Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty CP Sản xuất

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần sản xuất nội thất tâm việt (Trang 83 - 87)

5. Kết cấu khóa luận

3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty CP Sản xuất

xuất Nội thất Tâm Việt

3.2.1. Quản lý nguồn vốn và tài sản

Tỷ suất tự tài trợ của công ty tương đối thấp, điều này thể hiện rằng công ty chưa thể chủ động đáp ứng cho các nhu cầu về nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này thể hiện sự bất ổn trong tài chính của cơng ty trong thời gian qua. Cơng ty cần có biện pháp tăng vốn chủ sở hũu, hiện chiếm tỷ lệ rất thấp. Nếu vốn chủ sở hũu tăng thì cơng ty có khả năng chủ động về đảm bảo nguồn vốn cho các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, rủi ro tài chính cũng sẽ giảm, từ đó đưa tình hình tài chính cơng ty vào vùng an tồn, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, cũng như vững chắc hơn trong thị trường đang tràn đầy sức sống hiện nay. Cơng ty cần có một số biện pháp như:

- Thỏa thuận các bên tổ chức tài chính về các khoản vay để giảm được lãi vay, từ đó giảm gánh nặng nợ vay cho cơng ty.

- Cơng ty nên tâp trung vào một số ít nguồn. Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng là một trong những nguồn huy động vốn hiệu quả.

Các chỉ tiêu cho biết khả năng sinh lời của công ty đều chưa được cao, chứng tỏ hoạt động của cơng ty chưa có sự ổn định tốt. Cơng ty cần có những biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng vốn, thông qua nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Từ đó, giảm thời gian quay vịng tài sản xuống mức tối thiểu, cùng với nâng cấp trong hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả tốt hơn.

3.2.2. Quản lý thanh toán

Từ phần phân tích thực trạng tài chính của Cơng ty trong ba năm gần nhất 2019 – 2021, có thể thấy tình hình tài chính của Cơng ty có dấu hiệu đi xuống vào năm 2021. Nguyên nhân có thể tới từ sự ảnh hưởng của nền kinh tế chung khi thị trường bị ảnh hưởng lớn bởi Covid – 19. Tới cuối năm 2021, Cơng ty có

72

tỷ trọng nợ phải trả tương đối lớn, nên nguồn vốn phụ thuộc khá nhiều vào các bên cho vay nợ, chứ chưa có khả năng tự chủ tài chính. Cơng ty cần tìm các biện pháp hợp lý như:

- Cơng ty cũng phải có biện pháp thu hồi các khoản nợ phải thu từ khách hàng, khoản nợ mà chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản, bằng các biện pháp khuyến khích, nhắc nhở, đốc thúc khách hàng thanh toán tiền đúng hạn, biện pháp cuối cùng là phải nhờ đến cơ quan pháp lý giải quyết. Điều này sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng từ các khoản nợ cho công ty, giúp tạo ra những thay đổi tích cực cho sức khỏe tài chính của cơng ty.

- Tập trung đầu tư mở rộng các phương thức thanh toán hiệu quả và hiện đại nhằm tăng khả năng thanh tốn thu hồi nợ cho Cơng ty.

3.2.3. Nâng cao khả năng quản lý hàng tồn kho

Ngồi các biện pháp về tài chính, cơng ty cũng cần đẩy mạnh trong nâng cao quản lý hàng tồn kho, do có lượng hàng tồn kho vơ cùng lớn. Cần sử dụng các biện pháp quản lý hàng tồn kho sao cho giảm thiểu được chi phí quả lý, tồn kho, tránh mất mát hay bị hỏng hóc thường xuyên. Chú ý tới không gian lưu trữ kho, tránh bị ẩm mốc hay bị phá hỏng bời động vật.

Tồn kho trong quá trình sản xuất là các nguyên liệu nằm tại từng công đoạn của dây chuyền sản xuất. Q trình sản xuất được chia ra những cơng đoạn giữa các công đoạn, giữa các công đoạn này bao giờ cũng tồn tại bán thành phẩm. Nếu dây chuyền sản xuất càng dài và càng có nhiều cơng đoạn thì tồn kho trong quá trình sản xuất ở dạng bán thành phẩm càng lớn. Khi tiến hành sản xuất xong, sản phẩm chưa tiêu thụ hết ngay được, do có độ trễ nhất định giữa sản xuất và tiêu dùng, do có đủ lơ hàng mới xuất được,… từ đó hình thành khoản tồn kho là thành phẩm.

Để giảm hàng tồn kho, ở dạng bán thành phẩm, giữa các cơng đoạn trong q trình sản xuất thì Cơng ty cần bố trí chu trình sản xuất một cách khoa học, giám sát chặt chẽ quá trình, tìm ra những lỗi, gây chậm trễ làm tăng bán thành phẩm tồn kho từ đó có biện pháp khắc phục.

73

thụ, tránh những tình trạng ứ đọng, chậm trễ trong kho, giảm tối đa những chi phí khơng cần thiết, chủ động được nguồn hàng.

Cơng ty có thể ứng dụng mã số mã vạch vào quản lý kho, đây sẽ là phương pháp tối ưu giúp nắm rõ số lượng hàng tồn, thời gian lưu kho, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Tiết kiệm thời gian thao tác, hạn chế lỗi sai do chủ quan, đạt lợi ích tối đa. Bên cạnh đó, cơng ty cần đẩy mạnh kinh doanh, bán hàng nhằm giảm bớt số ngày một vòng quay hàng tồn kho xuống mức hợp lý. Tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh và đảm bảo nguồn cung đối với nhu cầu thị trường.

3.2.4. Phát triển sản xuất kinh doanh

Trong chiến lược kinh doanh, Cơng ty có thể tăng cường đầu tư, nâng cấp toàn diện nhà máy mới với cơng nghệ, máy móc sản xuất hiện đại nhằm nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Xem xét tới việc phát triển các sản phẩm mới, và thái độ của người khách hàng đối với sản phẩm mới nhằm có những phương hướng thay đổi, giải quyết cần thiết. Cơng ty cần hồn thiện chiến lược phân phối, mở rộng hệ thống tiếp thị và mạng lưới bán hàng tốt hơn. Tiến hàng quảng bá theo nhiều kênh khác nhau, từ truyền thống tới mạng xã hội, nhờ đó tăng vị thế cơng ty và thị phần trong nước, mở rộng năng lực kinh doanh của công ty. Đầu tư nghiên cứu và giới thiệu đến người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng. Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro nhằm giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra cho Cơng ty.

3.2.5. Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ

Công ty cần tuyển chọn những lao động lành nghề có ý thức học hỏi kinh nghiệm sáng tạo trong đổi mới sản xuất. Khuyến khích lao động phấn đấu nâng cao tay nghề trao đổi kinh nghiệm cùng nhau tiến bộ.

Cơng ty cần có những chính sách thù lao cho nhân viên một cách hợp lý tương ứng với trình độ khả năng của mỗi người.

Nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên qua các lớp học, đợt thi đua. Nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ đặc biệt là bộ phận bán hàng, Marketing,...

74

KẾT LUẬN

Đánh giá đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó chỉ ra được các ưu điểm và tồn tại trong tình hình tài chính để có các giải pháp phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu là rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp.

Bài khóa luận này đã khái quát chung nhất về thực trạng tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần Sản xuất Nội thất Tâm Việt trong giai đoạn 2019 - 2021. Thơng qua các phân tích và đánh giá, có thể nhận thấy rằng tình hình tài chính của Cơng ty hiện nay cịn nhiều điểm yếu cịn tồn tại và chưa có sự cải thiện nhiều trong thời gian gần đây. Trên cơ sở phân tích của mình, em đã đề xuất một số giải pháp như: Cơng ty cần đưa ra một chính sách tài chính rõ ràng, quản lý hàng tồn kho hiệu quả,…để mang lại những hiệu quả tích cực trong tài chính của Cơng ty.

Khóa luận có thể chưa phân tích được mọi góc nhìn tài chính để đưa ra cái nhìn tài chính sâu hơn, cũng như các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính có thể chưa là những giải pháp tối ưu cho những hạn chế tài chính của Cơng ty cịn tồn đọng. Nhưng với những sự cố gắng trong thời gian qua của em, hy vọng sẽ có những đóng góp nào đó tới cơng tác quản trị tài chính và cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần Sản xuất Nội thất Tâm Việt.

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS. Vũ Duy Hào, Th.S. Trần Minh Tuấn đồng chủ biên.

2. Báo cáo tài chính năm 2019 của Cơng ty Cổ phần Sản xuất Nội thất Tâm Việt. 3. Báo cáo tài chính năm 2020 của Cơng ty Cổ phần Sản xuất Nội thất Tâm Việt. 4. Báo cáo tài chính năm 2021 của Cơng ty Cổ phần Sản xuất Nội thất Tâm Việt. 5. CFA Level 1 Book 3: Financial Reporting and Analysis”, Kaplan, 2009. 6. Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính. 7. Thơng tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính. 8. Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính. 9. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần sản xuất nội thất tâm việt (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)