Đặc điểm về quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su quảng trị (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CƠNG TÁC KẾ TỐN TẬP HỢP

2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV Caosu Quảng Trị

2.1.4 Đặc điểm về quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh

Cây cao su là cây cơng nghiệp dài ngày, có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng. Sau thời gian thiết kế cơ bản (khoảng 7 năm) vườn cây cao su được coi là TSCĐ và sau đó được đưa vào khai thác cạo mủ. Quá trình cho mủ của cây cao su theo dạng hình Sin trong vịng 20 đến 30 năm, sản phẩm cao su khai thác theo mùa vụ từ khoảng

tháng 4 năm này đến tháng 2 năm sau (khoảng thời gian còn lại từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa cao su rụng lá, giai đoạn này ngừng khai thác, làm cỏ bón phân để chuẩn bị cho mùa cạo mới khi vườn cây đã ra lá ổn định).

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất cây cao su

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình cơng nghệ chế biến mủ cốm từ mủ nước

Sơ đồ 2.4:Sơ đồ quy trình cơng nghệ chế biến mủ cốm từ mủ đơng

Nội dung cơ bản của quy trình cơng nghệ chế biến sản phẩm:

 Giai đoạn 1: Quy trình sản xuất cây cao su: Tính từ giai đoạn trồng mới cây cao su đến lúc khai thác mủ cao su phải mất đến 7 năm chăm sóc: làm cỏ, bón phân, phịng trừ sâu bệnh...giai đoạn này gọi là giai đoạn kiến thiết cơ bản. Sau giai đoạn này, cây cao su sẽ được đưa vào khai thác. Mủ cao su khai thác được từ vườn cây sẽ được đưa về xí nghiệp chế biến để tiến hành quá trình sơ chế mủ.

 Giai đoạn 2: Quy trình chế biến mủ cốm từ mủ nước:

- Mủ nước: là mủ nguyên chất được khai thác từ vườn cây vận chuyển về xí

nghiệp để chế biến. Mủ nước sau khi khai thác ở vườn cây, đưa càng nhanh về xí nghiệp càng tốt. Mủ nước khơng để qua ngày vì lúc đó mủ sẽ bị đơng lại do sự tác

Trồng mới cây cao su

Chăm sóc vườn cây, làm cỏ, bón phân, phịng trừ sâu bệnh bảo vệ

vườn cây

Khai thác vườn cây

Sơ chế mủ

Mủ tạp Tiếp nhận phân loại Pha trộn Cán rửa

Cán mỏng tạo hạt Sấy Cân, ép kiện, vô bao Nhập kho Mủ nước Tiếp nhận phân loại Lọc tạp chất

Sấy Phân loại sản phẩm Cân, ép kiện, vô bao Nhập kho Pha trộn Đánh đông Cán mỏng Tạo hạt

động của môi trường tự nhiên làm chất lượng mủ giảm xuống. Yêu cầu về mủ như sau: Không lẫn các tạp chất dễ nhìn thấy; màu sắc trắng sữa; trạng thái lỏng tự nhiên; hàm lượng cao su khô (DRC) >= 25%; hàm lượng NH3/trọng lượng mủ từ 0.01%- 0.03%; thời gian tiếp nhận kể từ khi cạo không quá 24 giờ.

- Tiếp nhận, phân loại: Mủ nước sau khi đưa về xí nghiệp sẽ qua cơng đoạn tiếp

nhận và phân loại. Căn cứ vào tình trạng và chất lượng của mủ nước, người ta chia thành 2 loại:

+ Loại 1: Khơng lẫn tạp chất nhìn thấy được, màu trắng sữa, lỏng tự nhiên, DRC đạt tiêu chuẩn.

+ Loại 2: Có lẫn tạp chất nhìn thấy được, màu trắng sữa, có chấm đông li ti kết tủa vẫn đục. Tiếp theo là công đoạn lọc tạp chất.

- Lọc tạp chất: Tất cả mủ loại 1 và 2 phải được lọc qua rây để tìm tạp chất, tuỳ

theo loại mủ mà rây có độ dày khác nhau.

- Pha trộn: mủ nước sau khi lọc tạp chất xong được xả vào hồ và pha loãng bằng

nước sạch sao cho DRC đạt khoảng 24 – 26%.

- Đánh đông: mủ nước từ hồ chứa sẽ được cho qua các mương để tiến hành công

đoạn đánh đông. Công đoạn đánh đông được thực hiện trong mương bằng phương pháp tạo dịng rối giữa axít và dịng mủ nước với tỷ lệ khoảng từ 1/16 đến 1/10. Khi đó mủ, dung dịch axít và nước phun hạ bọt được trộn đều trong mương.

- Cán mỏng: sau công đoạn đánh đông, khối mủ đông trong các mương được

lấy ra chuyển đến công đoạn các mỏng. Ở công đoạn này, khối mủ đông được đưa qua máy cán kéo để ép bớt Serum và giảm độ dày từ 25- 30 cm xuống còn 5- 7cm. Sau đó tiếp tục qua các máy cán 1,2,3 để vừa cán mỏng vừa rửa bớt Serum và tạp chất trên bề mặt tấm mủ (tấm mủ sau khi cán mỏng được gọi là tờ mủ). Tờ mủ sau khi cán phải đồng đều, không lẫn các đốm đen, sau đó tờ mủ sẽ được đưa vào máy cán cắt, cắt từ 4- 6mm.

- Tạo hạt: tờ mủ sau khi đưa vào máy cán cắt từ 4- 6mm theo băng tải vào máy cán cắt, máy cán cắt tờ mủ thành các hạt cốm có kích thước khoảng 5mm×5mm và rơi vào hồ băng cốm. Sau đó bơm hút sẽ hút các hạt cốm từ hồ băng đưa lên sàng rung và phân phối các hạt cốm vào các hộc sấy.

- Sấy: cốm cao su sau khi xếp đầy các hộc sấy sẽ được đưa vào lò sấy với nhiệt

độ sấy từ 1050C- 1200C, làm các hạt cốm khơ chín đồng đều, khơng bị chảy nhảo. - Phân loại sản phẩm: Hộc mủ cốm sau khi sấy xong để nguội sẽ được chuyển đến bàn phân loại để kiểm tra chất lượng trước khi ép kiện, đóng gói.

- Cân, ép kiện, đóng gói: mủ sản phẩm sau khi phân loại được cân với khối lượng đồng đều. Sau khi cân, mủ được xếp đều và được đóng thành gói chuẩn bị nhập kho sản phẩm.

- Nhập kho: sản phẩm phải được bộ phận KCS kiểm tra, nghiệm thu lần cuối

trước khi đưa vào nhập kho.

 Giai đoạn 3: Quy trình chế biến mủ cốm từ mủ đông:

- Mủ tạp: là loại mủ bị đông tại vườn cây hoặc mủ động lại của ngày hôm trước. Mủ

có chứa nhiều tạp chất và được phân thành các loại: mủ chén, mủ dây và mủ nước bị đông tại vườn cây. Mủ tạp sau khi đưa về xí nghiệp được tiếp nhận phân loại. Căn cứ vào tình trạng và chất lượng mủ để tiến hành phân loại trước khi qua công đoạn pha trộn.

- Pha trộn: mủ tạp sau khi phân loại sẽ được kiểm tra để loại bỏ các tạp chất nhìn

thấy được. Sau đó pha trộn và lưu trữ nguyên liệu, để ổn định khoảng 7 ngày trước khi sơ chế.

- Cán rửa: Đưa nguyên liệu đã được trộn đều vào máy cán xé, cán rửa để làm sạch

các tạp chất. Lượng nước đưa vào rửa phải đủ để có thể rửa sạch loại bỏ các tạp chất. Các cơng đoạn cịn lại: cán mỏng tạo hạt; sấy; cân, ép kiện vô bao; nhập kho được tiến hành như quy trình chế biến mủ cốm từ mủ nước…

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su quảng trị (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w