vững các tín hiệu văn hóa có trong tác phẩm mà còn giúp các em bước đầu nhận thấy trách nhiệm nghĩa vụ của bản thân trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.6.3. Ý kiến phản hồi của học sinh

Cơng tác lấy ý kiến phản hồi từ người học sau giờ dạy là một trong

nhưng khâu quan trọng trong quá trình giảng dạy, việc này góp một vai trị quan trọng để giáo viên nắm bắt ý kiến, tâm tư và nguyện vọng của học sinh, trên cơ sở đó, giáo viên xem xét, đối chiếu định hướng, điều chỉnh các mục tiêu giảng dạy cho phù hợp. Qua các giờ dạy ở lớp thực nghiệm và đối chứng, giáo viên dùng hình thức trắc nghiệm về mức độ hứng thú của học sinh trên các tiêu chí, nội dung kiến thức, phương pháp dạy học của giáo viên, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.3: Bảng thu thập ý kiến phản hồi của học sinh lớp 12A8 (Lớp thực nghiệm, THPT Ba Vì); lớp 12A1 (Lớp đối chứng, THPT Ba Vì)

Lớp Sĩ số

Nội dung kiến thức Phương pháp giảng dạy Hứng thú Không hứng thú Hứng thú Không hứng thú 12A8 (Thực nghiệm) 38HS 31HS = 81.5 7HS = 18.5 36HS = 94.7 2HS = 5.3 12A1 (Đối chứng) 36HS 26HS = 72.2 10HS = 27.8 22HS = 61.1 14HS = 38.9

Bảng 3.4: Bảng thu thập ý kiến phản hồi của học sinh lớp 12A8 (Lớp thực nghiệm, Phổ thông Dân tộc nội trú Hà Nội); lớp 12A2 (Lớp đối

chứng, Phổ thông Dân tộc Nội trú Hà Nội) Lớp

Sĩ số

Nội dung kiến thức Phương pháp giảng dạy Hứng thú Không hứng thú Hứng thú Không hứng thú 12A1 (Thực nghiệm) 34HS 29HS = 85.3 5HS = 14.7 33HS = 97.1 1HS = 2.9 12A2 (Đối chứng) 32HS 23HS = 71.9 9HS = 28.1 21HS = 65.6 11HS = 34.4 Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng tơi có thể đưa ra nhận xét như sau: Lớp thực nghiệm, HS có hứng thú hơn cả về nội dung kiến thức và phương pháp giảng dạy, (đặc biệt là về phương pháp). HS rất hào hứng với việc GV

dạy bài Vợ chồng A Phủ theo hướng tích hợp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Một lần nữa lại thêm minh chứng để chứng tỏ cách dạy học theo hướng này là hoàn toàn khả quan và phù hợp với xu hướng dạy học phát huy phẩm chất và năng lực của người học.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong nội dung chương 3, chúng tơi đã trình bày lại q trình tiến hành triển khai giảng dạy tác phẩm Vợ chồng A Phủ theo hướng tích hợp giáo dục ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho học sinh. Chúng tơi đã lựa chọn các lớp 12A8 trường THPT Ba Vì – Hà Nội và lớp 12A1 của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Hà Nội làm thực nghiệm và để có sự so sánh đối chiếu, hai lớp 12A1 của trường THPT Ba Vì – Hà Nội và lớp 12A2 của trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Hà Nội được lựa chọn làm hai lớp đối chứng. Qua sự đánh giá của của giáo viên quan sát giờ dạy, kết quả kiểm tra nhanh cuối giờ học và thông qua ý kiến phản hồi của học sinh, chúng tôi thấy, việc thực hiện giáo

dục tích hợp ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc qua dạy học Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi đã gây được hứng thú cho học sinh. Các em chủ động, tích

cực hơn trong việc lĩnh hội kiến thức, hơn thế nữa từ sự thay đổi nhận thức, cách nghĩ sẽ mang đến sự thay đổi trong hành động của các em trong cuộc sống hàng ngày.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đã và đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” thì vấn đề dạy học theo hướng tích hợp là một vấn đề mang tính chất thời sự và cần được tiến hành ở tất cả các môn học trong nhà trường phổ thông.

Với đặc thù riêng, việc vận dụng dạy học tích hợp vào bộ mơn Ngữ văn ở các cấp học, đặc biệt là ở bậc THPT là rất cần thiết và phù hợp với xu thế của thời đại. Thông qua dạy học mơn Ngữ văn, giáo viên có thể kết hợp tích hợp giáo dục cho học sinh những vấn đề đang diễn ra trong đời sống hàng ngày và trong xã hội mà một trong số những vấn đề nổi bật đó là ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Qua thực tế cho thấy, việc vận dụng tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh lớp 12, địa bàn miền núi qua dạy học tác

phẩm Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi là một hướng đi đúng đắn và đem lại

hiệu quả cao. Thực nghiệm sư phạm là một minh chứng cho điều đó. Cụ thể HS ở các lớp thực nghiệm sư phạm kết quả đạt từ trung bình trở lên cao hơn hẳn so với các lớp đối chứng (Có nhiều HS đạt điểm đạt điểm khá, giỏi). 2. Khuyến nghị

Việc vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích hợp ở nhà trường phổ thơng cần được tiến hành một cách thường xuyên, đồng bộ hơn ở tất cả các môn học.

Đối với bộ môn Ngữ văn ở bậc THPT, việc vận dụng tích hợp giáo dục

ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh không chỉ với bài Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi mà cần được mở rộng với tất cả các bài dạy chứa

đựng nhiều thơng tin về văn hóa. Việc vận dụng tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cần được mở rộng với tất cả đối tượng học sinh ở các vùng miền trên cả nước.

Vận dụng tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho

học sinh khi dạy bài Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi nói riêng và các tác phẩm

giàu giá trị văn hóa nói chung, giáo viên phải kết hợp một cách hết sức khéo léo và phù hợp, tránh sa đà biến giờ dạy Ngữ văn thành giờ dạy văn hóa, phải bám sát mục tiêu bài học theo chuẩn mà Bộ giáo dục đã đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Nguyễn Duy Bắc (2006), Cảm nhận về văn hoá và văn học trong hành trình đổi mới, Nxb Văn Hố Dân Tộc, Lạng Sơn.

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Ngữ văn. Nxb. Giáo

dục, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khố VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Lê Nguyên Cẩn (2006), “Tính văn hố của tác phẩm văn học”, Tạp chí khoa học, số 2.

5. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể), Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

6. Nguyễn Viết Chữ (2009), “Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm trong dạy học Ngữ văn sách giáo khoa mới”, Chuyên luận nghiên cứu.

7. Lê Anh Chiến (2003), “Dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp”, Tạp chí Giáo dục số 67.

8. Nguyễn Thị Phương Chi (2007), Dạy học ca dao trong ngữ văn 10 theo hướng tích cực và tích hợp ĐHTN-ĐHSP.

9. Nguyễn Phúc Chỉnh (2011), Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học phổ thơng, ĐHTN-ĐHSP.

10. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Hoàng Dục (2008), Chuyên đề dạy - học ngữ văn 12, Vợ chồng A Phủ (Tơ Hồi), Nxb Gi dục, Hà Nội.

12. Phạm Văn Đồng (1996), Mấy vấn đề về văn hoá giáo dục, Nxb Sự thật,

Hà Nội.

13. Nguyễn Trọng Hồn (2002), “Tích hợp và liên nội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí Giáo dục số 22.

14. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

15. Trần Bá Hồnh (2002), “Dạy học tích hợp”, nguồn http://ioer.edu.vn. 16. Nguyễn Thanh Hùng (2003), “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn”, Tạp

chí giáo dục số 3.

17. Tơ Hồi (1997), Chân dung văn học, Nxb Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội.

18. Tơ Hồi (1997), Sổ tay viết văn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

19. Tơ Hồi (2009), Về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Tơ Hồi, “Ngẫm lại Truyện Tây Bắc”, nguồn http://hoanggiaanh.net. 21. Nguyễn Kim Hồng (2013), “Dạy học học tích hợp trong trường phổ

thơng ở Australia”, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, số 42.

22. Đỗ Kim Hồi, Trần Đăng Xuyền (1994), Giảng văn văn học Việt Nam 1945- 1975, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Nguyễn Thanh Hùng (2001), Hiểu văn dạy văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy văn học văn ở trường phổ thông, Nxb ĐHQG, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Thanh Hương (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27. Bùi Hiền (2001), Từ điển giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

28. Hồng Ngọc Hiến (2010), Tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Đinh Gia Khánh (1994),Các vùng văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học,

Hà Nội.

30. Lê Nin (1997), Bàn về văn hoá, Nxb Văn học Nghệ thuật, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh lớp 12, địa bàn miền núi qua dạy học tác phẩm vợ chồng a phủ của tô hoài (Trang 105)