trạng tài sản
Biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản được quy định tại Điều 69 Luật THADS và được hướng dẫn chi tiết thi hành tại Điều 10 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009. Điều 69 Luật THI THADS quy định: “Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, huỷ hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án và gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản”.
Cũng như biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự, biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản không được Pháp lệnh THADS năm 2004 quy định. Tuy nhiên, các Cơ quan thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành án vẫn sử dụng với hình thức cơng văn đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng…Luật THADS chính thức quy định biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản là một trong ba biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án xét thấy cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản có thể ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án thì có quyền ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thi hành ány đổi hiện trạng tài sản của người phong tỏahi hành án.
1.3.3.1. Đối tượng, quyền yêu cầu, thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản
Qua nội dung quy định tại Điều 69 Luật THADS cho thấy đối tượng tài sản bị áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản là bất động sản hoặc là động sản thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án. Hiện nay, có rất nhiều tài sản, quyền tài sản mà việc chuyển dịch quyền sở hữu, sử dụng phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: vốn góp của tổ chức, cá nhân tại doanh nghiệp; quyền sử dụng đất; phương tiện xe cơ giới… Đối với những tài sản này, để thực hiện mua bán, chuyển nhượng, các bên thi hành án gia quan hệ mua bán, chuyển nhượng phải thực hiện thơng quan việc đăng ký tại phịng đăng ký kinh doanh, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và sở hữu nhà…và quyền sở hữu của bên mua, bên nhận chuyển nhượng chỉ được xác lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Chính vì thế, Chấp hành viên ra quyết định đề nghị cơ quan có thẩm quyền đăng ký dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản nhằm duy trì điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
- ề căn cứ áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch,
thay đổi hiện trạng về tài sản: Để áp dụng biện pháp này, cần có hai điều
kiện cơ bản sau đây: Thứ nhất, người phải thi hành án có tài sản thuộc đối tượng tài sản áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản. Thứ hai, khi Chấp hành viên phát hiện đương sự đang có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản hoặc họ có dấu hiệu thực hiện hành vi đó nên cần phải ngăn chặn.
- Về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển
dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát
thay đổi hiện trạng đối với tài sản mà việc chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó phải thực hiện việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì Chấp hành viên tự mình hoặc theo yêu cầu của người được thi hành án có quyền ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án. Cũng giống như các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự khác, với biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản thì Chấp hành viên cũng chủ động hơn trong việc giải quyết thi hành án. Nâng cao hiệu quả công tác thi hành án rõ rệt.
1.3.3.2. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
Khi thực hiện biện pháp này, Chấp hành viên cần thực hiện theo các bước sau:
Thứ nhất, Xác định loại tài sản và dấu hiệu của hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng đối với tài sản của người phải thi hành án. Đối với tài sản là quyền tài sản Bộ luật dân sự 2005 quy
định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ” hoặc tài sản của người phong tỏahi hành án mà việc chuyển dịch, đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì để ngăn chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản,…Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
Thứ hai, ra quyết định và gửi quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. Biện pháp tạm
dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản được thể hiện bằng quyết định của Chấp hành viên. Nội dung quyết định cần phải thể hiện rõ tên đối tượng bị áp dụng, loại tài sản, thông tin về đối tượng bị áp dụng và tài sản tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng,…
Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản và gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong trường hợp này, nơi được giao quyết định là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản như: Phịng cơng chứng, phòng đăng ký giao dịch bảo đảm, văn phòng đăng ký quyền sở hữu nhà và sử dụng đất để thực hiện. Kể từ thời điểm nhận được quyết định về việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, Cơ quan đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khơng được thực hiện việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng hoặc thay đổi hiện trạng tài sản. Điều 10 Nghị định số 58/2009/ NĐ – CP: “Đối với tài sản được đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, sau thời điểm nhận được quyết định của Chấp hành viên thì Chấp hành viên có quyền xử lý để thi hành án theo quy định của pháp luật, nếu có tranh chấp thì hướng dẫn các bên khởi kiện để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Thứ ba, Xử lý việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án. Trong thời
hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định, Chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. Theo đó, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải làm một trong hai việc sau:
Ra quyết định kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật THADS nếu hết 15 ngày kể từ ngày ra quyết định người phải thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành án các nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyết định.
Ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án. Về vấn đề này, Luật THADSvà Nghị định số 58/2009 NĐ- CP đều chưa quy định trong trường hợp nào thì Chấp hành viên ra quyết định chấm dứt tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án mà chỉ quy định những trường hợp chấm dứt việc phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án ( quy định tại điều 77 Luật THADS) cho nên tùy từng trường hợp mà Chấp hành viên vận dụng và khi vận dụng có thể tham khảo điều 77 Luật THADS.Ví dụ,trong thời gian 15 ngày kể từ ngày ra quyết định người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định thì Chấp hành viên ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án.
Có thể thấy nhóm các biện pháp bảo đảm thi hành án mới được quy định trong Luật THADS là sự bổ sung cần thiết, kịp thời giúp Chấp hành viên có thêm nhiều giải pháp để áp dụng trong q trình thi hành án, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Việc quy định các biện pháp bảo đảm thi hành án theo hướng mở rộng quyền tự quyết định của chấp hành viên tạo cơ hội để chấp hành viên áp dụng một cách sáng tạo pháp luật trong quá trình thi hành án, giúp chấp hành viên xử lý nhanh chóng những tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.