Hiện trạng sử dụng đất

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 66 - 74)

3. Yêu cầu của đề tài

3.2.1.Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính của huyện là 7.562,8 ha. Cơ cấu các loại đất được trình bày trong bảng 3.1. sau đây.

Bảng 3.1 : Thống kê diện tích đất đai huyện Từ Liêm năm 2012

Loại đất Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 7.562,8 100

1. Đất nông nghiệp 2.873,15 38,0

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 2.774,96 36,7

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 2.366,81 31,3

- Đất trồng lúa 812,17 10,7

- Đất trồng cây hàng năm khác 1.554,64 20,6

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 408,15 5,4

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 66,07 0,9

1.3 Đất nông nghiệp khác 32,11 0,4

2. Đất phi nông nghiệp 4.639,24 61,3

2.1. Đất ở 1.489,58 19,7

2.1.1. Đất ở tại đô thị 66,11 0,9

2.1.2. Đất ở tại nông thôn 1.423,47 18,8

2.2 Đất chuyên dùng 2.342,20 31,0

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 227,49 3,0

2.2,2 Đất quốc phòng 123,55 1,6

2.2,3 Đất an ninh 61,44 0,8

2.2,4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 399,34 5,3

2.2,5 Đất có mục đích công cộng 1.531,39 20,2

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 16,64 0,2

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 84,14 1,1

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 697,00 9,2

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 8,68 0,1

3. Đất chưa sử dụng 50,41 0,7

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 50,41 0,7

a) Đất nông nghiệp:

Hiện nay quỹ đất nông nghiệp còn 2.873,15 ha chủ yếu là diện tích đất nôgn nghiệp trồng cây hàng năm.

Quỹ đất nông nghiệp giảm mạnh trong thời gian trước đây do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá xảy ra nhanh. Phần diện tích đất nông nghiệp giảm được chuyển sang quỹ đất ở và các loại đất chuyên dùng theo các quyết định phê duyệt của Thành phố.

b) Đất phi nông nghiệp:

Quỹ đất phi nông nghiệp trên địa bàn Huyện tăng do tốc độ quá trình đô thị hoá xảy ra nhanh. Năm 2012 quỹ đất này có 4.639,24 ha.

Đất chưa sử dụng:

Trong giai đoạn 2000-2012 huyện Từ Liêm đã chuyển 25,02 ha đất chưa sử dụng sang đất ở đô thị và đất công cộng. Năm 2012, phần đất chưa sử dụng chỉ còn 50,41 ha. Đối với quỹ đất chưa sử dụng còn lại, để đáp ứng đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, huyện Từ Liêm đã có chủ trương xin ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển mục đích sử dụng sang làm đất ở và xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.2.2. Tình hình quản lý đất đai

4.2.2.1. Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai năm 2003.

Trên cơ sở 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 13 của Luật Đất đai 1993, UBND huyện Từ Liêm đã xây dựng và thực hiện kiên quyết và đồng bộ các giải pháp sau:

a) Kiểm tra, rà soát hệ thống hồ sơ địa chính được lưu trữ tại các phường, tiến hành xây dựng bổ sung, hệ thống và chuẩn hoá theo quy trình quy định. Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu Địa chính – Nhà đất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác quản lý đất đai.

b) Tham gia cùng các ban ngành chức năng của Thành phố xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Từ Liêm, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2010 - 2020; tổ chức thực hiện quy hoạch được UBND Thành phố phê duyệt.

c) Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn UBND các phường trong quản lý sử dụng đất đai, xây dựng và lập hồ sơ địa chính, khai thác các ứng dụng của hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính - nhà đất. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai.

d) Thực hiện giải phóng mặt bằng cho các dự án được Chính phủ, UBND Thành phố giao đất. Phối hợp cùng Sở Địa chính – Nhà đất (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) thực hiện lập hồ sơ, ký hợp đồng thuê đất theo Chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp cùng UBND các phường lập hồ sơ các diện tích đất kẹt, đất hoang hoá, sử dụng sai mục đích và tiến hành thu hồi đất theo trình tự, thẩm quyền quy định.

đ) Phối hợp với các ban, ngành của Thành phố thực hiện thanh tra việc sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện. Thông qua công tác kiểm tra, lập hồ sơ xử lý đối với các trường hợp vi phạm sử dụng đất theo quy định.

dụng đất ở cho các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện.

g) Thực hiện thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai 5 năm một lần theo quy định của Luật Đất đai.

h) Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Khiếu nại - tố cáo và Luật Đất đai.

Với các giải pháp thực hiện đối với công tác quản lý Nhà nước nêu trên, huyện Từ Liêm đã:

- Xây dựng bản đồ chuyên đề, trích và sao in dữ liệu phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.

- Công tác cấp Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đến năm 2012 trên địa bàn huyện Từ Liêm đã cấp được 27.840 GCN.

- Trong các năm từ 1997 đến 2003, UBND huyện Từ Liêm đã ra 22 quyết định thu hồi các diện tích đất vi phạm, đất kẹt, đất hoang hóa, đất lấn chiếm, đất sử dụng sai mục đích với diện tích 50.665.8 m2 đưa vào sử dụng các mục đích công cộng.

- Trong các năm 1997- 2003, UBND huyện Từ Liêm đã thực hiện giải phóng mặt bằng được 58 dự án với diện tích là 156,32 ha.

Có thể nói, trong giai đoạn 1997- 2003, công tác quản lý đất đai đã đạt được nhiều kết quả rõ nét. Về cơ bản đã thực hiện quản lý nhà nước về đất đai theo các nội dung của Luật Đất đai quy định và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Huyện. Công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả, bộ mặt Huyện đã có những chuyển biến tích cực, phần lớn các vi phạm về sử dụng đất được ngăn ngừa và xử lý triệt để.

Trong giai đoạn này, quá trình quản lý thị trường quyền sử dụng đất chưa được đề cập tới trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Do vậy, trên địa bàn huyện Từ Liêm, mọi thông tin liên quan tới thị trường quyền sử dụng đất và quản lý thị trường quyền sử dụng đất chỉ được nắm bắt nếu có thông tin và dựa trên kinh nghiệm quản lý của cán bộ chuyên môn, chưa có quy định cụ thể về công tác này.

3.2.2.2. Giai đoạn từ sau khi có Luật Đất đai năm 2003 đến nay.

a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.

Khi có các văn bản, Nghị định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị mới, huyện Từ Liêm luôn tổ chức các buổi tập huấn cho đối tượng là cán bộ chủ chốt của phòng, ban, ngành, UBND các phường; đồng thời huyện đã có những văn bản chỉ đạo các phường, các đơn vị thuộc huyện tổ chức quán triệt thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó, huyện Từ Liêm còn chỉ đạo phòng Tư pháp phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến sâu rộng pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, tới mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành của tổ chức, công dân trong quản lý và sử dụng đất đai, xây dựng đô thị.

b) Xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bàn đồ hành chính.

Từ khi thành lập huyện Từ Liêm được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai quận 5 và 6 của Hà Nội cũ cùng với một số xã của hai huyện Hoài Đức và Đan Phượng. Hiện nay, huyện Từ Liêm có 16 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 15 xã.

Hịên tại công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính và lập bản đồ hành chính được phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Từ liêm đảm nhiệm. Hệ thống hồ sơ địa giới được lưu giữ đầy đủ qua các thời điểm biến động.

c) Khảo sát, đo đạc, đánh giá; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Huyện Từ Liêm đã lập được bản đồ quy hoạch sử dụng đất dựa trên quy hoạch tổng thể của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2001-2010.

Bản đồ địa chính của huyện không đồng bộ do chưa có kinh phí để thực hiện. Hiện tại, huyện Từ Liêm đồng thời sử dụng nhiều hệ thống bản đồ địa

chính: bản đồ năm 1987, bản đồ năm 1994, bản đồ năm 1995...

d) Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Hiện nay, huyện Từ Liêm đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết giao thông, sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 giai đoạn 2010-2020. Trong những năm qua, nhiều dự án của Trung ương và Thành phố được triển khai trên địa bàn huyện phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt, song cũng có những dự án được Thành phố điều chỉnh về quy hoạch.

đ) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất và thực hiện các dự án trên địa bàn, huyện Từ Liêm thực hiện việc giao đất và cho thuê đất. Tính đến nay, huyện Từ Liêm đã giao và cho thuê đất đối với trên 300 dự án với diện tích đất khoảng trên 500.000 m2.

Công tác thu hồi đất cũng luôn được huyện Từ Liêm chú trọng thực hiện trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai thông qua hai nhiệm vụ: thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và thu hồi đất theo Chỉ thị 15/2001/CT-UB của UBND thành phố Hà Nội.

Đối với các quỹ đất được chuyển đổi theo quy hoạch đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, huyện Từ Liêm luôn đảm bảo thực hiện đúng. Đối với các quỹ đất sử dụng không hiệu quả và kém hiệu quả như đất kẹt, đất nông nghiệp không còn khả năng canh tác được huyện Từ Liêm quản lý chặt chẽ, lập hồ sơ pháp lý và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất cho phù hợp với quy hoạch đã phê duyệt trên địa bàn huyện.

e) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bắt đầu từ năm 2003, theo sự phân cấp của UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Từ Liêm bắt đầu cấp trực tiếp Giấy chứng nhận quyền sở hữu

nhà ở và quyền sử dụng đất ở (nay là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) cho các hộ gia đình, cá nhân (đối với tổ chức vẫn do UBND Thành phố Hà Nội cấp). Công tác cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Từ Liêm luôn đạt và vượt chỉ tiêu Thành phố giao. Tổng số Giấy chứng nhận cấp tới hết năm 2012 là 65.801 giấy.

- Thống kê, kiểm kê đất đai.

Công tác thống kê đất đai hàng năm và công tác tổng kiểm kê đất đai 05 năm một lần luôn được huyện Từ Liêm hoàn thành đúng theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội.

g) Quản lý tài chính về đất đai.

Huyện Từ Liêm đang triển khai và thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn, nhất là đối với công tác thu thuế đất.

h) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.

Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đã được UBND thành phố phê duyệt, huyện Từ Liêm luôn chú trọng vào công tác phát triển quỹ nhà và đất phục vụ cho các công tác tái định cư và tăng nguồn thu từ đất. Do sự khó khăn trong các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo trong công tác quản lý thị trường quyền sử dụng đất hiện nay còn bất cập, huyện Từ Liêm đã và đang bắt đầu tiến hành quản lý thị trường quyền sử dụng đất. Tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế và kết quả chưa cao.

i) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Đối với những giấy chứng nhận do huyện Từ Liêm cấp (theo sự phân cấp của UBND thành phố Hà Nội), huyện Từ Liêm luôn quản lý và giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân thông qua các công tác như: xoá nợ nghĩa vụ tài chính, công tác đăng ký thế chấp-

bảo lãnh quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất, đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở...

k) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

Thực hiện Quyết định số 273/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính và Chỉ thị 15/2001/CT-UB, Chỉ thị 17/2002/CT-UB của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, kiên quyết xử lý thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn; được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Từ Liêm luôn tăng cường kiểm tra, rà soát, thống kê các diện tích đất vi phạm, đất kẹt, đất hoang hoá, sử dụng sai mục đích. Qua công tác kiểm tra, những vi phạm sử dụng đất của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn đã được xử lý triệt để, kịp thời theo Luật định.

l) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

Công tác giải quyết tranh chấp, giải quyết đơn thư, khiếu nại của nhân dân luôn được giải quyết nhanh gọn. Các đơn thư chủ yếu tập trung vào việc tranh chấp đất đai giữa các bên sử dụng đất, chế độ tài chính khi được cấp Giấy chứng nhận.

m) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Trong năm 2005, thực hiện Luật Đất đai năm 2003, huyện Từ Liêm đã thành lập VPĐKĐ&N trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện với mục đích: cải cách hành chính, tạo điều kiện cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất, quản lý nhà nước chặt chẽ hơn về đất đai, thực hiện và quản lý các dịch vụ công về đất đai; dần dần nắm bắt thị trường quyền sử dụng đất và nâng cao vai trò Nhà nước trong quản lý thị trường quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 66 - 74)