Cách phân tích điểm nhìn trần thuật trong truyện cổ tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học truyện cổ tích lớp 10 trung học phổ thông (Trang 64 - 69)

2.3. Vận dụng tự sự học vào dạyvà học truyện cổ tích trong chương trình ngữ văn lớp

2.3.5. Cách phân tích điểm nhìn trần thuật trong truyện cổ tích

Trong thể loại truyện cổ tích, các truyện dù ở tiểu loại nào thì điểm nhìn trần thuật được nói tới trong đó đều là điểm nhìn trong quá khứ tuyệt đối, không xác định với công thức phổ biến “ngày xửa, ngày xưa”. Vấn đề đặt ra ở đây là khi phân tích phương diện điểm nhìn trần th ̣t trong truyện cổ tích cần hiểu được vì sao các truyện thuộc thể loại này thường có lối mở đầu như vậy?

Trước hết, công thức mở đầu có tính phổ biến này của truyện cổ tích là biểu hiện đầu tiên của một thể loại mà đặc trưng cơ bản của nó là hư cấu, là “nghệ thuật có chủ tâm”. Cái thuở “ngày xửa, ngày xưa” rất mơ hồ ấy chính là điểm nhìn trong khoảng thời gian bịa một cách có dụng ý của nghệ sĩ dân gian. Nếu xem xét kỹ nội dung của từng câu chuyện được kể trong truyện cổ tích thì mới thấy được cơng thức mở đầu về yếu tố thời gian trong mỗi truyện đã tạo ra cảm giác lạ cho người thưởng thức. Đó là những truyện như Thạch

Sanh, Tấm Cám, Sọ Dừa, Em bé thông minh… đều phản ánh hiện thực cuộc

sống trong xã hội đã có sự phân chia giai cấp cùng với những quan hệ có tính riêng tư trong gia đình và ngồi xã hội, mà chủ yếu là quan hệ gia đình. Hiện thực đó khơng chia cách thời chúng ta đang sống là bao, dường như còn luẩn quẩn đâu đây. Thế mà, tất cả đều bị đẩy vào quá khứ xa xăm, không rõ vào thời gian cụ thể nào. Để tạo ra một câu chuyện bịa (đặc trưng hư cấu của truyện cổ tích) thì điểm khởi đầu là cần có một thời gian khơng thực. Đây là tiền đề rất quan trọng để người kể chuyện cổ tích có thể tha hồ mà nói dối, cịn người nghe chuyện cũng phải hiểu truyện mà mình đang được nghe hồn tồn là câu chuyện bịa. Nhưng sự bịa đặt ở đây hồn tồn có dụng ý bởi vì nó cịn có tác dụng đưa người kể chuyện lẫn người nghe chuyện vào cái gọi là “trường cổ tích” (có người gọi là thế giới cổ tích). Vấn đề này đã được Nguyễn Xuân Đức phân tích, lý giải khá cặn kẽ trong bài có tiêu đề Vấn đề trường cổ tích ở cuốn Những vấn đề thi pháp văn học dân gian. Điểm nhìn thời gian với công thức ngày xửa, ngày xưa mở đầu các truyện cổ tích đã tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt cho thể loại này, cuốn hút người nghe khi đến với bao điều kỳ lạ. Trong cái “ngày xửa, ngày xưa” ấy sẽ có sự hiện diện của những lực lượng thần kỳ, sẽ có những con người được phân thành hai tuyến thiện - ác phân minh, sẽ có những việc gắn với những nghi lễ cổ xưa như việc làm của Tấm (dội nước sôi) mà ngày nay chúng ta cảm thấy thật lạ lùng, khó hiểu. Hành động của cô Tấm dù đã được ông Chu Xuân Diên lý giải một cách thuyết phục khi đưa nó vào cái thuở “ngày xửa, ngày xưa”.

Trong các cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của Trường Đại học Tổng hợp cũng như Đại học Sư phạm, các soạn giả đều cắt nghĩa công thức “ngày xửa, ngày xưa” là một trong những biểu hiện cụ thể đầu tiên về tính cổ xưa trong thể loại cổ tích. Bản thân khái niệm truyện cổ tích cũng đã hàm nghĩa là những truyện kể về những tính cố sự. Như vậy, tên gọi thể loại này có liên quan mật thiết với điểm nhìn thời gian nghệ thuật có tính phổ biến của nó. Đặc điểm thi pháp thời gian có tính đặc thù này của truyện cổ tích cịn giúp chúng ta giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình tiếp

nhận từng sự việc cụ thể trong mỗi truyện. Chẳng hạn, khi học truyện Thạch

Sanh, nếu có học sinh nào thắc mắc: vì sao mẹ con Lý Thơng sau khi chết lại

biến thành con bọ hung thì lời giải đáp ngắn gọn nhất có lẽ đó là truyện của “ngày xửa, ngày xưa”. Hành động của cô Tấm đối với mẹ con Cám trong phần kết thúc truyện cũng có lời giải đáp tương tự. Như vậy, cách lý giải yếu tố điểm nhìn có tính cơng thức, phổ biến trong truyện cổ tích phải dựa trên đặc trưng hư cấu của thể loại này và gắn với dụng ý của người sáng tạo là làm cho người nghe chuyện khơng tin đây là câu chuyện có thật.

Điểm nhìn t hời gian trong truyện cổ tích diễn ra theo chiều thuận của kim đồng hồ, theo trình tự trước sau, khơng có chiều đảo ngược. Cách kể đó giúp cho việc lĩnh hội nó được dễ dàng và dễ lưu truyền vì thể loại này được truyền miệng chủ yếu bằng văn xi.

Tính phiếm chỉ của điểm nhìn trong khơng gian nghệ thuật của cổ tích được lý giải bởi mối tương quan mật thiết với thời gian, với nhân vật trong truyện. Do thời gian nghệ thuật của thể loại này là quá khứ xa xăm, không xác định (cũng có tính phiếm chỉ) cho nên người ta cũng không biết rõ nơi chốn xảy ra câu chuyện mà chỉ biết một cách chung chung: tại một làng nọ, ở một vùng kia, trong khu rừng nọ… Cách giới thiệu về không gian như vậy để tạo tiền đề cho sự bịa đặt ở phần diễn biến của truyện, góp phần “mở rộng chân trời của sự nói dối đến tận cùng” (Nguyễn Xuân Đức). Mặt khác, muốn xây dựng được những nhân vật có tính phiếm chỉ đòi hỏi hai yếu tố cơ bản mà nhân vật sống và hoạt động trong đó là thời gian và khơng gian cũng phải có tính chất này. Rõ ràng, ngay ở phần mở đầu truyện cổ tích, việc giới thiệu thời gian, không gian và nhân vật đã có sự nhất qn, tất cả đều mang tính chung mà khơng có tính riêng. Ba yếu tố đó có thể ví như cái chân vạc vững chắc để cho cảm hứng sáng tạo bằng hư cấu vút lên tha hồ bay lượn.

Nếu như không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích có tính phiếm chỉ thì trường hợp truyện Thạch Sanh được tuyển chọn trong sách giáo khoa Ngữ

văn 6 hiện hành lại giới thiệu quê quán của nhân vật chính một cách cụ thể:

nay thuộc huyện Hoài An, tỉnh Cao Bằng” (tr.65) được giải thích thế nào? Trong truyện cổ tích nói chung và truyện Thạch Sanh nói riêng, thỉnh thoảng cũng có địa danh cụ thể được nói tới. Những địa danh này theo lý giải của Đinh Gia Khánh là kết quả “du lịch bằng mông trong không gian và qua thời gian” của truyện cổ tích tạo nên. Có thể xem nó như là dị bản. Tuy nhiên, với đặc điểm chung của truyện cổ tích nếu bỏ địa danh cụ thể đó mà thay vào một địa điểm chung thì chẳng can hại gì đến nội dung của truyện. Trong sự kết hợp cụm từ “ngày xửa, ngày xưa” trước đó thì địa danh cụ thể “quận Cao Bình” sẽ mờ đi và người ta cũng chẳng cần nhớ kỹ (khác với địa danh cụ thể trong thể loại truyền thuyết).

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Như vâ ̣y toàn bô ̣ chương số 2 của luận văn, người viết tâ ̣p trung đi sâu vào những phương pháp tiếp cận truyện cổ tích theo lý thuyết tự sự . Từ đó giúp các nhà sư phạm có cái nhìn đúng đắn hơn trong quá trình dạy và học truyê ̣n cổ tích , nhằm đưa mô ̣t tiết ho ̣c truyê ̣n cổ tích đa ̣t hi ệu quả cao . Giúp học sinh hình thành tư duy , phát triển về nhân cách , đă ̣c biê ̣t giúp ho ̣c sinh biết cách diễn đa ̣t làm chủ kiến thức của mình trước đám đông.

Đã từ rất lâu , truyê ̣n cổ tích trở thành mô ̣t món ăn tinh thần k hông thể thiếu của người dân Viê ̣t Nam . Nhưng gần đây do nhu cầu xã hô ̣i mà đa phần các bậc phụ huynh, học sinh, thâ ̣m chí cả các nhà giáo du ̣c đều xem nhe ̣ phân môn này trong quá trình da ̣y ngữ văn ở trường phổ thông . Làm mất đi vẻ đe ̣p vốn có của thế giới cổ tích, từ đó ta ̣o không khí nhàm chán cho ho ̣c sinh . Bên cạnh việc tiếp cận truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại thì học truyện cổ tích theo lý thút tự sự khơng những giúp ho ̣c sinh dễ nắm được cốt truyê ̣n hơn , nhớ chi tiết truyê ̣n lâu hơn , tạo hứng thú hơn và đặc biệt khơi gợi trí tưởng tượng bay bỏng và phong phú cảu ho ̣c sinh , giúp các em thêm yêu văn chương, không xem nhe ̣ vai trò của văn chương đối với đời sống.

Hơn nữa với cách tiếp câ ̣n này ho ̣c sinh sẽ dễ dàng nắm được diễn biến cũng như số phận cuộc đời của các nhân vật , hoàn cảnh tạo mâu thuẫn xung đô ̣t cơ bản. Văn ho ̣c dân gian nói chung và truyê ̣n cổ tích nói riêng có mô ̣t vai trị rất lớn , khơng chỉ đem la ̣i niềm ham mê , hứng thú cho ho ̣c sinh mà còn phát huy được cá tính sáng tạo của các em . Vì vậy một lần nữa người viết khẳng đi ̣nh viê ̣c vâ ̣n du ̣ng lý thuyết tự sự vào da ̣y truyê ̣n cổ tí ch ở lớp 10 là mô ̣t hướng đi tích cực, đa ̣t hiê ̣u quả cao trong quá trình ho ̣c tâ ̣p.

CHƢƠNG 3

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học truyện cổ tích lớp 10 trung học phổ thông (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)