5. Kết cấu khóa luận
1.7. Các nội dung của phân tích tài chính của doanh nghiệp
1.7.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra hiệu quả hay không được thể hiện qua việc phân bổ và sử dụng vốn để tài trợ cho các loại tài sản. Vì thế phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá kết cấu hiện hành có phù hợp hay khơng.
18
- Phân tích cơ cấu Tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản là tính tốn khái quát bằng lấy các khoản mục tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn,... và chia cho tổng tài sản. Phân tích cơ cấu tài sản cho ta biết khả năng sử dụng hiệu quả hay cơ cấu tài sản có hợp lý và tiết kiệm được nguồn vốn kinh doanh hay khơng. Bên cạnh tính tốn số liệu đầu kỳ và cuối kỳ , ta cần xét tới tỷ trọng từng mục trong tổng tài sản và xu hướng biến động các khoản mục tài sản. Nhưng ta cũng phải xét tới đặc tính từng loại hình kinh doanh, do các doanh nghiệp sản xuất thường có mục hàng tồn kho lớn vì lưu trữ hàng hóa, cịn các doanh nghiệp bất động sản sẽ có khoản phải thu lớn bởi chính sách bán trả chậm,... Nhờ đó, các nhà quản trị có được quyết định điều chỉnh cơ cấu tài sản hợp lý. Phân tích khái quát cơ cấu tài sản thường được xem xét thông qua chỉ tiêu:
Tỷ suất tài sản ngắn hạn = 𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 x 100%
Tỷ suất tài sản dài hạn = 𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒅à𝒊 𝒉ạ𝒏
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 x 100%
Hai chỉ tiêu trên thể hiện mức độ và xu hướng đầu tư vào hai loại hình tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này bị ảnh hưởng bởi tính chất ngành, trình độ quản lý,...
- Phân tích cơ cấu Nguồn vốn
Phân tích cơ cấu Nguồn vốn là lấy mục nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu và chia cho tổng nguồn vốn, từ đó nhà quản trị nhận ra được nguồn hình thành của tài sản và mức độ tự chủ về tài chính cũng như là rủi ro mà doanh nghiệp phải chịu nếu đi vay quá khả năng. Đối với nguồn hình thành tài sản cần xét tỷ trọng của từng loại chiếm tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số, thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp thấp. Thông qua chỉ tiêu tỷ suất vốn chủ sở hữu:
19
Tỷ suất vốn chủ sở hữu = 𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏 x 100%
Chỉ tiêu này càng cao thì càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tài trợ của doanh nghiệp càng tốt vì tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình.
Tỷ suất nợ = 𝑵ợ 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏 x 100%
Tỷ suất nợ cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các cá nhân, chủ thể kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất nợ càng nhỏ càng tốt cho doanh nghiệp. Thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp.
+ Để đánh giá dưới góc độ nguồn tài trợ, các chỉ tiêu cần xét là:
Hệ số tự tài trợ = 𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏 𝒄ủ𝒂 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒏𝒈𝒉𝒊ệ𝒑
Chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần.
Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại, trị số của các chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm.
Hệ số tài trợ của nguồn vốn thường xuyên = 𝑵𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏 𝒕𝒉ườ𝒏𝒈 𝒙𝒖𝒚ê𝒏
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏 𝒄ủ𝒂 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒏𝒈𝒉𝒊ệ𝒑
Chỉ tiêu này cho biết tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có một đồng nguồn vốn thì bao nhiêu đồng thuộc tài trợ thường xuyên. Chỉ tiêu này càng cao thì tính chủ động tài chính của doanh nghiệp càng tốt.
20
+ Để đánh giá cơ cấu quản lý nguồn vốn, thường sử dụng chỉ số sau:
Hệ số nợ trên VCSH = 𝑵ợ 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả
𝑽𝑪𝑺𝑯
Chỉ tiêu này phản ảnh tỷ lệ của nợ phải trả trên VCSH gấp bao lần hoặc bao nhiêu % so với nhau, từ đó thể hiện mức độ an tồn tài chính cho doanh nghiệp.
Ngồi phân tích và đánh giá cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, nhà phân tích cịn có thể so sánh kết quả giữa các kỳ với nhau để xác định xu hướng biến động chỉ tiêu, nhà ta cịn có thể so sánh với các hệ số trung bình trong ngành với các đối thủ cạnh tranh trong ngành để thấy rõ vị thế doanh nghiệp trên thị trường về khả năng khai thác vốn về mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.