Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và xây dựng thanh hà (Trang 80 - 83)

5. Kết cấu khoá luận

3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty Công ty TNHH Tư

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Nâng cao tính thanh khoản các khoản phải thu

Cơng ty cần xây dựng quy trình quản lý và thu hồi cơng nợ, có sự phân loại khách hàng và áp dụng chiết khấu thanh tốn và thời gian trả nợ khác nhau. Đới với khách hàng truyền thống, làm ăn lâu dài, công ty có thể áp dụng chiết khấu thanh tốn và thời gian trả nợ có thể dãn dài hơn, còn đối với khách hàng vãng lai, nếu thanh toán ngay sẽ được giảm chiết khấu thanh toán, tuy nhiên, nêu để cho khách hàng vãng lai nợ thì phải xem xét năng lực tài chính và uy tín của họ để quyết định có nên cho vay nợ hay không.

- Thực hiện theo dõi chi tiết các khoản phải thu, phân loại chi tiết các khoản nợ theo quy mô nợ và thời gian nợ.

- Thường xuyên cập nhật tình hình thanh toán và đối chiếu công nợ với khách hàng, đôn đốc thu hồi với nợ dây dưa, kéo dài.

- Gắn kết trách nhiệm thu hồi nợ đối với nhân viên kinh doanh và kế tốn cơng nợ.

Cải thiện khả năng thanh tốn

Cơng ty cần theo dõi chi tiết theo thời gian và đối tượng của các khoản nợ ngắn hạn để phân loại các khoản nợ đã đến hạn để có kế hoạch trả nợ hợp lý đặc biệt

là các khoản vay đến hạn nếu vay từ các ngân hàng, nếu khơng trả đúng hạn cũng gây mất uy tín. Bên cạnh đó, công ty cũng cần chú trọng hơn nữa trong việc thu hồi cơng nợ và giải phóng hàng tồn kho để tăng cường khả năng thanh toán.

Nâng cao khả năng sinh lời

Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu thông qua các biện pháp sau: Hạn chế mua sắm những tài sản cố định chưa cần sử dụng. Vì vậy, để đảm bảo sử dụng vớn có hiệu quả, Cơng ty chỉ nên đầu tư máy móc thiết bị cho sản phẩm mới khi dự báo chính xác tình hình biến động của thị trường. Giảm bớt những tài sản cố định không cần thiết, thanh lý những tài sản cố định không cần dùng, không còn được sử dụng hay còn sử dụng nhưng lạc hậu, kém hiệu quả, giảm chi phí khấu hao.

Cơ cấu tài chính

Việc tăng khoản tiền và tương đương tiền trong kỳ cũng không phải là điều tớt nếu như dự trữ q nhiều tiền mặt. Vì vậy, cơng ty cần:

Lập dự báo ngân qũy và dự báo các khoản thu chi tiền một cách khoa học để có thể chủ động trong q trình thanh tốn trong kỳ.

Xây dựng định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý, vừa đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ để giữ uy tín, vừa đảm bảo khả năng sinh lợi của số vốn tiền mặt nhàn rỗi.

Công tác quản lý

Hồn thiện cơng tác quản lý, sắp xếp và tở chức bộ máy tính gọn, nâng cao năng lực điều hành của cán bộ quản lý thơng qua tiêu chuẩn hố trách nhiệm và nhiệm vụ. Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ cơng nhân viên trẻ có tinh thần trách nhiệm đới với cơng việc, nhạy bén với tình hình thị trường, năng động trong kinh doanh, biết kết hợp hài hoà giữa yêu cầu đào tạo trường lớp và thực tiễn trong hoạt động kinh doanh, kịp thời bổ sung nguồn cán bộ đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong phương thức kinh doanh của cơng ty.

3.2.2. Giải pháp kiểm sốt hiệu quả chi phí

Giảm thiểu chi phí tài chính

Vì chi phí là một bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh. Do đó, ḿn tăng lợi nhuận kinh doanh thì ngồi kinh doanh có hiệu quả, việc giảm chi phí kinh doanh là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao khả năng tài chính. Ḿn vậy, lãnh đạo công ty cần phải phối hợp trực tiếp với các nhân viên thực hiện kinh doanh tìm ra những bất hợp lý trong khâu sản xuất, bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Từ đó, phân loại chi phí trực tiếp và có kế hoạch thực hiện giảm chi phí phát sinh trong khâu này. Vì vậy, biện pháp tớt nhất để tiết kiệm chi phí là sự đồng lịng từ ban giám đớc đến toàn thể các bộ cơng nhân viên phải có ý thức tiết kiệm chi phí trong từng cơng việc và hoạt động của mình để sử dụng chi phí hợp lý nhất.

Về chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí này liên tục tăng cao qua các năm. Vì vậy, cơng ty cần phải xem xét và xây dựng định mức các chi phí trong nội bộ. Kiểm tra xem xét, phạt các phịng ban sử dụng vào mục đích cá nhân. Bên cạnh đó, thì cần phải có biện pháp khen thưởng các phòng ban, phân xưởng sử dụng dưới mức chi phí, làm cho mỗi cá nhân ý thức hơn trong việc xây dựng một tập thể công ty vững mạnh.

Về giá vốn hàng bán

Để lợi nhuận của công ty không ngừng tăng qua các năm, bên cạnh việc tăng doanh thu công ty cần phải áp dụng một sớ biện pháp nhằm kiểm sốt giá vớn hàng bán của công ty. Bắt đầu từ giảm chi phí từ khâu mua vào. Kế tiếp là việc đưa nguyên liệu, vật liệu vào quá trình sản xuất, phải thường xuyên giám sát tất cả các dây chuyền trong quá trình sản xuất sản phẩm, giảm lãng phí ngun liệu, có chính sách lương phù hợp cho công nhân trực tiếp sản xuất, để động viên họ tăng năng suất làm việc, tăng sản phẩm có chất lượng, giảm những sản phẩm không đạt yêu cầu phải đưa vào sản xuất lại. Đồng thời, công ty cũng phải giảm chi phí sản xuất chung như giảm chi phí dịch vụ mua ngồi, chi phí khác bằng tiền,… không cần thiết. Có như vậy, mới tạo sản phẩm với giá thành đơn vị thấp, dẫn đến sẽ làm giảm giá vốn hàng bán trong những năm kế tiếp.

Các biện pháp tăng doanh thu và giảm chi phí khác

Quản lý chi phí tớt, giảm chi phí là biện pháp cơ bản để tăng thêm lợi nhuận cho Công ty và cũng tạo điều kiện thuận lợi để Cơng ty có thể hạ thấp giá thành sản phẩm giúp cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, Cơng ty cần quán triệt các biện pháp sau:

- Tăng cường giám sát, quản lý các khoản chi phí. Cần giảm thiểu các khoản chi phí khơng cần thiết, đồng thời với việc quản lý các khoản chi phí như chí phí văn phịng, chi phí tiếp, chi phí điện nước nên tắt những thiết bị khơng cần đến hoặc sử dụng hợp lý đối với điện thoại và dịch vụ internet, cần cử người giám sát tất cả các cuộc gọi và truy cập, vì hiện nay ở nước ta cước phí điện thoại và dịch vụ internet vẫn cao. Để giảm khoản chi phí này, trước hết Lãnh đạo Cơng ty phải quán triệt ý thức tiết kiệm đến từng phịng ban, từng nhân viên và có biện pháp quản lý chi phí chặt chẽ.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Cơng ty bởi khơng có vớn sẽ khơng có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào được thực hiện. Trong thời gian tới, Cơng ty cần có biện pháp để tránh tình trạng bị tồn đọng vớn, bị chiếm dụng vốn. Để giải quyết vấn đề này Công ty cần quan tâm đến công tác thu nợ thông qua việc giao trách nhiệm cho bộ phận kế tốn Cơng ty lập sổ theo dõi công nợ, theo dõi các khoản phải thu của khách hàng theo từng hợp đồng kinh tế. Khi hợp đồng kinh tế đến thời hạn thanh tốn thì bộ phận kế tốn có trách nhiệm báo ngay cho ban quản lý Công ty để họ bớ trí người đi thu nợ. Nếu q thời hạn thanh tốn thì bộ phận kế tốn phải đề x́t phương án giải quyết, thu nợ cho Công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và xây dựng thanh hà (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)