Biểu đồ các khoản phải thu, tổng giá trị vốn lưu động và hàng tồn kho

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cptm phú lộc (Trang 56)

động và hàng tồn kho

Theo số liệu cho ta thấy, các khoản phải thu ngắn hạn có chiều hướng tăng trong năm 2012. Năm 2012 tổng khoản phải thu là 2.215.778 nghìn đồng tăng 12,9% so với năm 2011.Khoản phải thu năm 2013 lại giảm 20,4% so với năm 2012 . Điều này cho thấy số vốn bị chiếm dụng đã tăng lên làm giảm số vốn lưu thông ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nguyên nhân là do năm 2012 công ty đã thu hút thêm được nhiều khách hàng tiềm năng nên đã có được nhiều đơn hàng phù hợp với khả năng của công ty.Do đặc thù kinh doanh của công ty là bán buôn, bán lẻ và mở rộng bán hàng cho các nhà máy, cơng ty, xí nghiệp nên chủ yếu tài sản tập trung vào khoản phải thu, làm cho khoản phải thu tăng

Mặt khác, các khoản phải thu này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động. cụ thể là năm 2011 chiếm 49,7%, năm 2012 chiếm 50,2% và năm 2013 chiếm 45,5%. những con số này chứng tỏ đây là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn đến tổng giá trị vốn lưu động. do đó trong tương lai cơng ty cần tích cực hơn nữa trong việc

quản lý, thu hồi các khoản nợ của khách hàng để giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh.

* Sự tác động của hàng tồn kho đến tổng giá trị vốn lưu động

Bảng 2.7: Chỉ tiêu đánh giá tác động của hàng tồn kho đến vốn lưu động

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Giá vốn hàng bán Nghìn đồng 111.098.966 111.795.329 113.876.246 2 Hàng tồn kho Nghìn đồng 1.961.804 2.215.778 1.763.329 3 Số vịng quay hàng tồn kho Vòng 56,631 50,454 64,580

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm2011-2013) Từ bảng số liệu cho ta thấy, ngồi các khoản phải thu ra thì hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trong rất lớn trong tổng vốn lưu động. Năm 2012, hàng tồn kho là 1.776.173 nghìn đồng tăng 6% so với năm 2011. Năm 2013, hàng tồn kho tăng 2% so với năm 2012.Do những năm gần đây cơng ty đã có nhiều hoạt động liên quan đến hàng tồn kho như nguyên vật liệu, hàng hóa làm cho hàng tồn kho tăng.

Hơn nữa, số vịng quay hàng tồn kho cũng có sự biến động tăng giảm nhưng vẫn ở mức cao.năm 2012, vòng quay hàng tồn kho là 50,6 giảm 6 vòng so với năm 2011. Điều này do giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 0,9% so với năm 2011. Đến năm 2013, số vòng quay hàng tồn kho là 64,6 vòng tăng 16 vòng so với năm 2012. Nguyên nhân làm cho số vòng quay hàng tồn kho năm 2013 tăng lên mạnh là do hàng tồn kho năm 2013 giảm 20,4% so với năm 2012, trong khi giá vốn hàng bán tăng chỉ 1,6% so với năm 2012. Tuy nhiên, số vòng quay hàng tồn kho khá lớn sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cho thấy, hoạt động quản trị hàng tồn kho tương đối hiệu quả cũng như thích ứng với biến động nhu cầu trong năm qua.

=>Tóm lại, tổng giá trị vốn lưu động biến động liên tục trong 3 năm vừa qua là do tổng hợp sự biến động tăng giảm của tất cả các nhân tố tác động. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho là 2 nhân tố ảnh hưởng lớn đến vốn lưu động. Vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động nên sự tăng giảm của nó sẽ là tác động lớn làm vốn lưu động biến động. Tuy nhiên, điều này sẽ khơng có lợi cho cơng ty trong việc sử dụng vốn lưu động của mình. Do đó, trong thời gian tới công ty cần

quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý hàng tồn kho và các khoản phải thu. Tùy thuộc vào định hướng, chiến lược để công ty đưa ra những công tác quản lý hàng tồn kho và các khoản phải thu phù hợp.

2.2.2.3.2 .Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ Nghìn đồng 114.297.350 115.394.643

117.597.689 2 Lợi nhuận trước thuế Nghìn đồng 305.967 320.749 350.517 3 Tổng Vốn lưu động Nghìn đồng 3.950.237 4.416.117 3.871.365 4 Tổng giá trị các KPT Nghìn đồng 1.961.804 2.215.778 1.763.329 5 Hiệu quả sử dụng VLĐ (7)=(1)/(3) 28,934 26,130 30,376 6 Hệ số đảm nhiệm VLĐ (8)=(3)/(1) 0,035 0,038 0,033

7 Tỷ suất lợi nhuận

VLĐ (9)=(2)/(3) 0,077 0,073 0,090 8 Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng VLĐ (10)=(4)/(3) 0,496 0,501 0,46

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2011-2013)

Phân tích tốc độ chu chuyển vốn lưu động: Còn gọi là hiệu quả sử dụng vốn

lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu hay nói cách khác mỗi đồng vốn lưu động của công ty luân chuyển bao nhiêu vòng trong kỳ.

Tốc độ luân chuyển vốn (Hiệu quả sử dụng VLĐ) của công ty năm 2013 là 30,376 lần, tăng 16,4% so với năm 2012. Tăng 5,2% so với năm 2011. Nếu tốc độ luân chuyển vốn cố định ở năm 2013 khơng đổi so với năm 2012 thì để đạt được doanh thu thuần năm 2013 thì cần lượng vốn lưu động là:

VLĐ = = 4.500.486 nghìn đồng

Do tốc độ lưu chuyển VLĐ tăng lên nên công ty đã tiết kiệm thêm một lượng: VLĐ = 4.500.486 –3.871.365= 629.121 nghìn đồng

Phân tích tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: Còn gọi là suất sinh lời của vốn lưu động, chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động năm 2013 là 0,09, tăng 23,3% so với năm 2012 và tăng 16,9% so với năm 2011. Nếu tỷ suất lợi nhuận VLĐ không đổi từ năm 2011 đến năm 2013 thì số vốn lưu động năm 2013 cơng ty có thể thu được :

Mức lợi nhuận = 0,090 x 3.871.365 = 348.423 nghìn đồng

Do tỷ suất lợi nhuận VLĐ của công ty tăng lên nên công ty đã tăng thêm phần lợi nhuận:

Lợi nhuận = 350.517– 348.423= 2.094 nghìn đồng.

Do đó, năm 2013 cơng ty đã sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn năm 2011 và năm 2012.

Phân tích hệ số đảm nhiệm vốn: Chỉ tiêu này phản ánh tạo ra một đồng doanh

thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được nhiều và ngược lại.

Tỷ lệ này năm 2013 là 0,033 lần, giảm 13,2% so với năm 2012 và giảm 5,7% so với năm 2011. Chứng tỏ công ty hoạt động tốt hơn trong việc quản lý các khoản phải thu tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

=>Tóm lại, qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cho thấy qua 3 năm hoạt động

kinh doanh (2011-2013) thì phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong năm 2013 tốt hơn năm 2011 và năm 2012. Và cũng cho thấy bước đầu nổ lực của cơng ty trong việc kiểm sốt và quản lý tốt các KPT của cơng ty để cho phép cơng ty có được nguồn vốn lưu thơng nhiều hơn, nâng cao khả năng thanh toán, tạo điều kiện hoạt động tốt cho công ty.

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty CPTM Phú Lộc

2.3.1. Những kết quả đạt được

- Mặc dù kết quả kinh doanh năm 2011-2013 chưa cao nhưng khả năng thanh tốn các nguồn vay ngắn hạn của cơng ty khá tốt.

- Tình hình đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp khá hợp lý, theo đúng nguyên tắc tài chính. Tài sản dài hạn của cơng ty được tài trợ hồn tồn bằng nguồn vốn chủ sở hữu.

- Chấp hành đúng chế độ chính sách của Nhà nước và xã hội. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước; đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.

- Vốn chủ sở hữu của công ty khá cao đồng thời công ty cũng tận dụng được một lượng lớn vốn chiếm dụng vào hoạt động kinh doanh của mình.

- Mặc dù các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp nhưng phải thu đã giảm dần qua các năm, điều này cho thấy những nỗ lực và quyết tâm của công ty trong công tác thu hồi nợ. Công tác tiêu thụ hàng tồn kho cũng có những biến chuyển đáng ghi nhận.

- Hiệu quả kinh doanh năm 2013 tốt hơn so với các năm trước, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cao hơn so với năm 2011, 2012

- Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ổn định qua các năm, khả năng thanh toán nợ đựơc đảm bảo.

- Vốn lưu động ròng dương qua các năm, cơ cấu vốn hợp lý, vốn được sử dụng đúng nguồn.

- Hiệu quả sử dụng vốn nói chung, vốn lưu động và vốn cố định nói riêng năm 2013 tốt hơn so với các năm trước nhưng cịn ở mức thấp so với mức trung bình ngành và chưa thật sự ổn định.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù hoạt động kinh doanh sau cổ phần hoá đang dần ổn định và đạt được một số kết quả trên nhưng những hạn chế về quản lý và sử dụng vốn trong công ty chưa được khắc phục nên hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian qua còn nhiều hạn chế:

- Hình thức huy động vốn của cơng ty chưa đa dạng, cơ cấu nguồn vốn chỉ tập trung vào 2 nhóm: Vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng, công tác huy động vốn từ các nguồn khác còn yếu.

- Việc sử dụng vốn Cố định của cơng ty cịn nhiều hạn chế. Việc quản lý hàng tồn kho còn tồn tại những bất hợp lý và chưa hiệu quả dẫn đến kỳ luân chuyển vốn lưu động dài. ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

- Hiệu quả sử dụng VCĐ cịn thấp

- Cơng ty chưa xem xét đến vấn đề “ Đầu tư tài chính dài hạn”

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

- Năm 2013 là năm biến động phức tạp của thị trường xăng dầu thế giới và thị trường xăng dầu trong nước, thị trường xăng dầu đã dần phục hồi. Năm 2013, thị trường xăng dầu thuận lợi, nhu cầu xăng dầu tăng cao và những nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí là nguyên nhân đem lại kết quả kinh doanh lãi, tuy nhiên công ty vẫn chưa tận dụng được tốt cơ hội kinh doanh.

- Hoạt động kinh doanh chưa thật sự ổn định từ sau cổ phần hoá cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Cơng tác dự báo thị trường cịn nhiều hạn chế dẫn đến việc dự trữ hàng tồn kho vẫn nhiều nhưng khơng đem lại hiệu quả, do đó kéo theo nhiều chi phí khơng cần thiết như chi phí bảo quản, kho bãi, đặc biệt là chi phí lãi vay ngân hàng làm vốn lưu động bị ứ đọng trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Mặc dù tồn tại này đã được khắc phục phần nào trong năm 2013, tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao.

- Quy mô vốn tăng tỷ lệ thuận với tốc độ chu chuyển vốn là điều tất yếu. Mặt khác, tình trạng thiếu vốn của cơng ty dẫn đến tăng chi phí làm kết quả kinh doanh lỗ nhiều hơn.

- Hệ thống nội quy, quy chế quản lý các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý tài chính được hành nhiều nhưng khơng được xem xét cập nhật theo tình hình thực tế từng giai đoạn nên việc chỉ đạo điều hành cịn mang tính chủ quan.

- Trình độ phân tích, dự báo thị trường của nhân viên kinh doanh còn nhiều hạn chế, còn bị động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh. Lãnh đạo cơng ty chỉ dự đốn kế hoạch trong tương lai mà không chi tiết thành các kế hoạch tài chính cụ thể.

- Quản lý chi phí chưa hiệu quả, đặc biệt là các chi phí phát sinh khi dự trữ hàng tồn kho quá mức cần thiết.

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của cơng ty cịn thấp. Trong tương lai, công ty cần định hướng lại và đưa ra các giải pháp giải quyết những tồn tại trên.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CPTM PHÚ LỘC, THỊ TRẤN PHÚ LỘC,

HUYỆN PHÚ LỘC, TT- HUẾ

3.1. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới

- Kinh doanh đa dạng hố các sản phẩm, mặt hàng bên cạnh đó chú trọng hoạt động đầu tư và mơ rộng thêm nhiều cây xăng với quy mô lớn.

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tiêu thụ trong nước, chủ yếu là thị trường miền trung, tăng cường hoạt động Maketing, xúc tiến thương mại, phát triển hệ thống mạng lưới tiêu thụ.

- Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững của cơng ty, góp phần xây dựng và phát triển cơng ty trở thành một doanh nghiệp vị thế khá trên thị trường.

- Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng từ 20%-30%; doanh thu dự kiến đạt được năm 2014 là 150 tỷ với lợi nhuận đạt được sẻ trên 1 tỷ đồng.

- Khơng ngừng cải tiến mơ hình quản lý sao cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của chiến lược kinh doanh; đặc biệt trong việc đa dạng hoá chiến lược kinh doanh.

3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

3.2.1. Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Quản lý tài sản cố định

Phải đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định để xác định mức khấu hao thích hợp, khơng để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mịn vơ hình.

Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất và nâng cao hiệu suất hoạt động của máy móc thiết bị, xử lý dứt điểm những tài sản cố định không cần dùng,

lỗi thời khơng cịn phù hợp với quy mơ sản xuất nhằm thu hồi vốn cố định, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên cần thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo tồn mà cịn phát triển được vốn cố định của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực chất là phải luôn đảm bảo một lượng vốn tiền tệ để khi kết thúc một vịng tuần hồn, bằng số vốn này doanh nghiệp có thể thu hồi hay mở rộng được số vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra ban đầu để đầu tư mua sắm tài sản cố định tính theo giá hiện tại.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất

Dựa vào bảng 2.5 đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và phân tích ở chương 2 ta thấy TSCĐ sử dụng không hiệu quả qua các năm. Cần phải đưa ra các biện pháp như: Kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức tài sản cố định chưa cần dùng.

Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, dự phòng tài sản cố định khơng để xảy ra tình trạng tài sản cố định hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất. Trong trường hợp tài sản cố định phải tiến hành sửa chữa lớn, cần cân nhắc, tính thốn kỹ hiệu quả của nó. Tức là xem xét giữa chi phí cần bỏ ra với việc đầu tư mua sắm mới tài sản cố định để có quyết định cho phù hợp.

Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cptm phú lộc (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w