Phân tích biến động Tài sản và Nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần sản xuất nội thất tâm việt (Trang 48 - 51)

5. Kết cấu khóa luận

2.2. Tình hình tài chính Cơng ty CP Sản xuất Nội thất Tâm Việt giai đoạn 2019 –

2.2.1.1. Phân tích biến động Tài sản và Nguồn vốn

Tài sản của Cơng ty có xu hướng tăng trong giai đoạn 2019 – 2021.

BIỂU ĐỒ 2.1: Tổng tài sản của Công ty CP Sản xuất Nội thất Tâm Việt giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Bảng cân đối kế toán

Năm 2020, Tổng tài sản đạt 17,220 triệu đồng, giảm nhẹ 994,2 triệu đồng, tương đương giảm 5,5% so với năm 2019. Do tài sản ngắn hạn giảm mạnh 11.7% so với TSNH năm 2019. Ngoài hàng tồn kho tăng mạnh năm 2020, lên tới 1,536.7 triệu đồng, các khoản mục còn lại trong TSNH như tiền, phải thu ngắn hạn,... đều giảm mạnh. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền giảm mất 1,040.6 triệu đồng so với năm trước. Cùng với các khoản phải thu cũng giảm mạnh 23.5%, chỉ còn 6.908 triệu đồng vào năm 2020. TSDH tăng nhẹ 688.5 triệu đồng, đạt mức 4,510.2 triệu đồng, chủ yếu đến từ tài sản cố định tăng 1,152 triệu đồng do cơng ty đầu tư vào máy móc sản xuất.

Năm 2021, Tổng tài sản đã tăng lên 21,595.1 triệu đồng, tương ứng tăng 25,4% so với năm 2020. Tuy nhiên, Tổng tài sản tăng là do hàng tồn kho đã tăng

18,214.20 17,220.00 21,595.10 0.00 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 2019 2020 2021 Tổng tài sản

40

tới 1,530.9 triệu đồng. Bên cạnh đó, các khoản phải thu ngắn hạn cũng có sự tăng nhẹ từ 2020 – 2021, tương đương 721.5 triệu đồng. Do ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh Covid nên tình hình khó khăn trong kinh doanh khiến cho hàng tồn kho ứ đọng nhiều, các đối tác hay khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn.

Ta thấy, tổng tài sản dài hạn lớn hơn tổng tài sản ngắn hạn từ đó cho thấy nguồn tài sản dài hạn phục vụ cho hoạt động của Cơng ty lớn có thể đáp ứng tốt và đảm bảo cho hoạt động sản xuất lâu dài cho Công ty nhưng bên cạnh đó cho thấy rằng lượng chuyển đổi thành tiền mặt từ Tài sản ngắn hạn sẽ thấp.

Năm 2020, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn của Công ty giảm so với năm 2019. Nhưng đến năm 2021 lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn của Công ty tăng mạnh so với năm 2020. Đây vẫn là dấu hiệu tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nhờ vào việc tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ Việt Nam.

BIỂU ĐỒ 2.2: Tổng nguồn vốn của Công ty CP Sản xuất Nội thất Tâm Việt giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Bảng cân đối kế toán

18,214.20 17,220.00 21,595.10 0.00 5,000.00 10,000.00 15,000.00 20,000.00 25,000.00 2019 2020 2021 Tổng nguồn vốn

41

Bởi tính chất của bảng cân đối kế tốn, nên nguồn vốn cũng có sự biến động trong giai đoạn 2019 – 2021. Năm 2020, nguồn vốn giảm nhẹ 5.5% và tăng trở lại 25.4% vào năm 2021. Thơng qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, nhà quản trị sẽ nắm bắt được tình hình, đặt trưng nguồn vốn của công ty, để đưa ra các quyết định chính xác và đánh giá dược tính an tồn của cấu trúc tài chính, mức độ độc lập và an ninh tài chính của công ty.

Nợ phải trả năm 2020 so với năm 2019 đã giảm 7.6%, ứng với 1,186.42 triệu đồng, trong đó giảm nhiều nhất là nợ ngắn hạn giảm sâu 2,139.8 triệu đồng. Nợ dài hạn năm 2020 lại có biến động tăng, trong đó phải trả dài hạn khác tăng 550 triệu đồng và xuất hiện khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn 403.4 triệu đồng. Đến năm 2021, tổng nợ phải trả đã tăng lên 4,424.4 triệu đồng, tương đương 30.8% so với năm 2020. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng 3,205 triệu đồng tương đương 44.5%, cùng xu hướng tăng cịn có nợ dài hạn tăng nhẹ 1,219.4 triệu đồng, ứng với 17% so với năm 2020. Dù vậy, vay và nợ thuê tài chính dài hạn lại có sự sụt giảm đáng kể, 41.1%, đồng nghĩa, khoản nợ tài chính dài hạn này chỉ cịn 237.8 triệu đồng trong năm 2021.

Vốn chủ sở hữu cũng nằm trong xu hướng chung có chiều tăng nhẹ trong giai đoạn 2019 – 2021. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có sự thay đổi chính trong tổng vốn chủ sở hữu qua các năm. Năm 2020, lợi nhuận sau thuế đã âm 629.5 triệu đồng, trong khi năm 2019 công ty báo lỗ 821.7 triệu đồng. Năm 2021, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có sự giảm nhẹ, khi báo lỗ 678.8 triệu đồng.

Tổng Nợ phải trả của Công ty nhỏ hơn Tổng Vốn chủ sở hữu cho thấy rằng khả năng thanh toán nợ của Cơng ty tốt vì vậy khơng phải huy động vốn từ các khoản vay hoặc chiếm dụng vốn từ Công ty khác nhiều.

Tỷ trọng nợ phải trả trong năm 2020 so với năm 2019 tăng 2%. Nợ phải trả ngắn hạn giảm 9.5% nhưng các khoản mục nợ phải trả dài hạn lại có xu hướng tăng, năm 2019 đạt 7.5% so với năm 2019. Sang tới năm 2021, nợ ngắn hạn đã tăng tới 6.4% so với 2020. Còn các khoản nợ phải trả dài hạn có dấu hiệu ngược lại, giảm nhẹ 2.8% so với cùng kì trước đó.

Các khoản cịn lại có biến động nhẹ, khơng đáng kể.

Phân tích cấu trúc tài chính của một Cơng ty nếu chỉ dùng ở việc phân tích cơ cấu tài sản và phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ khơng bao giờ thể hiện được chính

42

sách sử dụng vốn của Cơng ty. Chính sách sử dụng vốn của mỗi Công ty không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là do vậy,tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của Cơng ty.Vì vậy, cần thiết phải phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồnhình thành tài sản để thấy được chính sách sử dụng vốn của cơng ty. Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn cần so sánh các chỉ số tài chính sẽ được thực hiện ở phần tiếp theo của chương 2.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần sản xuất nội thất tâm việt (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)