Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 54 - 58)

3. Yêu cầu của đề tài

1.3.4.Thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

thành phố Hà Nội (Văn phòng đăng ký Đất và Nhà Hà Nội)

1.3.4.1. Về mô hình tổ chức

Do đặc thù riêng của khu vực đô thị là đất gắn liền với nhà nên không thể tách riêng rẽ công tác đăng ký quyền sử dụng đất với quyền sở hữu nhà. Tại Hà Nội thành lập Văn phòng đăng ký đất và nhà Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nên cơ sở tổ chức tại Trung tâm thông tin lưu trữ và

dịch vụ nhà đất trực thuộc Sở.

Tại Hà Nội thành lập Văn phòng đăng ký Đất và Nhà (VPĐKĐ&N) Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm thông tin lưu trữ và dịch vụ nhà đất trực thuộc Sở.

Là một đơn vị sự nghiệp có thu VPĐKĐ&N Hà Nội mô hình tổ chức hoạt động theo các phòng chuyên môn. (chi tiết xem hình 1.).

1.3.4.2. Về chức năng nhiệm vụ.

Thực tế còn có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa Văn phòng đăng ký đất và nhà Hà Nội với các phòng chức năng khác trong Sở như: Phòng Đăng ký thống kê thực hiện cấp giấy chứng nhận cho tổ chức được giao đất cho thuê đất và thống kê, kiểm kê đất đai; phòng Đo đạc bản đồ thực hiện quản lý bản đồ địa chính và đăng ký cập nhật biến động; Trung tâm thông tin về lập và quản lý hệ thống thông tin đất đai; phòng giao đất, thuê đất thụ lý hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức. Trong khi đó những nhiệm vụ này lại thuộc về Văn phòng đăng ký đất và nhà Hà Nội. Hơn nữa, Văn phòng đăng ký đất và nhà Hà Nội còn đang thực hiện một số thủ tục

Giám đốc Văn phòng đăng ký đất và nhà Thành phố Hà Nội Các Phó Giám đốc Phòng Tổ chức - Phòng Đăng ký Phòng Kỹ thuật sử Phòng Phòng Dịch vụ

Hình 1.2: Sơ đồ Mô hình tổ chức Văn phòng đăng ký Đất và Nhà TP Hà Nội.

Chú ý : Thiết kế lại Hình 1.2: Mầu sắc, chữ

hành chính về đất đai cho các hộ gia đình, cá nhân được Ủy ban nhân dân thành phố cấp trước khi có Luật Đất đai năm 2003.

1.3.4.3 Về phân cấp cấp giấy chứng nhận, đăng ký biến động

Việc phân cấp, cấp GCNQSDĐ và đăng ký biến động sau khi cấp GCNQSDĐ theo quy định tại các văn bản pháp quy hiện hành mới chỉ về hình thức tương tự như quản lý hành chính (cấp huyện đăng ký đối với nhà ở, đất ở, cấp tỉnh, thành phố đối với cơ quan, tổ chức). Thực tế việc đăng ký biến động đất đai và nhà cửa mang tính chuyên sâu cao và đòi hỏi phải đồng bộ từ cấp phường xã lên tỉnh, thành phố.

Hiện nay theo quy định, các đơn vị cấp dưới chỉ chuyển thông tin để cập nhật sau khi đã làm thủ tục đăng ký biến động nên nhiều khi số liệu không khớp với bản đồ (do đó theo hiện trạng hoặc không do đơn vị đo đạc chuyên nghiệp thực hiện) rất khó cập nhật khớp với bản đồ địa chính.

1.3.4.4 Về cơ chế tài chính

Theo quy định VPĐKĐĐ là đơn vị dịch vụ công, tuy nhiên cơ chế tài chính cho mô hình này lại chưa có và nếu có thì cũng chưa rõ ràng. VPĐKĐĐ Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có thu chi được nhà nước hỗ trợ một phần rất nhỏ kinh phí hàng năm, toàn bộ tiền lương của cán bộ viên chức đều trả từ nguồn thu dịch vụ phí. Giá dịch vụ hành chính về nhà đất tại VPĐKĐĐ Hà Nội được áp dụng theo bảng giá tạm thời được quy định tại Quyết định số 898/QĐ-

TNMT&NĐ ngày 2l/9/2004.

1.3.4.5 Về đăng ký biến động

Đăng ký biến động những trường hợp mua bán chuyển nhượng đất đai các đơn vị thực hiện tương đối tốt do các văn bản pháp quy có đầy đủ (luật Dân sự, luật Công chứng, luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ...). Tuy nhiên quy định về đăng ký biến động bản đồ địa chính thì không có quy định cụ thể của nhà nước như phương pháp cập nhật biến động bản đồ, cách luân chuyển hồ sơ đăng ký biến động, mức thu lệ phí đăng ký biến động v.v… Do vậy, việc phối hợp thực hiện chỉnh lý biến động hầu hết chưa được thực hiện, nhiều địa phương tại Hà Nội hồ sơ địa chính của cấp xã thì đầy đủ và cơ bản được cập nhật biến động nhưng tại cấp huyện và cấp tỉnh thì lại không được cập nhật, chỉnh lý. Công tác kiềm tra việc cập nhật, chỉnh lý biến động bị buông lỏng dẫn đến tình trạng sau khi đo đạc chỉnh lý biến động, lập hồ sơ địa chính (cả dạng số) xong lại phải lập dự án đo đạc lập hồ sơ địa chính lại.

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 54 - 58)