Một số đặc trưng thể loại của tác phẩm tự sự dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học truyện cổ tích lớp 10 trung học phổ thông (Trang 42 - 47)

2.2.1. Kết cấu cốt truyện

Theo nghĩa thông thường, có thể hiểu cốt truyện chính là cái phần khung lõi của truyện. Tuy nhiên, để hiểu cốt truyện với tư cách là một phạm trù của thi pháp học lại là một vấn đề khá phức tạp. Trong cuốn Dẫn luận thi

pháp học, Trần Đình Sử đã dành hẳn một chương để bàn về “cốt truyện tự

nhiên” và “cốt truyện nghệ thuật” của tác phẩm văn học. Theo ông, “cốt truyện nghệ thuật là hệ thống các biến cố trong trật tự nghệ thuật đã được chọn lọc, sắp xếp” [42, 113]. Hơn nữa, ơng cịn đề cập tới lý thuyết mơtíp và lý thuyết cấu trúc trong việc nghiên cứu thi pháp cốt truyện. Từ đó ơng đề xuất cách phân tích chỉnh thể tổng hợp đối với cốt truyện nghệ thuật. Trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện, Nguyễn Thái Hòa cũng bàn khá kỹ

về cốt truyện. Theo ông, “cốt truyện được xây dựng bằng những tình tiết. Những tình tiết này có tính bền vững, nếu thay đổi tình tiết hoặc lược bỏ đi thì khơng cịn truyện đó nữa” [20, 15]. Thơng qua việc phân tích truyện Cây khế, ơng cịn chỉ ra “cốt truyện dân gian rất chú trọng đến tình tiết phát triển thành sự kiện” [20, 16] và “những truyện đơn giản như truyện kể dân gian thì cốt truyện và tình tiết giao nhau một cách đơn giản” [20, 17]. Cốt truyện là khái niệm vừa có tính hình thức, vừa có tính nội dung.

Là một thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian, cốt truyện trong cổ tích có những đặc điểm nổi bật, dễ nhận thấy.

Xét về hình thức bên ngồi của cốt truyện mà ta thường gọi là bố cục thì mỗi truyện cổ tích đều có ba phần rõ ràng: mở đầu, thân truyện và kết thúc. Trong phần mở đầu, tác giả dân gian giới thiệu ngắn gọn về thời gian, không gian của câu chuyện cùng với sự xuất hiện của nhân vật chính. Trong phần thân truyện, tác giả kể về những biến cố, sự kiện gắn với những nhân vật chính. Phần kết thúc kể về kết cục của nhân vật chính. Truyện cổ tích thường kết thúc theo hai xu hướng: có hậu và khơng có hậu. Trong đó kết thúc có hậu là xu hướng chính trong truyện cổ tích thần kỳ.

Xét về cấu trúc bên trong thì các chi tiết, sự kiện, hành động của nhân vật diễn ra trong truyện bao giờ cũng theo trình tự tuyến tính , theo trật tự thời gian xi chiều, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, khơng có trình tự ngược lại như trong truyện ngắn của văn học viết hiện đại. Đặc biệt, sự xuất hiện của chi tiết trước thường có tác dụng báo hiệu cho sự cuất hiện của chi tiết sau tạo thành sự “cộng hưởng”, “hô ứng” vừa chặt chẽ, vừa thú vị và thể hiện ý đồ nghệ thuật của người sáng tạo. Kiểu kết cấu này diễn ra phổ biến trong các truyện cổ tích và sẽ được chúng tơi phân tích, chứng minh qua một số truyện cụ thể như: Thạch Sanh, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau,… ở phần vận dụng trong chương hai của luận văn.

Trong thể loại truyện cổ tích, cốt truyện đóng vai trị rất quan trọng và tạo nên tính đặc trưng về hình thức cho thể loại này. Trong quan hệ với các nhân vật trong truyện, cốt truyện ở cổ tích đóng vai trò chi phối, bắt các nhân vật phải hoạt động trong cái khung định sẵn, hay nói như Nguyễn Xuân Đức: “cốt truyện đè lên nhân vật”. Điều này làm cho cốt truyện cổ tích khác với cốt truyện của truyện ngắn trong phần văn học viết hiện đại. Chẳng hạn, trong truyện Tấm Cám, khi cơ Tấm chết thì truyện này vẫn chưa hết mà chỉ mới

được một nửa bởi vì ý đồ nghệ thuật của tác giả dân gian chưa thực hiện xong (cô Tấm phải chiến thắng mẹ con Cám theo quan niệm thiện thắng ác). Do đó, để thực hiện ý đồ cốt truyện, tác giả đã để cho cơ Tấm biến hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị rồi cuối cùng trở lại làm người xinh đẹp hơn xưa. Còn trong truyện ngắn hiện đại của văn học việc, thông thường nhân vật chính chết là hết. Truyện Chí Phèo của Nam Cao là một

bằng chứng. Sự giống nhau giữa các truyện cổ tích trên thế giới mà các nhà nghiên cứu thường gọi là kiểu truyện trước hết được thể hiện ở phương diện cốt truyện. Kiểu truyện Tấm Cám của nước ta so với kiểu truyện của nhiều nước trên thế giới đã góp phần làm sáng tỏ vai trò của cốt truyện trong thể loại truyện cổ tích, tạo ra tính đại đồng về hình thức cho thể loại đó.

Do cốt truyện trong thể loại truyện cổ tích có những đặc điểm chung và đóng vai trị quan trọng như vậy, cho nên một trong những yêu cầu bắt buộc

về phương pháp phân tích thể loại này là cách nắm bắt, khai thác cốt truyện trong từng truyện.

2.2.2. Thế giới nhân vật

Thế giới nhân vật trong thể loại truyện cổ tích cũng hết sức đa dạng, phức tạp: có các nhân vật là những con người với mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, có các nhân vật là những lực lượng thần kỳ như ông bụt, ông tiên, phù thủy, ma qi… Cịn có cả các nhân vật là các con vật như: con hổ, con trâu, con công, con quạ… Chúng kết tinh qua quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả dân gian. Nếu chỉ với riêng về các nhân vật là con người và lực lượng thần kỳ trong truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt thì nhân vật trong hai tiểu loại này có các đặc điểm chủ yếu sau đây:

Cũng như nhân vật trong loại hình tự sự dân gian (gồm cả thần thoại, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngơn…) nhân vật trong truyện cổ tích thuộc kiểu nhân vật chức năng: kiểu nhân vật này có đặc điểm: “Phẩm chất cố định không thay đổi từ đầu đến cuối, khơng có đời sống nội tâm, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống nội tâm, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống nhân vật đồng nhất với vai trị mà nó đóng trong tác phẩm” [18, 196]. Kiểu nhân vật này là một trong những cơ sở rất quan trọng về mặt lý thuyết giúp chúng ta nhận diện một cách chính xác các nhân vật trong truyện cổ tích, nhất là một số nhân vật đang có những cách hiểu khác nhau như cơ Tấm trong Tấm Cám, Chử Đồng Tử trong truyện cùng tên…

Là kiểu nhân vật chức năng, chỉ mới có hành động mà chưa có nội tâm, khơng có cá tính cho nên nhân vật trong cổ tích chỉ mới là những nhân cách đại diện cho các hạng người, loại người trong xã hội, chỉ mới có tính chung mà chưa có tính riêng đúng như ý kiến của Đinh Gia Khánh: “Nhân vật nặng về khái quát hóa mà nhẹ về cá thể hóa” [26, 168]. Đặc điểm này sẽ góp phần

quy định việc dùng khái niệm khi phân tích, nhìn nhận các nhân vật trong truyện cổ tích (sẽ được trình bày ở phần vận dụng dưới đây).

Các nhân vật trong truyện cổ tích có sự phân tuyến rất rạch rịi. Đó là tuyến thiện và tuyến ác. Trong thể loại này, khơng có con người hai mặt như trong văn học viết hiện đại. Người thiện thì thiện từ đầu đến cuối, ngược lại, kẻ ác thì cũng ác đến tận cùng, khơng hề có sự đổi tuyến hay lẫn tuyến. Nhân vật Thạch Sanh, mẹ con Lý thông, Sọ Dừa, hai anh em trong truyện Cây khế là những minh chứng cho đặc điểm đó. Ngay cả những nhân vật là lực lượng thần kỳ cũng có sự phân tuyến: có tuyến thiện, tuyến ác và tuyến trung gian. Ông bụt trong Tấm Cám thuộc tuyến thiện, trăn tinh, chim đại bàng trong Thạch Sanh thuộc tuyến ác; chim đại bàng trong Cây khế thuộc tuyến trung

gian… Nhân vật này giúp cả người em và người anh một cách vô tư để rồi dẫn tới kết cục có hậu: người em giàu có bởi thật thà, còn người anh rơi xuống biển chết bởi tham lam.

Các nhân vật trong truyện cổ tích đều có tính phiếm chỉ - phiếm chỉ về lai lịch, về họ tên. Tính chất này thể hiện ở cách miêu tả ngoại hình, giới thiệu q qn, và thường khơng có họ tên. Cịn một số nhân vật cũng có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa, Chử Đồng Tử, Từ Thức… thì có phải là nhân vật phiếm chỉ hay không. Điều này sẽ được lý giải ở phần vận dụng đặc điểm nhân vật của truyện cổ tích vào việc phân tích một số truyện cụ thể trong phần sau của chương hai.

2.2.3. Thời gian và Không gian nghê ̣ thuật

Thời gian nghệ thuật và khơng gian nghệ thuật là những hình thức phản ánh thực tại của truyện cổ tích. Chúng góp phần tạo nên thế giới riêng đậm chất “cổ tích”, khác với phương thức phản ánh thực tại của các thể loại khác như truyền thuyết, thần thoại, truyện cười…

Có thể hiểu một cách đơn giản về khái niệm thời gian nghệ thuật: thời gian vật lý ở ngoài hiện thực khách quan khi được chuyển vào tác phẩm văn học để góp phần phản ánh cuộc sống thì trở thành thời gian nghệ thuật. Đây là

thời gian mang tính chủ quan, mang tính quan niệm về cuộc đời, về con người sáng tác.

Khái niệm không gian nghệ thuật cũng có thể hiểu một cách đơn giản nhất: khơng gian địa lý ở ngồi hiện thực khách quan khi được chuyển vào tác phẩm văn học để góp phần phản ánh cuộc sống thì trở thành khơng gian nghệ thuật. Đây là khơng gian mang tính chủ quan, mang tính quan niệm của người sáng tác.

Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong văn học có mối tương quan chặt chẽ. Nhiều khi chúng xuyên thấm vào nhau. Đối với văn học dân gian, trong đó có truyện cổ tích thì giữa thời gian nghệ thuật và khơng gian nghệ thuật tồn tại như một cặp đơi. Giữa chúng ln có sự tương ứng hài hòa, thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả dân gian.

Thời gian nghệ thuật cũng như không gian nghệ thuật trong thể loại truyện cổ tích có những đặc điểm riêng, phổ biến dễ nhận ra. Về thời gian nghệ thuật trong các truyện cổ tích đều là quá khứ tuyệt đối, không xác định với công thức mở đầu mỗi truyện: “Ngày xửa, ngày xưa”. Thời gian trong truyện diễn biến theo chiều thuận của kim đồng hồ, theo trình tự các sự kiện diễn ra trong cốt truyện. Nó bao gồm hai loại: thời gian hiện thực và thời gian kỳ ảo. Thời gian thực tại là thời gian mà nhân vật sống và hoạt động, mang hơi thở của cuộc sống trần thế. Thời gian kỳ ảo là thời gian biến đổi không theo nhịp thông thường mà biến đổi rất kỳ lạ nhờ vào yếu tố kỳ diệu. Thời gian đó có thể trơi rất nhanh, diễn ra trong chớp mắt, cũng có thể trơi rất chậm, có khi như bị ngưng đọng làm cho con người trẻ mãi khơng già, có thể ngủ một giấc dài 100 năm.v.v…

Cịn khơng gian nghệ thuật trong cổ tích cũng là khơng gian phiếm định với ý thức giới thiệu ở phần mở đầu truyện: “ở một làng nọ”, “tại một vùng kia” hay “ở một vương quốc xa xơi nào đó…”.

Khơng gian nghệ thuật cổ tích cũng bao hàm hai loại: khơng gian thực và không gian ảo. Không gian thực thường gắn với những hình ảnh gần gũi của làng quê, của cánh đồng, dịng sơng, cả nơi diễn ra lễ hội, nơi mà các

nhân vật là con người sống và hoạt động trong đó. Cịn khơng gian ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, thường gắn với sự hoạt động của lực lượng thần kỳ kể cả con người khi đi tới đó. Khơng gian ấy hiện ra với cõi trời, cõi âm, với thế giới thủy cung, với những dịng sơng, con đường, cánh rừng kỳ lạ… Tất cả những nơi ấy hiện ra nhằm để thử thách con người, góp phần làm rõ nhân cách của từng nhân vật khi được hoạt động trong không gian đặc biệt này.

Do thời gian và khơng gian nghệ thuật trong truyện cổ tích có những đặc điểm nổi bật như vậy cho nên phương pháp phân tích thể loại này gắn với các truyện cụ thể không thể bỏ qua việc xem xét hai phạm trù cơ bản đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học truyện cổ tích lớp 10 trung học phổ thông (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)