KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
2.2.1. Kiến nghị chung về biện pháp bảo đảm thi hành ándân sự
Để giải quyết những bất cập trong quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chấp hành viên trong quá trình tác nghiệp và nâng cao kết quả thi hành án tác giả đưa ra một số kiến nghị sau.
Một là, về thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân
sự.Thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được quy định khá rõ trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008, tuy nhiên chính những quy định đó lại gây cản trở cho chấp hành viên trong quá trình tác nghiệp, chấp hành viên rất khó áp dụng trong những tình huống cụ thể. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này một cách triệt để, thiết nghĩ pháp luật thi hành án dân sự cần phải có văn bản hướng dẫn thi hành về áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, trong đó có những quy định mở, những trường hợp ngoại lệ đối với thời hạn áp dụng để tạo một hành lang pháp lý rõ ràng hơn nhằm tạo điều kiện cho chấp hành viên có cơ sở giải quyết án đúng luật đồng thời cũng để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Và không nên giới hạn thời gian áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự khi chưa thi hành xong.
Ví dụ: Theo quy định tại Khoản 3, điều 67 Luật Thi hành án dân sự thì: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản, chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 76 của Luật này. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp đơn vị quản lý tài khoản bị phong tỏa lấy lý do bảo vệ khách hàng không hợp tác với cơ quan Thi hành án dân sự hoặc tiền trong tài khoản chưa đủ để thi hành án thì gây rất nhiều khó khăn cho chấp hành viên trong q trình tác nghiệp, do đó khơng nên giới hạn thời gian mà chỉ nên quy định thơng thống là đến khi thi hành xong nghĩa vụ.
Hai là, có quy định cụ thể về trách nhiệm của người yêu cầu áp dụng
biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Cần bổ sung quy định về việc người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự phải chịu mọi chi phí thực hiện trong hai trường hợp cụ thể là:
• Yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự khi chưa hết thời gian tự nguyện thi hành án;
• Yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự không đúng gây thiệt hại cho người phải thi hành án hoặc người thứ ba.
Ba là, cần phải có một văn bản phối hợp liên ngành trong vấn đề phối
hợp với các cơ quan liên quan khi tiến hành áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự:
Mặc dù việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự không phải là hoạt động cưỡng chế tuy nhiên để áp dụng các biện pháp này có hiệu quả trên thực tế thì việc phối hợp với các cơ quan có liên quan như Kho Bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng, chính quyền địa phương các phường, xã, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng cảnh sát giao thông, công an phường - xã …. Trong thực tiễn tác nghiệp thi hành án của chấp hành viên, nhiều trường hợp chấp hành viên khơng “giữ” được tài sản vì đương sự có hành động chống đối quyết liệt và sự phối hợp của cơ quan công an không đủ mạnh. Việc phối hợp của cơ quan công an trong những
trường hợp này phải rất nhanh chóng, linh hoạt mới đảm bảo cho việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án thành công. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay chưa có một văn bản nào quy định về việc phối hợp và trách nhiệm của cơ quan Công an trong việc hỗ trợ chấp hành viên khi tiến hành áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, sự phối hợp của cơ quan Công an sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chấp hành viên khi tác nghiệp.
Mặt khác, cần có quy định cho phép chấp hành viên được phối hợp với cơ quan công an được tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự trong cả ngày nghỉ, lễ, tết và ngồi giờ hành chính nếu chấp hành viên xét thấy cần thiết nhằm phát huy tối đa ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án này là: áp dụng ngày này nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Thêm vào đó, cũng cần có quy định về chế tài áp dụng đối với cơ quan quản lý tài khoản của đương sự mà chấp hành viên tiến hành ra quyết định phong tỏa nếu không thực hiện quyết định của chấp hành viên hoặc lấy lý do cố tình tạo điều kiện cho đương sự tẩu tán tài sản.
Bốn là, cần có quy định cho phép chấp hành viên được tạm giữ tài
sản, giấy tờ, được tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi về hiện trạng tài sản khi đương sự vắng mặt và đối với người thứ ba đang quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án nếu đã xác minh được đó là tài sản của người phải thi hành án.
Có quy định như vậy mới nâng cao được hiệu quả của hoạt động thi hành án dân sự. Thực tiễn thi hành cho thấy có rất nhiều trường hợp tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba quản lý, sử dụng hoặc đang gửi giữ tại một địa điểm nhất định, nếu khi tạm giữ tài sản yêu cầu phải có mặt của đương sự thì gây khó khăn cho chấp hành viên khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án về tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự, nếu người phải thi hành án cố tình vắng mặt thì chấp hành viên sẽ khơng
tạm giữ được tài sản dù biết tài sản đó là của người phải thi hành án nếu thời gian tự nguyện thi hành án chưa hết.
Ý nghĩa của việc tạm giữ ngay tài sản nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, nếu cứ quy định là phải có mặt của người phải thi hành án thì khơng thể tiến hành biện pháp bảo đảm thi hành án này và ý nghĩa của nó cũng khơng được phát huy trong thực tế đồng thời còn gây cản trở cho chấp hành viên nếu trong thời hạn tự nguyện thi hành án đương sự có ý đồ tẩu tán tài sản.
Năm là, cần bổ sung quy định về việc trả lại tài sản, giấy tờ trong
trường hợp người phải thi hành án đã nộp đủ giấy tờ và các chi phí phát sinh khác:
Trường hợp này trong thực tiễn thi hành án xảy ra rất nhiều nhưng Luật khơng có quy định nên chấp hành viên sẽ rất lúng túng không biết áp dụng quy định nào để trả lại tài sản cho đương sự vì Luật chỉ quy định trả lại tài sản cho đương sự trong trường hợp đương sự chứng minh tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Đây là một kẽ hở rất lớn của quy định gây khó khăn cho chấp hành viên.
Sáu là, cần nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và đạo đức nghề
nghiệp của Chấp hành viên thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và kiểm tra hoạt động tổ chức thi hành án của họ. Đồng thời có chế độ, chính sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao để họ yên tâm công tác, không bị sự cám dỗ của vật chất làm suy thoái đạo đức nghề nghiệp, làm sai lệch kết quả tác nghiệp trong khi tổ chức thi hành án.
Bảy là, Cần thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật về thi hành án dân sự nói chung và về trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nói riêng. Đặc biệt là đối với các tổ chức tín dụng và các cơ quan, tổ chức có liên quan để họ nhận thức rõ Chấp hành viên là người có thẩm quyền yêu cầu Tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin về tài khoản của khách hàng và nghĩa vụ thực
hiện quyết định phong tỏa tài khoản, quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án để thi hành án.