Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cptm phú lộc (Trang 51 - 55)

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ VNĐ 114.297.350 115.394.643 117.597.689 2 Lợi nhuận sau thuế VNĐ 229.475.424 240.562 262.888 3 Tài sản cố định VNĐ 4.785.513 5.580.174 7.222.959 4 Tổng tài sản dài hạn VNĐ 4.785.513 5.580.174 7.222.959 5 Lợi nhuận thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ VNĐ (24.394) (38.868) (64.982) 6 Lợi nhuận trước thuế VNĐ 305.967 320.749 350.517

7 Hiệu suất sử dụng TSCĐ

(7)=(1)/(3) 23,884 20,679 16,281

8 Suất hao phí TSCĐ

(8)=(3)/(1) 0,041 0,048 0,061

9 Suất sinh lời của TSCĐ

(9)=(5)/(3) (0,005) (0,007) (0,009)

10 Hiệu suất sử dụng VCĐ

(10)=(1)/(4) 23,884 20,679 16,281

11 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ

(11)=(6)/(4) 0,064 0,057 0,048 12 Tổng tài sản cố định/ Tổng tài sản dài hạn (12)=(3)/(4) 1 1 1

ĐVT: Triệu đồng

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giữa tài sản cố đinh và tổng tài sản

Qua biểu đồ và bảng phân tích cho ta thấy tổng tài sản cố định qua 3 năm có xu hướng tăng nhănh tỷ lệ giữa tổng tài sản cố định và tổng tài sản dài hạn không thay đổi trong 3 năm gần đây (đều có tỷ lệ là 1). Nguyên nhân là do doanh nghiệp không đầu tư cho khoản mục các tài sản khác như bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác.

Bên cạnh đó, bảng số liệu cịn cho thấy chỉ số suất hao phí tài sản cố định qua 3 năm tăng một cách rõ nét, năm 2012 chỉ số này là 0,048 tăng 15,5% so với năm 2011, chỉ số này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp bỏ ra 4,8 đồng tài sản cố định, trong khi năm 2011 để tạo ra 100 đồng doanh thu doanh nghiệp chỉ bỏ ra 4,1 đồng tài sản cố định. Như vây, năm 2012 cơng ty đã phí thêm 848.994 triệu đồng tài sản cố định (TSCĐ(2012)- suất hao phí TSCĐ(2011)x doanh thu năm 2012). Đến năm 2013, chỉ số này tiếp tục tăng lên là 0,061 tăng 27% so với năm 2012, lúc này để tạo ra 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 6,1 đồng tài sản cố định, và làm cơng ty lãng phí đến 1.578.270 triệu đồng tài sản cố định (TSCĐ(2013)- suất hao phí TSCĐ(2012)x doanh thu năm 2013). Nguyên nhân của việc gia tăng nhanh suất hao phí tài sản cố định TSCĐ tăng, tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu, cụ

thể là tài sản cố định năm 2012 tăng 16,6% trong khi đó doanh thu chỉ tăng 0,96%. Năm 2013, tài sản cố định tăng 29,4% trong khi doanh thu chỉ tăng 1,9% dẫn đến làm tăng nhanh suất hao phí tài sản cố định.

Trong khi đó hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại giảm liên tục, năm 2012 là 20,679 giảm 13,4% so với năm 2011. Nó cho biết 1 đồng tài sản cố định sẻ tạo ra 20,679 đồng doanh thu và đến năm 2013 là 16,281 giảm 21,3% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tụt giảm này là do vào năm 2012, tài sản cố định tăng lên nhưng doanh thu trong năm lại không tương xứng với mức đầu tư, mặc dù doanh thu tăng nhưng chỉ tăng 0,96% so với năm 2011. Năm 2013 cũng tương tự tài sản cố định tăng nhưng doanh thu lại không tăng tương xứng với mức đầu tư, doanh thu chỉ tăng 1,9%. Qua đó cho thấy trong q trính sản xuất kinh doanh cơng ty đã quản lý và sử dụng tài sản cố định trong năm 2012 và 2013 khơng đạt hiệu quả và có xu hướng ngày càng xấu đi nếu khơng có biện pháp khắc phục.

Thêm vào đó chỉ số sinh lời của tài sản cố định năm 2012 là -0,007 giảm 40% so với năm 2011, nguyên nhân của sự giảm này là do lợi nhuận thuần giảm mạnh năm 2012 giảm -38.868 nghìn đồng tức giảm 59,3% so với năm 2011. Nguyên nhân là do mức tăng lên của doanh thu không bù đắp được sự gia tăng của các chi phí. Trong khi đó, tài sản cố định năm 2012 chỉ tăng lên 16,6% so với năm 2011. Cho thấy, tốc độ tăng giảm chênh lệch nhau quá lớn nên kết quả là lợi nhuận thuần phải giảm.

Đến năm 2013, chỉ số sinh lời của tài sản tiếp tục giảm và chỉ còn -0,009 giảm 28,6% so với năm 2012, nguyên nhân của sự giảm này là do lợi nhuận thuần giảm mạnh năm 2013 giảm -64.982 nghìn đồng giảm 33,4% so với năm 2012, nguyên nhân chủ yếu của việc tụt giảm này là do mức tăng lên của doanh thu khơng bù đắp được sự gia tăng của các chi phí. Trong khi đó, tài sản cố định năm 2013 tăng 29,4% so với năm 2012 mà doanh thu chỉ tăng 1,9%. Tốc độ tăng giảm chênh lệch nhau lớn nên lợi nhuận thuần giảm.

Qua bảng phân tích số liệu cũng cho ta thấy, năm 2012 tỷ suất lợi nhuận vốn cố định là0,057 giảm 10,1% so với năm 2011, chỉ số này cho biết cứ 100 đồng tài sản dầu tư thì tạo ra 5,7 đồng lợi nhuận trước thuế nhưng trong năm 2011 thì cứ 100 đồng tài sản

đầu tư thì tạo ra 6,4 đồng lợi nhuận. Năm 2013 tỷ suất lợi nhuận cũng tiếp tuc giảm và giảm 15,5% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của doanh thu năm 2012 là 0,96% so với năm 2011 khơng bù đắp được tốc độ tăng về chi phí, thêm vào đó là chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng 11,9% so với năm 2011, năm 2013 tăng 7,4% so với năm 2012., một nguyên nhân khác nữa là do chi phí tài chính cũng tăng với mức tăng 2,83% so với năm 2011, và năm 2013 tăng 3,08% so với năm 2012. Từ đó làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm trong những năm gần đây.

Qua bảng phân tích số liệu, ta thấy trong năm 2012 và 2013 doanh nghiệp tiếp tục tăng đầu tư vào tài sản cố định. Điều này đối với một doanh nghiệp kinh doanh thì khơng phù hợp. Thơng qua những thơng số tính được, ta thấy trong q trình kinh doanh việc quản lý và quản lý chi phí của cơng ty chưa đạt hiệu quả trong thời gian vừa qua. Doanh thu trong năm 2012 và năm 2013 chỉ tăng nhẹ so với năm 2011, vì vậy cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và giảm bớt khoản chi phí đầu tư vào tài sản cố định trong thời gian tới.

2.2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

2.2.2.3.1. Kết cấu và biến động của vốn lưu động

Vốn là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, nó quyết định phần nữa sự thành bại của cơng ty.Trong đó vốn lưu động là bộ phận thứ hai có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra giá trị sản phẩm – nó là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động sử dụng vào quá trình tái sản xuất. Do chỉ tham gia một lần vào quá trình kinh doanh nên có chu kỳ ngắn có thể dùng vốn lưu động để điều tiết quá trình sản xuất nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản của công ty. Song vốn lưu động phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, nhiều bộ phận quản lý khác nhau nên việc đảm bảo đầy đủ và cân đối các bộ phận vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu thường xuyên và liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, quản lý tốt vốn lưu động, có hiệu quả sẽ mang lại lợi thế lớn cho công ty.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cptm phú lộc (Trang 51 - 55)