Thực trạng của việc giảng dạy văn học dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học truyện cổ tích lớp 10 trung học phổ thông (Trang 39 - 41)

2.1. Thực trạng của việc dạyvà học truyện cổ tích trong nhà trường hiện nay

2.1.1. Thực trạng của việc giảng dạy văn học dân gian

Văn học dân gian được coi là cội nguồn của văn hóa, văn học dân tộc. Nhưng thời lượng dành cho bộ phận văn học này cũng không nhiều ( khoảng trên dưới 15 tiết). Mặt khác, nhiều giáo viên cũng ít chú trọng đến bộ phận văn học này. Vì thế, đa phần là giảng dạy có tính chất qua loa đại khái, không bám sát đặc trưng của văn học dân gian, chưa truyền lửa đến cho học sinh yêu thích những tác phẩm này.

- Nói đến thực trạng của việc giảng dạy là nói đến những khuynh hướng và cách dạy văn học dân gian phổ biến hiện nay. Có những khuynh hướng sau đây:

- Một là: Đồng nhất giữa văn học dân gian và văn học viết , dạy văn học dân gian như dạy văn học viết, nên đã hiện đại hóa tác phẩm văn học dân gian, tước bỏ đi những sắc thái vẻ đẹp độc đáo, ý vị vốn có của nó. Biểu hiện như sau:

+ Tiếp cận cận văn học dân gian bằng thi pháp của văn học viết, phân tích các yếu tố nghệ thuật của văn học dân gian như phân tích các yếu tố đó của văn học viết: Ví dụ: tiếp cận tác phẩm An Dương Vương- Mị Châu và Trọng Thủy nhiều người đi phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Mị Châu rồi chỉ ra là cơ khờ dại

+ Chỉ phân tích một cách cơ lập trên văn bản ngôn từ mà không đặt tác phẩm văn học dân gian vào trong môi trường dân gian, thời điểm phát sinh và sự lưu truyền trong đời sống nhân gian để khai thác tức là chỉ chú ý đến yếu tố văn chương mà chưa quan tâm đến những yếu tố phi văn chương của nó. Đây là cách dạy văn học dân gian khá phổ biến ở trong nhà trường THPT. Phân tích ca dao giáo viên mới chú ý ở phần lời chứ chưa chú ý ở phần nhạc,

phần điệu lý. Phân tích sử thi mới chỉ bám vào phần văn bản chứ chưa đặt tác phẩm trong môi trường diễn xướng của nó.

- Hai là: Ngược lại với khuynh hướng trên là khuynh hướng xóa nhịa ranh giới giữa khoa nghiên cứu văn học dân gian với các khoa học liên quan như dân tộc học, lịch sử, xã hội học, văn hóa học, phong tục học… làm cho bài dạy mất đi những thông tin thẩm mĩ mà chỉ còn lại bức tranh xã hội khô cứng. Biểu hiện như sau:

+ Coi tác phẩm văn học dân gian chỉ là điểm xuất phát, cái cớ để giải thích các vấn đề xã hội, lịch sử, dân tộc, tục lệ…phân tích Đăm Săn lại nghiêng về tục nối dây, phân tích An Dương Vương- Mị Châu và Trọng Thủy để giải thích lễ hội Cổ Loa

+ Từ tác phẩm văn học dân gian liên tưởng mở rộng, dẫn dắt học sinh đến những vấn đề khác ngồi tác phẩm. Ví dụ: Phân tích chiến thắng Mơ Tao Mơ Xay giáo viên lại dẵn dắt đi từ tục cướp vợ đến những lễ hội cồng chiêng, con số ba trong quan niệm của người Tây Nguyên...

Ba là: Nhưng phổ biến nhất là các dậy học đơn giản hóa tác phẩm văn học dân gian mà biểu hiện thường thấy là diễn xuôi một các khô khan, nhạt nhẽo bài ca dao; hoặc chia các nhân vật cổ tích thành hai tuyến chính nghĩa và gian tà rồi phân tích một các sơ lược theo lối kể tóm lại sự việc. Tơi lấy ví dụ như khi phân tích câu ca dao " Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" Giáo viên giảng: Thân em được so sánh như tấm lụa đào, lụa đào đẹp nhưng lại được đem ra trao đổi mua bán ở chợ. từ đó đi đến khẳng định thân phận phụ thuộc của người con gái trong xã hội cũ.

Bốn là: Một cực khác đó là dạy theo lối tầm chương trích cú, nhấm nháp hình ảnh ngơn ngữ, làm cho học sinh “thấy cây mà không thấy rừng”; hoặc viện dẫn quá xa, lam man ra ngoài tác phẩm .

Thực trạng trên đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo tâm huyết chỉ ra nhưng đến nay sau nhiều năm đổi mới phương pháp giảng dạy văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng nhưng tình hình vẫn khơng thay đổi . Xét về mặt bản chất thì tất cả những phương pháp giảng dạy văn học dân gian trên

đây mỗi phương pháp đều có những hạn chế của nó. Hoặc là chưa đúng bàn chất của tác phẩm văn học dân gian, hoặc là quá sa đà với những yếu tố phi văn chương.

Tuy nhiên cũng có nhiều thầy cơ tâm huyết, họ đã dạy văn học dân gian như nó vốn có trong đời sống thực của dân gian, tức là tiếp cận văn học dân theo tinh thần Folklore học. Nhưng thời lượng tiết dạy q ít nên khơng chuyển tải hết được vẻ đẹp về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học truyện cổ tích lớp 10 trung học phổ thông (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)