Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - thực tiễn tại quảng bình (Trang 63 - 67)

KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Một là, khi chưa có văn bản quy định cụ thể, chi tiết hơn về thời hạn

áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự tác giả xin đề xuất phương án như sau: khi đã hết thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo luật định, chấp hành viên có thể ra một cơng văn duy trì hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án cho đến khi có đủ căn cứ xử lý tài sản. Như vậy chấp hành viên có thể linh động về thợi hạn áp dụng để có những tác nghiệp phù hợp trong q trình tổ chức thi hành án dân sự.

Hai là, Cần phải có một khoản tiền đặt trước khi nộp đơn yêu cầu áp

dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đồng thời quy định rõ về hình thức bồi thường và mức bồi thường cụ thể. Đây chính là cơng cụ đắc lực và là cơ chế đảm bảo cụ thể để chấp hành viên mạnh dạn áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự mà không phải lo lắng về trách nhiệm bồi thường đồng thời sẽ nâng cao trách nhiệm và vai trò của người được thi hành án trong việc phối hợp với cơ quan Thi hành án dân sự giải quyết vụ việc.

Ba là, cần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề

nghiệp của Chấp hành viên thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và kiểm tra hoạt động tổ chức thi hành án của họ. Đồng thời có chế độ, chính sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao để họ yên tâm công tác, không bị sự cám dỗ của vật chất làm suy thoái đạo đức nghề nghiệp, làm sai lệch kết quả tác nghiệp trong khi tổ chức thi hành án.

Bốn là, cần quán triệt những nội dung cơ bản của luật THADS và các

văn bản hướng dẫn có liên quan để các chấp hành viên, cán bộ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của ngành. Mặt khác, cần tổng kết, đánh giá công tác thi hành án các vụ việc theo từng tháng, từng quý trong năm để rút kinh nghiệm, đề ra phương pháp để thực hiện xuất sắc hơn nữa nhiệm vụ của ngành.

Năm là, tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, hướng dẫn

địa phương xây dựng chương trình cơng tác, tổ chức học tập, kiểm tra, rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng kiến nghị.Thường xuyên tổ chức các buổi, xây dựng phong trào thi đua lập nhiều thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như ngày thành lập ngành, thực hiện lời dạy của Bác Hồ đới với kiểm sát viên để làm động lực thực hiện tốt, xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Sáu là, Cần thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp

luật về thi hành án dân sự nói chung và về trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nói riêng. Đặc biệt là đối với các tổ chức tín dụng và các cơ quan, tổ chức có liên quan để họ nhận thức rõ Chấp hành viên là người có thẩm quyền yêu cầu Tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ cung cấp thơng tin về tài khoản của khách hàng và nghĩa vụ thực hiện quyết định phong tỏa tài khoản, quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án để thi hành án.

KẾT LUẬN

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 đã qui định khá chặt chẽ và đầy đủ về biện pháp bảo đảm thi hành án, góp phần đảm bảo cho các bản án, quyết định được thực thi một cách nghiêm chỉnh và triệt để, làm giảm lượng án tồn đọng do các đương sự khơng có điều kiện thi hành, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, tổ chức chính trị -xã hội và của mọi công dân. Với ý nghĩa là biện pháp pháp lý được Chấp hành viên áp dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc thi hành án, làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án. Việc pháp luật quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự xuất phát từ việc áp dụng kết hợp giữa biện pháp tự nguyện thi hành án dân sự và cưỡng chế thi hành án dân sự; từ yêu cầu của việc đa dạng hóa các biện pháp tổ chức thi hành án dân sự; sự khác nhau giữa biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự và từ thực tiễn thi hành án dân sự đòi hỏi khi chưa thực hiện ngay được biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thì cần có cơ chế ngăn chặn việc tẩu tán, định đoạt tài sản của người phải thi hành án để thơng qua đó có thể bảo tồn điều kiện thi hành án của đương sự.

Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng linh hoạt, tại nhiều thời điểm, nhiều địa điểm khác nhau trong quá trình thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh việc thi hành án. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chưa làm thay đổi, chuyển dịch

về quyền sở hữu, sử dụng tài sản của chủ sở hữu, chủ sử dụng. Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có thể được Chấp hành viên tự mình ra quyết định áp dụng hoặc theo yêu cầu của đương sự và người yêu cầu phải chịu trách nhiệm về việc áp dụng. Khiếu nại đối với quyếtđịnh áp dụng biện pháp bảo thi hành án dân sự được giải quyết một lần và có hiệu lực thi hành. Với những ưu điểm vượt trội như vậy, các biện pháp bảo đảm ngày càng thể hiện được vai trị của mình trong thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Bình nói riêng và trên cả nước nói chung.

Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã cho thấy nhiều hạn chế trong cả quy định của pháp luật và việc thực hiện. Thiết nghĩ việc nghiên cứu sâu sắc,nghiêm túc về các biện pháp bảo đảm để khắc phục, hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật là điều rất cần thiết.

Một phần của tài liệu các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - thực tiễn tại quảng bình (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w