Biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản của đương sự được quy định tại Điều 68 Luật thi hành án dân sự và được hướng dẫn chi tiết thi hành tại Điều 9 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP. Biện pháp này hoàn toàn mới, được quy định tại Luật thi hành án dân sự. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự, nhằm tạo điều kiện một cách tốt nhất để Chấp hành viên thự c hiện nhiệm vụ của mình. Theo quy định tại khoản 1 điều 68 Luật thi hành án dân sự thì Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ để tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng.
1.3.2.1. Đối tượng, quyền yêu cầu, quyền áp dụng và thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ
Trước hết cần hiểu thế nào là tài sản, Theo Điều 163 Bộ luật Dân sự quy định “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Điều 68 của Luật thi hành án dân sự quy định về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng. Tài sản, giấy tờ của đương sự bị Chấp hành viên ra quyết định tạm giữ có thể bao gồm 03 loại sau đây:
• Loại tài sản, giấy tờ thứ nhất: là những tài sản, giấy tờ được xác định một cách rõ ràng, cụ thể trong bản án, quyết định là đối tượng của nghĩa vụ thi hành án, liên quan đến việc thi hành án (ví dụ như nghĩa vụ trả lại tài sản, giấy tờ đó cho người được thi hành án).
• Loại tài sản, giấy tờ thứ hai: là các tài sản, giấy tờ đã được bản án, quyết định được thi hành tuyên kê biên để đảm bảo thi hành án.
• Loại tài sản, giấy tờ thứ ba: là các tài sản, giấy tờ đó có thể là các tài sản, giấy tờ khơng được tuyên, không được xác định trong bản án, quyết định được thi hành nhưng có thể kê biên, xử lý để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án. - Về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ Điều 66 và Điều 68 Luật thi hành án dân sự quy định Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ theo yêu cầu bằng văn bản của người được thi hành án. Ngồi ra, Chấp hành viên có trách nhiệm tự mình áp dụng biện pháp này khi có căn cứ.
- Về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ:
Thứ nhất, phát hiện người phải thi hành án đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ mà tài sản, giấy tờ đó có thể dùng để đảm bảo thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, đương sự có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án hoặc có dấu hiệu thực hiện hành vi đó.
1.3.2.2. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản
Việc Chấp hành viên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự được thực hiện theo các bước sau đây:
Thứ nhất, xác định tài sản, giấy tờ của đương sự được tạm giữ. Đối
tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự không chỉ là người phải thi hành án mà cả người được thi hành án nếu họ đang quản lý, sử dụng những tài sản, giấy tờ phục vụ cho quá trình thi hành án. Các tài sản, giấy tờ bị tạm giữ là các tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án như: giấy đăng ký xe mô tô, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…hoặc các
tài sản có thể xử lý được để thi hành án. Khi áp dụng biện pháp này chấp hành viên cần lưu ý:
Tạm giữ tài sản của đương sự có giá trị tương ứng với nghĩa vụ thi hành án theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 58/20009 NĐ- CP“ Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết” để quyết định tạm giữ các tài sản để thi hành án. Chẳng hạn, người phải thi hành án có nghĩa vụ phải thi hành án 20 triệu đồng, xác minh tài sản của người phải thi hành án phát hiện có nhiều tài sản để thi hành như một ô tô trị giá khoảng 300 triệu, một xe máy trị giá khoảng 25 triệu đồng…Chấp hành viên đã quyết định tạm giữ ô tô của người phải thi hành án là không đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, Chấp hành viên nên tạm giữ chiếc xe máy của người phải thi hành án là tương ứng với nghĩa vụ phải thi hành án.
Các tài sản tạm giữ đang do đương sự quản lý, sử dụng và không nên áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản đối với các tài sản không được kê biên theo quy định điều 87 Luật thi hành án dân sự hoặc các tài sản là bất động sản. Do ưu tiên mục đích ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài ản, trốn tránh việc thi hành án mà Luật thi hành án dân sự không quy định bắt buộc phải xác minh tài sản, giấy tờ bị tạm giữ thuộc quyền sở hữu của đương sự trước khi áp dụng biện pháp này. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ thi hành án, Chấp hành viên có thể áp dụng ngay biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự. Trường hợp tài sản, giấy tờ không thuộc quyền sở hữu của đương sự thì Chấp hành viên trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ đó. Việc trả lại tài sản, giấy tờ đó phải lập thành biên bản.
Thứ hai, lập biên bản và tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự. Theo
quy định tại khoản 2 điều 68 Luật thi hành án dân sự thì việc tạm giữ tài sản, giấy tờ phải lập biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ có chữ ký của Chấp hành viên và đương sự. Trường hợp đương sự khơng ký thì phải có người làm chứng, người làm chứng có thể là hàng xóm, đại diện tổ dân phố, đại
diện chính quyền địa phương…đã chứng kiến việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ được giao cho đương sự.
Để thực hiện điều luật này, Điều 9 Nghị định số 58/2009 NĐ- CP đã cụ thể hóa như sau: Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải ghi rõ họ tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ, loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ, số lượng; khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ. Nếu tài sản là tiền mặt thì phải ghi rõ số tờ, mệnh giá tiền các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì phải ghi rõ tiền của nước nào và trong trường hợp cần thiết cần phải ghi số sêri trên tiền. Tài sản tạm giữ là kim khí quý, đá quý phải niêm phong trước mặt người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc nhân thân của họ. Trường hợp người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc nhân thân của họ khơng đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt người làm chứng. Trên niêm phong phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản đã niêm phong, có chữ ký của Chấp hành viên, người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc nhân thân của họ hoặc người làm chứng. Việc niêm phong phải ghi vào biên bản tạm giữ.
Sau đó, Chấp hành viên thực hiện việc giao bảo quản tài sản, giấy tờ tạm giữ theo quy định tại Điều 58 Luật thi hành án dân sự. Thực tế thi hành án xuất hiện hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất phải ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ thì mới tiến hành tạm giữ tài sản, giấy tờ. Quan điểm thứ hai, Điều 68 Luật thi hành án dân sự không quy định việc ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự như hai biện pháp phong tỏa tài khoản và tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng thay đổi hiện trạng tài sản mà chỉ quy định Chấp hành viên lập biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự nên khi thực hiện tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự không cần thiết phải ra quyết định. Theo ý kiến chủ quan, tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai vì Luật THADS đã quy định, mặt khác việc ra quyết định sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự. Chẳng hạn, khi đến nhà người phải thi hành án, Chấp hành viên phát hiện
có một xe máy đang để trong nhà, Chấp hành viên có quyền tạm giữ chiếc xe máy này bằng cách lập biên bản tạm giữ chiếc xe máy và giao bảo quản theo quy định tại Điều 58 Luật thi hành án dân sự. Việc làm này phù hợp với quy định điều 68 Luật thi hành án dân sự. Nếu theo quan điểm thứ nhất cứ phải ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ rồi mới tiến hành việc lập biên bản tạm giữ thì trong trường hợp trên Chấp hành viên khơng thực hiện được việc tạm giữ chiếc xe máy để trong nhà người phải thi hành án. Và như vậy, Điều 67 Luật thi hành án dân sự nói chung và biện pháp bảo đảm nói riêng khơng mang lại hiệu quả như sự mong đợi của Chấp hành viên.
Thứ ba,Xử lý tài sản, giấy tờ tạm giữ của đương sự. Thời hạn tạm giữ
tài sản, giấy tờ của đương sự là 15 ngày. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự Chấp hành viên ra một trong các quyết định sau đây:
• Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu xác định được tài sản, giấy tờ tạm giữ thộc sỡ hữu của người phải thi hành án mà người phải thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành các nghĩa vụ theo bản án, quyết định.
• Trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự trong trường hợp đương sự chứng minh tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sỡ hữu của người phải thi hành án. Việc trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ phải lập biên bản, có chữ ký của các bên.
Như vậy, có thể hiểu, Chấp hành viên tạm giữ tài sản, giấy tờ do người phải thi hành án đang sử dụng, quản lý ngay cả trong trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu của tài sản, giấy tờ. Trong thời gian 15, kể từ ngày tạm giữ tài sản, nếu chưa xác minh về chủ sở hữu của tài sản, giấy tờ tạm giữ thì Chấp hành viên phải tiến hành xác minh về chủ sở hữu của tài sản, giấy tờ đó để xử lý theo quy định tại khoản 3 điều 68 Luật thi hành án dân sự. Rõ ràng, Luật thi hành án dân sự đã kịp thời bổ sung quyền hạn cho các chấp hành viên trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ để đảm bảo thi hành án mà từ trước tới nay pháp luật chưa quy định.