Thực trạng hoạt động học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuyên môn ở trường tiểu học yên khang huyện ý yên tỉnh nam định (Trang 71 - 80)

Stt Mức độ cần thiết Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của HS Mức độ thực hiện Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Không cần thiết (%) T (%) K (%) TB (% ) Y (%)

1 80,0 20,0 0 Giáo dục ý thức động cơ và thái độ học tập 22,3 51,1 13,3 13,3 2 95,6 4,4 0 Giáo dục phương pháp học tập cho HS. 28,9 60,0 11,1 0 3 100 0 0 Xây dựng những quy định cụ thể về nề

nếp học tập trên lớp của HS. 66,7 33,3 0 0 4 88,9 11,1 0 Xây dựng quy định nề nếp tự học của HS. 33,3 44,4 15,6 6,7 5 84,4 15,6 0 Tổ chức trực ban theo dõi việc thực hiện

nề nếp ra vào lớp của HS. 51,1 48,9 0 0 6 80,0 20,0 0 Chỉ đạo GVCN giám sát nề nếp tự học của

HS 15,6 51,1 28,9 4,4

7 82,2 17,8 0 Kết hợp với Đội TNTP HCM, quản lý nề

nếp của HS. 22 56 22 0

8 80,0 15,6 4,4 Khen thưởng kịp thời HS thực hiện tốt nề

nếp học tập. 56 28 13 3

9 84,4 15,6 0 Kỷ luật HS vi phạm nề nếp học tập. 61 39 0 0

Để quản lý hoạt động học tập của HS, cùng với những biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của GV, nhà trường đã đề ra một hệ thống các biện pháp tương đối đồng bộ. Trước hết để hoạt động học tập có chất lượng nhà trường đã quan tâm tới việc giáo dục, động cơ thái độ học tập, quan tâm giáo dục phương pháp học tập cho HS, đặc biệt chú trọng HS tự học tự nghiên cứu. BGH nhà trường cũng coi trọng các biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quy định về nề nếp học tập, tổ chức trực ban theo dõi chặt chẽ nề nếp học tập trên lớp, chỉ đạo các GVCN đôn đốc, nhắc nhở HS thực hiện nề nếp tự học.

Qua kết quả đánh giá trên cũng cho thấy các biện pháp quản lý vẫn còn nặng nề về biện pháp hành chính. Một số biện pháp đánh giá hiệu quả chưa cao

như việc giáo dục, động cơ thái độ học tập cho HS. Có tới 13,3% ý kiến khẳng định mưc độ thực hiện là yếu, quản lý hoạt động tự học của HS mức độ yếu là 6,7%, chỉ đạo GV giám sát nề nếp tự học của HS có 4,4% ý kiến khẳng định là yếu. Hoạt động tự học rất quan trọng nếu xem nhẹ biện pháp quản lý hoạt động tự học sẽ có ảnh hưởng tới chất lượng học tập, hiệu quả hoạt động học tập.

Để biết được ý kiến đánh giá của HS về công tác quản lý hoạt động học tập ở nhà trường, tác giả khảo sát 200 HS của 3 khối (K3,4,5). Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10: Đánh giá của học sinh về các biện pháp quản lý thực hiện hoạt động học tập của học sinh ở nhà trƣờng

Stt

Mức độ cần thiết

Các biện pháp quản lý thực hiện hoạt động học tập của HS ở nhà trƣờng Mức độ thực hiện Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Không cần thiết (%) T (%) K (%) TB (%) Y (%)

1 100 0 0 Giáo dục ý thức động cơ và thái độ học tập. 50 37 11 2 2 90 5 5 Giáo dục phương pháp học tập cho HS. 55 36 6 3 3 100 0 0 Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp

học tập trên lớp của HS. 67 21 12 0

4 90 10 0 Xây dựng quy định nề nếp tự học của HS. 63 23 10 4 5 85 15 0 Tổ chức trực ban theo dõi việc thực hiện nề

nếp ra vào lớp của HS. 55 27 16 2

6 87 13 0 GVCN giám sát nề nếp tự học của HS. 55 26 17 2 7 85 15 0 Kết hợp với Đội TNTP HCM, quản lý nề nếp

của HS. 55 17 21 7

8 80 15 5 Khen thưởng kịp thời các HS thực hiện tốt nề nếp học tập. 53 23 13 11 9 75 20 5 Kỷ luật HS vi phạm nề nếp học tập. 52 15 25 8 10 90 10 0 Đánh giá, xếp loại HS khách quan, chính xác. 59 21 12 8 11 85 15 0 Tổ chức phân loại để bồi dưỡng, phụ đạo HS. 49 33 11 7 12 90 10 0 Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà

trường. 52 27 17 4

Số liệu bảng 2.10 cho thấy các em đánh giá các biện pháp đều tương đối tốt, tuy nhiên các biện pháp như khen thưởng, kỷ luật HS cần được chú trọng đẩy mạnh và kịp thời hơn.

2.2.4. Thực trạng về sinh hoạt chuyên môn

Trong những học năm qua, công tác sinh hoạt chuyên môn (SHCM) ở các trường phổ thơng nói chung và trường tiểu học nói riêng đã được tổ chức thực hiện và duy trì khá thường xun. Sinh hoạt chun mơn không chỉ giúp mỗi GV nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân mà SHCM cịn là mơi trường để tình đồng nghiệp nảy nở và phát triển giữa tất cả GV, giúp họ hỗ trợ lẫn nhau trong cơng tác; hình thành mơi trường học tập tốt đẹp cũng như truyền thống, bản sắc văn hóa riêng của mỗi nhà trường.

Hiện nay, trường tiểu học Yên Khang có tổng số 23 CBQL và GV. Trong đó: có 2 CBQL (02- Đại học trong đó có 01 đ/c đang học Thạc sỹ); có 21 GV (16 GV dạy mơn văn hóa và 5 GV dạy mơn chun). Trình độ: ĐH là 17/21 = 81%, CĐ là 3/21 =14,3% và Trung cấp(đang học Đại học) là 1/21 = 4,7%. Nhà trường có 2 tổ chun mơn: Tổ 1,2,3 có 10 đ/c và Tổ 4,5 có 11 đ/c.

Nhìn chung, đội ngũ CBQL, GV nhà trường ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với HS và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong cơng việc và có khả năng hồn thành tốt nhiệm vụ. Hoạt động chun mơn của nhà trường trong nhiều năm có nền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học. SHCM ở nhà trường hiện nay thường diễn ra chủ yếu theo hai hình thức: tổ chức theo các chuyên đề và dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học với quy mô cấp huyện, cụm miền (liên trường), cấp trường và tổ khối, trong đó SHCM theo tổ khối là thường xuyên hơn. Thời lượng SHCM thường tối thiểu 2 lần/tháng, mỗi buổi sinh hoạt khoảng 4 tiết, riêng đối với các GV chuyên thì mỗi tháng SHCM theo cụm miền là 01 lần vào chiều ngày thứ 4 của tuần thứ tư hàng tháng dưới sự điều hành của đồng chí GV cốt cán của một trường trong miền do Phịng GD&ĐT chỉ định.

- Ở hình thức thứ nhất, SHCM bao gồm việc triển khai học tập các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, tập huấn PPDH và thường do BGH triển khai. Bên cạnh đó là việc tổ chức trao đổi, thảo luận, học tập các nội dung cụ thể gắn với nhiệm vụ năm học và đặc điểm tình hình cũng như điều

kiện thực tế của nhà trường như: Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, kinh nghiệm dạy một dạng bài, kiểu bài nào đó, kinh nghiệm bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém... Những nội dung này thường được giao cho các GV có kinh nghiệm và năng lực chun mơn tốt xây dựng thành các báo cáo chuyên đề hay SKKN với sự cố vấn của đồng chí Phó hiệu trưởng.

- Đối với hình thức thứ hai là dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học, nhà trường tổ chức thường xuyên hơn chủ yếu vào các đợt Hội thảo hội giảng trong năm học. Trong mỗi buổi dự giờ có sự tham gia của BGH, tổ trưởng và hầu hết GV trong tổ. Sau dự giờ tổ chuyên môn tiến hành thảo luận rút kinh nghiệm và đánh giá xếp loại tay nghề GV dạy.

Cả hai nội dung trên, nhà trường đã thực hiện khá tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho HS. Tuy vậy, trong q trình cơng tác tại nhà trường cũng như gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT Ý Yên, CBQL, tổ khối trưởng và GV của trường tiểu học n Khang thì tơi nhận thấy: SHCM hiện nay của nhà trường còn bộc lộ một số hạn chế cần phải thay đổi. Đó là:

- Nội dung SHCM chưa phong phú, hình thức cịn đơn điệu, gị bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới PPDH và tháo gỡ những khó khăn cho GV trong tổ.

- Trong dự giờ đồng nghiệp GV chỉ chú ý quan sát việc dạy của GV xem GV đó dạy có đủ, đúng kiến thức khơng, GV dạy như thế nào, ngơn ngữ ra sao, có đảm bảo các khâu các bước lên lớp hay không, phân phối thời gian giờ dạy có hợp lý hay khơng. Họ không quan tâm xem HS được học như thế nào trong giờ học ấy.

- Khi đánh giá tiết dạy thì giờ dạy được xếp theo các mức Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu. Các ý kiến trao đổi thường mang tính áp đặt một chiều nên GV dạy khơng tránh khỏi áp lực về tâm lý như bị trì chiết phê phán. Đồng thời các ý kiến cũng chỉ đưa ra cách dạy đặc trưng cứng nhắc cho một loại bài hay một mơn học nào đó. Việc này khiến tất cả các GV đều dạy theo một quy

trình mà dạy theo quy trình sẽ khơng phù hợp với tất cả các GV và các lớp học, khơng phát huy được tính linh hoạt, sáng tạo của GV. Kết quả là chất lượng học tập của HS không được cải thiện.

- Trong các buổi sinh hoạt, thường CBQL và một số GV được coi là dạy khá hay nhận xét cịn những GV trung bình thì ít khi có ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.

- Khơng khí buổi SHCM thường trầm lắng hoặc căng thẳng khiến GV bị ức chế hoặc khơng học được gì từ buổi SHCM.

Trước những hạn chế trên, tác giả đã tìm hiểu, phân tích và thống kê được một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong SHCM tại trường tiểu Yên Khang, đó là:

Thứ nhất: Nhiều GV còn coi nhẹ, chưa thực sự say mê với chun mơn,

trong các buổi SHCM ít phát biểu hoặc ít quan tâm đến nội dung sinh hoạt.

Thứ hai: Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi SHCM cịn hời hợt, chưa

có sức thuyết phục nên khơng thu hút được sự quan tâm trao đổi của GV. Nội dung đưa ra trao đổi còn chưa phong phú, còn lặp lại với các năm trước.

Thứ ba: Các hình thức tổ chức SHCM cịn đơn điệu, khơng được cải

tiến. Hầu như là theo một tiến trình người được phân cơng trình bày báo cáo phần chuẩn bị, các thành viên trong tổ góp ý (rất hạn chế). Sau đó lấy ý kiến của tập thể (hầu như là nhất trí). Chưa có sự đổi mới và đột phá nên hiệu quả rất thấp...

Thứ tư. Việc quản lý chỉ đạo còn chưa chặt chẽ, chưa sát sao, thiếu sự

đôn đốc và kiểm tra thường xuyên. CBQL và tổ trưởng chưa thống nhất, chưa thể hiện đổi mới quản lí trong việc phân cấp, phân quyền làm cho GV khó thực hiện cơng việc. Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trị của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như GV bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho GV theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng SHCM.

Trước thực trạng này, đòi hỏi mỗi CBQL của nhà trường nhận thấy cần phải nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra những biện pháp, cách thức SHCM của nhà trường để có hiệu quả cao, đẩy lùi những hạn chế trên và từng bước xây dựng văn hóa trong nhà trường, trong đó mọi thành viên đều tôn trọng, tin tưởng và mở rộng tâm hồn học hỏi đồng nghiệp, giúp cho từng GV sẽ học tập được một điều gì hữu ích cho CMNV của bản thân sau mỗi buổi SHCM, SHCM trở thành “món ăn tinh thần” khơng thể thiếu của mỗi GV. Và làm thế nào để SHCM mang lại hiệu quả thiết thực nhằm nâng cao năng lực CMNV cho CBQL, GV và mang lại hiệu quả học tập cho HS, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Theo tác giả, một trong những biện pháp ở thời điểm hiện tại có thể áp dụng có hiệu quả đó là CBQL nhà trường nên chú trọng triển khai chỉ đạo có hiệu quả mơ hình SHCM theo hướng nghiên cứu bài học mà Bộ GD&ĐT đã và đang triển khai rộng rãi tới các trường tiểu học từ năm học 2014-2015.

2.2.5. Thực trạng về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Bảng 2.11: Thực trạng trình độ chun mơn và nhu cầu bồi dƣỡng của đội ngũ giáo viên nhà trƣờng

Stt Nội dung đƣợc đánh giá

Trình độ hiện có Nhu cầu bồi dƣỡng

G (%) K (%) TB (%) Y (%) Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Chưa cần thiết (%)

1 Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. 11,1 48,9 40,0 0 82,2 17,8 0 2 Phương pháp sư phạm 17,8 51,1 31,1 0 75,6 24,4 0 3 Kiến thức về Lý luận chính trị, triết

học, luật, tin học, ngoại ngữ… 0 20,0 24,4 55,6 60,0 40,0 0 4 Kiến thức chung về cải cách giáo dục 13,3 53,3 33,4 0 53,3 46,7 0 5 Khả năng nghiên cứu khoa học. 0 6,7 28,9 64,4 6,7 44,4 48,9

Qua kết quả điều tra ở bảng 2.11, chúng tơi nhận thấy trình độ hiện có về CMNV của GV cịn chưa cao, trong khi đó nhu cầu được bồi dưỡng về CMNV là rất lớn. Đặc biệt là các kiến thức về lý luận chính trị, luật, ngoại

ngữ, tin học, triết học của GV còn rất hạn chế, rất cần được bồi dưỡng trong thời gian gần đây.

Khả năng nghiên cứu khoa học của GV cịn rất hạn chế. Có tới 64,4% ý kiến khẳng định là trình độ nghiên cứu khoa học là yếu và 28,9% cho rằng trình độ nghiên cứu khoa học của mình là trung bình, số cịn lại 6,7% là khá. Điều này thể hiện ở chất lượng các đề tài, SKKN của GV hằng năm còn rất thấp. Hầu hết GV đều cho rằng nhu cầu bồi dưỡng nghiên cứu khoa học đối với GV là không cần thiết mà chủ yếu dành cho những nhà nghiên cứu giáo dục (có 48,9% ý kiến).

Trong điều kiện thực tế ở nhà trường, GV phải dành rất nhiều thời gian cho dạy học trên lớp và chuẩn bị bài ở nhà nên hầu hết CBQL và GV đều cho rằng phương thức bồi dưỡng chuyên môn cho GV phù hợp nhất là bồi dưỡng qua dự giờ thăm lớp (95% ý kiến khẳng định điều này). Thứ hai là phương thức bồi dưỡng qua nghiên cứu chuyên đề, tham gia hội giảng (chiếm 80% ý kiến khẳng định). Các phương thức bồi dưỡng được cho là phù hợp xếp theo thứ tự tiếp theo từ thứ ba đến thứ bảy là: Bồi dưỡng ngắn hạn trong hè (62% ý kiến khẳng định); Bồi dưỡng qua tham quan các đơn vị tiên tiến (56% ý kiến khẳng định); Bồi dưỡng qua học tập từ xa (53% ý kiến khẳng định); Bồi dưỡng dài hạn không tập trung (51% ý kiến khẳng định); Bồi dưỡng dài hạn không tập trung được nhiều ý kiến cho rằng khó phù hợp với đại đa số cán bộ GV tiểu học (có 77% ý kiến cho là khơng phù hợp).

Thực tế vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV tiểu học ở trường tiểu học Yên Khang huyện Ý Yên tỉnh Nam Định hiện nay được nhiều ý kiến đánh giá là ở mức độ Khá. Năng lực chuyên môn của đội ngũ GV hiện được đánh giá là Tốt = 19,1%, Khá = 42,8% và Trung bình = 38,1% ý kiến tự đánh giá.

Qua trao đổi và trưng cầu ý kiến CBQL và GV nhà trường, chúng tôi thấy được nguyên nhân của thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ GV đạt như trên là:

- Trình độ đào tạo của một số GV cịn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

- Chất lượng đào tạo tại chức và từ xa cho nhiều GV cịn thấp nên trình độ CMNV chưa xứng tầm với bằng cấp của họ.

- GV chưa được bồi dưỡng thường xuyên về nghiên cứu khoa học ở mức độ đơn giản như viết SKKN, viết đề tài cấp trường, cấp huyện.

- Trình độ ngoại ngữ, tin học của GV tiểu học hiện nay rất thấp.

- Tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của nhiều GV cịn chưa cao, cịn có sức ì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động chuyên môn ở trường tiểu học yên khang huyện ý yên tỉnh nam định (Trang 71 - 80)