Thực tiễn thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản

Một phần của tài liệu các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - thực tiễn tại quảng bình (Trang 38 - 45)

KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

2.1.1. Thực tiễn thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản

Luật THADS năm 2008 đến nay đã hơn 4 năm đi vào thực tiễn, đã bổ sung kịp thời quyền hạn cho các chấp hành viên trong công tác thi hành án, góp phần hồn thiện pháp luật và tạo hành lang pháp lý vững chắc giúp các chấp hành viên thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ Nhà nước giao. Thực tiễn cho thấy Chấp hành viên vẫn luôn lựa chọn áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án khi thấy người phải thi hành án có dấu hiệu, hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ. Sở dĩ Chấp hành viên luôn lựa chọn áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án là bởi vì trình tự, thủ tục áp dụng đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi và đưa đến kết quả tốt nhất so với các biện pháp khác.

Theo thống kê thì Chi cục thi hành ándân sự thành phố Đồng Hới là chi cục có số lượng các vụ việc áp dụng biện pháp phong tỏa nhiều nhất trong số các chi cục trên tồn tỉnh Quảng Bình. Đồng Hới là thành phố trung tâm, có số dân tương đối nhiều hơn so với các địa phương khác.Từ khi Luật THADS 2008 có hiệu lực đến nay, hầu hết Đồng Hới là địa phương có số quyết định phong tỏa tài khoản để thi hành án nhiều nhất, cụ thể ( Bảng 2.1): năm 2010 ra 12 quyết định , năm 2011 ra10 quyết định, năm 2012 ra 15 quyết định, năm 2013 ra 17 quyết định. Sở dĩ Đồng Hới là địa phương có số quyết định phong tỏa tài khoản nhiều vậy do đây là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tồn tỉnh. Mỗi năm, số lượng vụ tranh chấp, án thụ lý cũng nhiều hơn hẳn. Nhiều vụ việc có tình tiết phức tạp, đương sự cũng theo đó mà “ngoan cố”, nhiều trường hợp khi phát hiện người phải thi hành án có dấu hiệu, hành vi tẩu tán tài sản, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình nên chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, đảm bảo điều kiện thi hành án,đem lại hiệu quả cao cho công tác thi hành ándân sự của chi cục. Xếp thứ hai về địa phương ra quyết định phong tỏa tài khoản là Chi cục thi hành ándân sự huyện Quảng Trạch. Năm 2010 ra 11 quyết định, năm 2011 ra10 quyết định, năm 2012 ra 07 quyết định, năm 2013 ra 13 quyết định. Đây cũng là nơi phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội. Tình hình tranh chấp dân sự khá phức tạp, dẫn đến nhiều vụ việc chấp hành viên cần ra quyết định phong tỏa tài khoản do người phải hành án khơng tự nguyện thi hành.

Nhìn chung, việc tổ chức thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành án đã được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, khơng có sai sót, khiếu nại gì. Hầu hết các vụ việc sau khi được các chấp hành viên ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm phong tỏa tài khoản thì người phải thi hành án đều tự nguyện thi hành án. Riêng trong năm 2012, theo chi cục thi hành án dân sự Quảng Ninh có 02 vụ việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản người phải thi hành án vẫn không chịu tự nguyện thi hành nên Chấp hành viên ra

quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án; và một vụ việc chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế khấu trừ thu nhập tiền lương hưu của người phải thi hành án nhưng Cơ quan Bảo hiểm xã hội Huyện Quảng Ninh không phối hợp thực hiện. Theo báo cáo của Chi cục thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới, trong năm 2013 đã ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm 17 vụ việc (bảng 2.1), trong đó 15 vụ người phải thi hành án tự nguyện thi hành án trong thời gian luật định, 02 vụ chấp hành viên phải ra quyết định cưỡng chế, 01 vụ trong số 02 vụ ra quyết định cưỡng chế nêu trên vẫn chưa thực hiện được. Điển hình như vụ: Trần Thị Ngọc Lan, địa chỉ 22 mẹ Suốt, Hải Đình, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. Quyết định thi hành án số: 160/THA ngày 29.3.2013, án số 01/TCDS – PT ngày 14.01.2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình buộc bà Trần Thị Ngọc Lan phải trả nợ cho ơng Đặng Gia Bình số tiền 400.000.000 đồng. Q trình tổ chức thi hành án, bà Lan khơng tự nguyện thi hành án. Ngày 14.6.2013, Chi cục thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm số 06/ QĐ và tiến hành phong tỏa tài khoản số 0311000634857 của bà Lan tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Bình. Sau khi tiến hành phong tỏa tài khoản, bà Lan đã tự nguyện nộp số tiền 400.000.000 để thi hành án. Hiện nay, bản án đã tổ chức thi hành xong.

Như vậy, biện pháp này xét trên khía cạnh lý thuyết thì rất ưu điểm vì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án phải tự nguyện thi hành và để phòng ngừa người phải thi hành án tẩu tán, biện pháp này cho phép chấp hành viên phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án để đảm bảo việc thi hành án. Thứ nhất, khi xác minh được số dư trong tài khoản thì chấp hành viên có thể ra ngay quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản mà không cần xem xét việc thi hành án ở giai đoạn nào, có hết thời gian tự nguyện hay chưa. Mặt khác, đối với quyết định phong tỏa tài khoản này, chấp hành viên chỉ cần

giao cho ngân hàng, tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước để thực hiện việc phong tỏa mà không cần phải thông báo trước cho người phải thi hành án theo khoản 1 điều 66 Luật THADS năm 2008, tránh được tình trạng người phải thi hành án tẩu tán tiền trong tài khoản. Thứ hai, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong tỏa, chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế sau khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản này rất thuận tiện vì đã có sẵn tiền trong tài khoản nên việc cưỡng chế sẽ nhanh gọn về thủ tục và đạt hiệu quả cao. Thứ ba, khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án chấp hành viên đã đánh vào đòn tâm lý của người phải thi hành án là ngại dư luận không tốt, sợ mất danh dự, uy tín của bản thân và gia đình nên họ sẽ lựa chọn phương thức tự nguyện thi hành án là tốt nhất. Bốn là, khoản 2 điều 66 Luật THADS quy định: “Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường” đề cao trách nhiệm của người yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản trước pháp luật, theo hướng nếu yêu cầu của họ không đúng dẫn đến thiệt hại cho quyền lợi của người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản bên cạnh những thuận lợi kể trên, cịn có một số khó khăn, tồn tại cần được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn để việc thực hiện trên thực tế được thống nhất.

Thứ nhất, Quy định về phong tỏa tài khoản có nhiều cách hiểu dẫn

đến mỗi nơi áp dụng một kiểu khác nhau, cụ thể:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, phong tỏa tài khoản là phong tỏa toàn bộ tài khoản (cả chiều vào và chiều ra). Tuy nhiên, quan điểm này khơng

thỏa đáng vì chỉ được áp dụng khi tài khoản có đủ tiền cần khấu trừ, bất hợp lý đối với tài khoản chưa có đủ tiền. Trường hợp có các dịng tiền chuyển vào là điều kiện thi hành án thì vơ tình loại bỏ khả năng thi hành án của người phải thi hành án.

Quan điểm thứ hai cho rằng, khi phong tỏa tài khoản chấp hành viên chỉ phong tỏa chiều ra, có như vậy lượng tiền vào tài khoản vẫn hoạt động bình thường mới đủ điều kiện để khấu trừ số lượng tiền để thi hành án. Chỉ khi việc khấu trừ tiền thi hành án đã đủ, đã xong mới chấm dứt phong tỏa, quan điểm này có tính khả thi hơn.

Quan điểm thứ ba thì phân vân vì nên hiểu thế nào với Khoản 3 điều 67 Luật Thi hành án dân sự về phong tỏa tài khoản, nếu cứ phong tỏa mà sau 5 ngày làm việc chấp hành viên chưa thu được tiền trong tài khoản thì có được chấm dứt phong tỏa tài khoản hay khơng.

Thứ hai, theo quy định tại Điều 67 Luật THADS năm 2008: “Việc

phong toả tài khoản được thực hiện trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án”. Xuất phát từ mục đích ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản, trốn tránh việc thi hành án, chấp hành viên ra quyết định phong tỏa tài khoản. Như vậy, biện pháp phong tỏa được áp dụng trong thời điểm hiện tại để ngăn chặn một hành vi có thể sẽ xảy ra trong tương lai. Vấn đề đặt ra là nếu hiểu hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thi hành án là điều kiện thì hành vi, dấu hiệu như thế nào được coi là hành vi dấu hiệu tẩu tán, hủy hoại, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Hiện nay chưa có một văn bản hướng dẫn nào quy định về các dấu hiệu, hành vi này, nên hầu hết các chấp hành viên nếu chủ động áp dụng hay là xuất phát từ yêu cầu của người được thi hành án thì cũng chỉ là ý chí chủ quan.

Thứ ba, quy định nghĩa vụ bồi thường khi yêu cầu áp dụng biện pháp

bảo đảm thi hành án dân sự không phát huy được tác dụng. Khoản 2, Điều 66 Luật thi hành án dân sự quy định: “Người yêu cầu chấp hành viên áp

dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường”.

Tuy nhiên, trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm khơng đúng thì phải bồi thường như thế nào, hình thức bồi thường ra sao vẫn chưa có một văn bản nào quy định về vấn đề này. Do đó, chấp hành viên trong nhiều trường hợp đã không dám áp dụng ngay các biện pháp phong tỏa tài khoản khi có u cầu mà chưa tiến hành xác minh chính xác. Như vậy những thuận lợi mà pháp luật dành cho chấp hành viên lại không thể sử dụng được kịp thời do nỗi lo thiệt hại xảy ra ai sẽ bồi thường và bồi thường như thế nào. Nhìn chung tất cả các đơn đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đều có cam kết sẽ bồi thường nhưng pháp luật chưa có một cơ chế nào đảm bảo cho việc bồi thường của họ sau này khi có thiệt hại xảy ra. Mặt khác, người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án lại khơng phải chịu chi phí cho việc tiến hành các thủ tục vì theo quy định của pháp luật chi phí này do người phải thi hành án chịu nên họ cứ “vô tư” yêu cầu mà không cần suy nghĩ.

Thứ tư, Điều 11 nghị định số 58/2009 NĐ-CP quy định: “ Quyết định

phong tỏa tài khoản phải xác định rõ số tiền bị phong tỏa’. Để ra quyết định phong tỏa tài khoản chính xác, khả thi cần phải tiến hành các hoạt động thu thập thông tin như: chủ tài khoản, số dư trong tài khoản đó. Chấp hành viên do thiếu thơng tin hoặc thơng tin khơng chính xác, đầy đủ và vội vàng ra quyết định phong tỏa tài khoản không đúng đối tượng hoặc phong tỏa cả những tài khoản khơng cịn số dư…là khơng đúng quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Mặt khác, trên thực tế, các ngân hàng, tổ chức tín dụng thường từ chối cung cấp số tài khoản, số dư tài khoản cho cơ quan thi hành án với những lý do rất tế nhị và rất khó để truy cứu trách nhiệm. Các tổ chức này thường viện dẫn các quy định tại Điều 17 và điều 104 Luật các

tổ chức tín dụng là các quy định về bảo mật thông tin khách hàng để từ chối cung cấp thông tin tài khoản, số dư tài khoản của người phải thi hành án theo yêu cầu của người được thi hành án. Có trường hợp trước khi các ngân hàng, tổ chức tín dụng vẫn cung cấp thông tin về số tài khoản, số dư tài khoản của người phải thi hành án nhưng trước đó lại liên hệ báo cho chủ tài khoản biết với mục đích giữ uy tín với khách hàng. Và càng khó khăn hơn cho người được thi hành án xác định và cung cấp cho cơ quan thi hành án dân sự số tài khoản, số dư tài khoản của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự làm căn cứ tổ chức thi hành.

Thứ năm, Trong trường hợp chấp hành viên xác định được số tài

khoản, số dư tài khoản của người phải thi hành án hoặc người được thi hành án cung cấp được cho cơ quan thi hành án dân sự số tài khoản, số dư tài khoản của người phải thi hành án thì trong khoảng thời gian tự nguyện thi hành án chấp hành viên vẫn có thể vận dụng các quy định của pháp luật để thực thi. Trong trường hợp này, chấp hành viên có thể vận dụng quy định tại Điều 11 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, theo đó chấp hành viên lập biên bản với đại diện kho bạc, ngân hàng, tổ chức tín dụng về việc thi hành án và yêu cầu kho bạc, ngân hàng, tổ chức tín dụng đó tạm giữ đủ số tiền phải thi hành án để đảm bảo việc thi hành án mà không nhất thiết phải ra quyết định phong tỏa – tốn thời gian, công sức và khơng kịp thời. Bởi vì, ra được quyết định phong tỏa, “tìm” được người đại diện hợp pháp của kho bạc, ngân hàng, tổ chức tín dụng để tống đạt quyết định là cả một vấn đề nan giải.

Thứ sáu, khó khăn về thời gian xử lý quyết định phong tỏa tài khoản.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 67 thì: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản, chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế …”. Vấn đề đặt ra là trong thời gian này đương sự - người phải thi hành án chưa hết quyền thỏa thuận thi hành án “Đương sự có quyền thoả thuận về việc thi hành án, nếu thoả thuận đó khơng vi phạm

điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thoả thuận được công nhận….”. Hơn thế nữa, đương sự chưa mất quyền/hết thời gian tự nguyện thi hành án theo quy định tại Điều 8 và Điều 45 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Như vậy, việc chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế là vi phạm nghiêm trọng đến quyền của người phải thi hành án. Bởi vì, quy định tại khoản 2 Điều 45 là cho phép chấp hành viên được áp dụng các biện pháp bảo đảm chứ không phải là biện pháp cưỡng chế. Thủ tục cưỡng chế vẫn phải tuân theo trình tự luật định.

Các nhà làm luật đã đưa ra những quy phạm pháp luật thiếu rõ ràng, và để an tồn nếu có áp dụng biện pháp này, chấp hành viên đều phải vượt rào – vi phạm thời hạn 05 ngày để đảm bảo đúng trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành án.

Một phần của tài liệu các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự - thực tiễn tại quảng bình (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w