2.1. Thực trạng của việc dạyvà học truyện cổ tích trong nhà trường hiện nay
2.1.2. Thực trạng của việc học tập Truyện cổ tích của học sinh
Một thực trạng hiện nay là học sinh ngày càng xa rời với môn văn, đặc biệt là với văn học dân gian và văn học trung đại. Phải chăng do hai bộ phận này khơng nằm trong chương trình thi đại học hay do xu hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa trên tồn cầu đã và đang in rất đậm dấu ấn của nó trong tâm lý và tính cách của học sinh. Tầm vóc văn hóa cũng như năng lực tư duy của học sinh càng ngày càng hiện đại, và chịu ảnh hưởng rất lớn của nền công nghiệp. Lối tư duy cũ của nền văn minh cây lúa nước, văn minh lũy tre làng phải nhường bước cho lối tư duy điện tử, điện tốn … (!?) .
Thế hệ học sinh có khoảng cách khá xa về nhiều mặt với cái thế giới của truyện cổ tích. Các em chưa hiểu được đặc trưng, vai trị của truyện cổ tích vì thế các em học truyện cổ tích với tâm thế của việc học văn học viết. Dẫn đến việc các em có nhiều suy diễn khơng hợp lý về tác phẩm văn học dân gian. Nhiều em có thái độ xem nhẹ bộ phận văn học dân gian, học theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa.
Mặt khác do chưa có nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trị của văn học dân gian ở cả hai phía người dạy và người học, nhiều giáo viên chưa chú ý đến phương pháp giảng dạy đặc thù của văn học dân gian dẫn đến việc học tập văn học dân gian chưa được như mong muốn.
Từ thực trạng trên chúng tôi xin đưa ra mấy vấn đề sau để góp phần nào đó vào việc học tập và giảng dạy văn học dân gian